Rượu mạnh – Lịch sử, nghệ thuật, văn hóa, đam mê, sưu tầm và chia sẻ (Nhà số 7)

Trạng thái
Thớt đang đóng

tauluon

Xe buýt
Biển số
OF-191716
Ngày cấp bằng
27/4/13
Số km
611
Động cơ
335,610 Mã lực
Hehe thế thôi em bem luôn 1 chai đây, 1 chai cất đi còn 1 chai em cho nửa lạng cao tiger vào biếu bố vợ vậy.
Ấy chết, nhà cháu can Cụ. Thứ nhất làm thế rượu mất gin ngụ ý nói con gái bố hư à. Thứ hai thêm nửa lạng cao rượu nó trào ra phí quá, Nếu mình tiếc rẻ uống trước thế lại mang tội bất kính. Thứ ba Cụ biến một em SM thành một em BM à, Xét tiêu chí nào cũng không có lợi cả. Khuyên Cụ hãy chớ bồng bột quá b-(
 
Chỉnh sửa cuối:

thumotty

Xe buýt
Biển số
OF-32729
Ngày cấp bằng
1/4/09
Số km
572
Động cơ
483,758 Mã lực
Cảm ơn cụ Gấu Nhựa về bài này nhé. Em cũng thỉnh thoảng uống Tequillia theo shot nhưng thực sự là cũng không biết nhiều về nó cho đến khi đọc bài của cụ. Bọn em thường uống với muối và chanh như trong bài này mô tả và thấy uống thế vị tốt hơn. Có lần em mua một chai tequilla về với 3 anh em khác uống neat nhưng cực khó uống. Cuối cùng sau 5 ngày đi chơi vẫn còn nửa chai nữa. Cụ Gấu nhựa và cụ Chủ tịch không biết có cảm thấy thế nào? Cụ Gấu nhựa mà khui chai này ra thì làm tasting note cho anh em học hỏi với nhé.

Cái này là em copy trên mạng cụ nhé :))

ĐÔI NÉT VỀ DÒNG RƯỢU TEQUILA


Các chủng loại rượu trên thế giới thì nhiều vô số kể. Trong số này không thể không kể đến dòng rượu Tequila tự hào danh trấn thiên hạ, đóng đô ở bất cứ kệ rượu nào trong quán bar. Hễ có quán bar thì chắc chắn phải có rượu tequila ở đó. Loại rượu cocktail Margarita nổi tiếng đến nổi bất kỳ một bartender nào cũng phải thuộc nằm lòng cách pha loại rượu này. Công thức pha có phần rượu chính là tequila. Bước vào bar thấy đám đông nào tụ tập cười nói, cùng nhau ực cốc rượu nhỏ kèm theo động tác cắn miếng chanh tươi, lè lưỡi liếm miếng muối được phết vào mu bàn tay trước đó thì đích thị là đang thưởng thức món rượu tequila rồi. Thông tin dưới đây giúp hiểu biết thêm về dòng rượu này.

Cội nguồn của một cái tên:

Tequila (người Mễ phát âm là tê-ki-la) là một thứ rượu có độ cồn cao được chưng cất từ agave xanh (tiếng Mễ gọi là Agave Azul Tequilana – tiếng Anh gọi là blue agave plant) được trồng xung quanh thành phố Tequilla cách thành phố Guadalajara 65 km về phía tây bắc và nằm trên cao nguyên Los Altos của bang Jalisco thuộc quốc gia Mexico.

Đất đỏ núi lửa của vùng này rất thích hợp để trồng loại cây agave bởi thế có trên 300 triệu cây agave được thu hoạch hàng năm. Loại cây agave nàycó tốc độ phát triển khác nhau tùy vùng đất. Agave trồng ở vùng cao nguyên thường có kích thước lớn hơn và cho hương vị ngọt hơn. Agave được trồng ở những vùng thấp hơn thì trái lại có kích thước nhỏ hơn và thường có hương vị của loài thảo mộc (herb).

Tequilla thông thường có độ cồn 38-40% (76-80 proof) nhưng cá biệt có thể có độ cồn 35-55% (70-110 proof). Mặc dù vậy, đa số tequilla có độ cồn 40% (80 proof). Các nhà sản xuất thường chưng cất ra rượu có 100 proof rồi pha loãng với nước để gỉam độ gắt của rượu. Một số lò rươu danh tiếng chưng cất rượu đến độ 80 proof mà không cần phải dùng nước để pha loãng.

Lịch sử hình thành một dòng rượu:

Điều ngạc nhiên Tequilla lại do người Philipine mang đến Mexico vào thế kỷ thứ 16 tại thành phố Tequilla, đơn vị hành chính này được chính thức thành lập vào năm 1656. Trước khi người Tây Ban Nha đến Mexico vào năm 1521, người Aztec đã biết sản xuất một loại nước uống được lên men từ cây agave gọi là Octli mà sau này lại rất phổ biến dưới cái tên pulque. Thời đó khi những người thực dân Tây Ban Nha hết cạn nguồn rượu brandy, họ bắt đầu lên men chưng cất rượu từ nguồn nguyên liệu agave để chính thức sản xuất ra loại rượu mạnh bản xứ của vùng Bắc Mỹ.

80 năm sau vào năm 1600, ông Don Pedro Sánchez de Tagle, hầu tước vùng Altamira bắt đầu sản công nghiệp tequilla tại xưởng sản xuất đầu tiên ở vùng mà ngày nay mang tên Jalisco. Năm 1608, chính quyền thực dân vùng Nueva Galicia bắt đầu đánh thuế trên sản phẩm rượu của ông ta. Những Tequilla phổ biến ngày nay đã đuợc sản xuất công nhiệp từ đầu thế kỷ 19 tại vùng Guadalajara thuộc Mexico.

Don Cenobio Sauza là người sáng lập ra lò Sauza Tequilla và lò Municipal President của làng Tequilla từ 1884 – 1885 và là người đầu tiên xuất khẩu rượu tequilla qua Mỹ và đặt tên “Tequilla” cho thị trường này thay cho cái tên dài “Tequilla Extract”. Cháu nội của ông, Don Francisco Javier tiếp tục làm cho tequilla nổi tiếng trên thế giới với câu nói “không thể gọi là Tequilla nếu không được sản xuất từ agave” Nỗ lực của ông ta mang lại định nghĩa về Tequila trong ngày nay như sau: “Tequilla chính hiệu là tequilla chỉ xuất xứ từ bang Jalisco”


Lịch sử hiện đại:

Kể từ 2002, số lượng rượu tequila đắt tiền thuộc hạng rượu “ultra-premium” và “super-premium” đã tăng 28%. Hội đồng chưng cất rượu mạnh thống kê cho biết tỉ lệ tăng trưởng 8.6% hằng năm. IWSR cho biết trong sách Adams Liquor Handbook số lượng hàng bán ra vượt xa sự mong đợi và đạt 10 triệu thùng vào năm 2007. Cuối những năm 1990 và đầu thế kỷ 21, Tequila nổi tiếng trên toàn thế giới tạo nên sự yêu thích tequilla. Các sự kiện đáng chú ý vào thời điểm đó gồm có:

• Việc Brown-Forman mua lại Herradura với giá 776 triệu đô-la vào tháng 9 năm 2006
• Quyết định việc đánh mã số (NOM) cho rượu tequila (NOM-006-SCFI-2005) được đưa ra vào năm 2006, và một trong những thay đổi mới là quy định phân hạng rượu tequila “extra añejo” và "ultra-aged" phải có thời gian ủ tối thiểu 3 năm.
• Việc công ty cổ phần Fortune Brands mua lại thương hiệu Sauza và El Tessoro.

Mặc dù có nhiều lò rượu tequila sở hữu tư nhân nhưng đa số các thương hiệu nổi tiếng đều sở hữu bởi các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên có trên 100 lò rượu sở hữu trên 900 thương hiệu rượu tequila tại Mexico và trên 2.000 thương hiệu đã được đăng ký (số liệu thống kê năm 2009). Vì thế mỗi chai tequila đều có in một dãy số sê-ri (gọi là NOM) cho biết loại tequila này được sản xuất từ lò rượu nào. Lý do phải dùng mã NOM này là vì có quá nhiều lò rượu, quá nhiều nhãn hệu có cùng vùng miền cùng nơi xuất xứ.

Hội đồng Pháp Lý về rượu Tequila của Mexico trước đây từng quy định loại rượu tequila ướp hương liệu không được phép chính thức mang tên rượu tequila. Vào năm 2004, hội đồng này chính thức quyết định loại tequila ướp hương liệu được phép mang tên rượu tequila, nhưng ngoại trừ loại tequila nguyên chất được làm từ cây agave. Loại này một khi được tẩm hương sẽ không được phép mang cái tên tequila.

Thỏa thuận thương mại về Tequila năm 2006

Vào năm 2003, Mexico ra một quyết định qua đó yêu cầu tất cả các rượu tequila phải được đóng chai trên lãnh thổ Mexico trước khi được xuất khẩu đi các nước khác. Chính quyền Mexico lấy lí do việc đóng chai tại Mexico là nhằm để bảo đảm chất lượng. Các công ty sản xuất rượu nằm trên lãnh thổ Hoa Kỳ lại nói rằng Mexico chỉ muốn tạo ra công ăn việc làm cho bản thân quốc gia. Các công ty Hoa Kỳ tuyên bố quyết định này đã vi phạm thỏa thuận thương mại quốc tế và đi ngược lại các thông lệ xuất khẩu trên toàn thế giới. Quyết định này có thể làm mất đi rất nhiều việc làm ở các nhà máy tại các bang California, Arkansas, Missouri và Kentucky bởi vì rượu tequila Mexico thường được xuất xá qua Hoa Kỳ sau đó được đóng chai tại các nhà máy này. Ngày 17/01/2006, chính quyền Hoa Kỳ và Mexico đã ký một thỏa thuận qua đó cho phép Hoa Kỳ tiếp tục nhập hàng xá tequila từ Mexico. Thỏa thuận này còn đặt ra “mã số đăng ký” để nhận diện những nhà máy đóng chai tequila và thành lập một cơ quan quản lý đăng ký.

Quy trình sản xuất

Thu hoạch cây agave vẫn còn rất thủ công như truyền thống hằng trăm năm trước đây cho dù có kỹ thuật nông nghiệp hiện đại ngày nay. Cây agave được trồng, chăm sóc và thu hoạch đều bằng tay. Tiếng Tây Ban Nha gọi người chuyên thu hoạch cây agave là "jimadores", là người sở hữu kinh nghiệm cha truyền con nối biết rất rõ thời điểm nào cần thu hoạch. Jimadores cần phải thao tác nhanh chóng giữa các luống cây chật hẹp để thu hoạch các hijuelos (nhánh con) mà không làm hư hại các cây mẹ, thu hoạch các piñas (tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là cây dứa, vì có hình dạng như bụi cây dứa) và quyết định thời điểm thu hoạch. Thu hoạch sớm quá thì hàm lượng đường không đủ cho quá trình lên men sau này. Thu hoạch trễ quá thì cây sẽ sử dụng hết lượng đường đó cho quá trình phát triển quiote là một mầm cây mọc cao lên khỏi bụi cây khoảng 20 – 40 foot) có nhiều hạt trên đó và nhờ gió phát tán ra môi trường xung quanh. Mỗi piñas có trọng lượng 40 – 70 pound, được cắt bằng một con dao chuyên dụng gọi là coa.

Các piñas này được băm nhỏ, rồi cho qua máy ép. Nước ép sau đó được cho vào bồn lên men. Một số hãng rượu tequila hiện nay vẫn còn dùng phương pháp truyền thống gọi là artisanal, người ta dùng các viên bi đá (bi nghiền – tiếng Tây Ban Nha gọi là Tahona) để nghiền piñas. Nước ép được cho lên men trong bồn gỗ hoặc bồn thép không rỉ trong vài ngày để chuyển hóa đường thành cồn. Mỗi lò rượu giữ tuyệt đối bí mật con men giống.

Chất lỏng sau quá trình lên men được chưng cất lần thứ nhất cho ra một dung dịch có màu trắng sữa đục gọi là ordinario. Sau đó lại được chưng cất lần 2 cho ra rượu tequila trong suốt trắng bạc. Có một vài lò rượu còn cho qua chưng cất lần ba. Tuy nhiên các chuyên gia thực thụ về nếm rượu tequila lại cho rằng việc chưng cất rượu tequila qua ba lần như thế sẽ làm mất đi hương vị của rượu tequila. Sau đó người dùng loại rượu cao độ này để pha loãng ra thành hạng rượu Silver Tequila (tạm dịch là Tequila hạng bạc) hoặc được bơm vào thùng gỗ để trãi qua quá trình ủ rượu.

Thường thì rất dễ phân biệt giữa rượu được sản xuất từ cây agave trồng ở vùng cao (cao nguyên) và vùng thấp (đồng bằng). Cây agave được trồng ở vùng cao nguyên cho ra hương vị ngọt của trái cây nhưng lại kèm theo mùi hương thực vật do ảnh hưởng của quá trình cây phát triển. Tuy nhiên sự khác biệt này ngày nay không còn rõ ràng nữa từ khi xãy ra hiện tượng thiếu hụt nguồn nguyên liệu agave. Các lò sản xuất rượu tequila ở vùng thấp lại chạy lên thuê mướn đất ở vùng cao nguyên từ đó họ sử dụng không phân biệt cả hai nguồn agave từ hai vùng để sản xuất tequila. Tuy vậy, các agave trồng ở triền dốc phía tây được nhận nhiều ánh sáng hơn nên cây cao hơn, bụi to hơn, cho nhiều nước ép hơn. Còn cây được trồng ở vùng thấp có kích thước nhỏ hơn, còn rượu sẽ có mùi hương vị thô ráp hơn.

Phân hạng rượu tequila:

Có 2 nhóm tequila chính: loại 100% rượu chưng cất từ cây agave và loại phối trộn (mixtos). Loại phối trộn phải có rượu chưng cất từ cây agave tối thiểu 51%, các loại rượu lên men từ nguồn đường khác chiếm phần còn lại (tối đa 49%). Loại đường thường sử dụng để lên men là glucose vả fructose. Đối với loại nguyên chất 100% agave thường được chia ra: blanco hoặc plata thì thô ráp uống hơi gắt và mang nặng mùi vị của cây agave trong khi đó reposado và añejo êm dịu tinh tế và tròn trịa hơn. Giống như các loại rượu khác được ủ trong thùng gỗ, tequila hấp thụ hương vị từ gỗ đồng thời vị nồng gắt giảm đi từ từ. Loại tequila làm từ 100% agave luôn có một hương vị đặc trưng của thực vật (vegetal) so với các loại rượu lên men từ hạt ngũ cốc.

Tequila được đóng chai và chia ra 5 hạng rượu như sau:

• Blanco (trắng – white) hay Plata (bạc – silver) rượu có màu trắng trong, được đóng chai ngay sau khi chưng cất và không qua giai đoạn ủ hoặc có thể được ủ không quá 2 tháng trong thùng bằng thép không rỉ hoặc thùng gỗ sồi
• Joven (trẻ - young) hay oro (vàng – gold) sản phẩm là kết quả của sự phối trộn giữa 2 hạng rượu blanco và reposado ví dụ như José Cuervo Oro.
• Reposado (ủ lại - rested) có thời gian ủ tối thiểu 2 tháng nhưng tối đa không quá 1 năm trong thùng gỗ sồi có nhiều kích cỡ.
• Añejo (aged – vintage) có thời gian ủ tối thiểu 1 năm nhưng không quá 3 năm trong những thùng gỗ sồi có kích thước nhỏ.
• Extra Añejo (extra aged – ultra aged) phải được ủ tối thiểu 3 năm trong thùng gỗ sồi. Hạng rượu này vừa được phân hạng vào tháng 3 – 2006.

Giống như Cognac và Whiskey, Tequila cũng được ủ trong thùng gỗ sồi

Cách uống Tequila

Cách uống tequila truyền thống ở Mexico là uống với muối và chanh. Ở một vài vùng thì người ta lại thường uống với một lát sangrita – một loại nước uống có vị chua, ngọt và cay nồng đặc trưng thường được pha chế từ nước ép cam, siro lựu (hoặc là nước ép cà chua) và ớt cay. Các cốc nhỏ (shot) có dung tích bằng nhau được rót loại thức uống này hoặc tequila và người uống hớp luân phiên tequila và thức uống này mà không cần muối với chanh. Có một cách uống khá phổ biến ở Mexico gọi là “bandera” (tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là lá cờ - Flag) được đặt theo ý nghĩa của lá cờ của Mexico bao gồm ba cốc được rót lần lượt nước ép chanh (tượng trưng cho màu xanh), rượu tequila (tượng trưng cho màu trắng) và sangrita (tượng trưng cho màu đỏ) uống từng ngụm nhỏ hoặc uống hết một lần.

Ở các nước khác, người ta thường uống hết một lần từ một cốc nhỏ (shot) kèm thêm ít muối và một lát chanh. Cách uống này được gọi là Tequila cruda, đôi khi lại có cái tên khác như “training wheels”, “lick-sip-suck” hoặc “lick-shoot-suck” đặt tên theo thứ tự cách uống. Người uống làm ướt mu bàn tay chỗ gần ngón tay cái và rắc một ít muối và theo thứ tự liếm hết muối, uống một ngụm tequila rồi nhanh chóng cắn một lát chanh. Một nhóm bạn bè thường hay thực hiện cách uống này cùng một lúc. Cách uống này đôi khi bị nhầm lẫn cách gọi tên là Tequila Slammer, thật ra là một thức uống pha chế từ rượu tequila với soda. Mặc dù cách uống truyền thống của tequila là uống thẳng nguyên chất, chanh vẫn được người uống ưa dùng kèm. Người ta tin rằng muối làm giảm đi độ cay nồng của tequila và trái cây chua làm cân đối và gia tăng hương vị. Ở Đức và một số quốc gia khác, Tequila oro (Gold) thường được uống với quế trước và sau đó là một lát cam tươi, trong khi đó Tequila blanco (White) thường được uống với muối và chanh. Giống như nhiều loại rượu nổi tiếng khác, có nhiều trò tiêu khiển trong lúc uống rất kỳ lạ ví dụ như “body shots”

Nếu trên nhãn chai không in được làm từ 100% blue agave, có nghĩa là chai tequila đó được phối chế với 51% blue agave. Một vài lò rượu lại in nhãn với dòng chữ made with agave (tạm dịch sát nghĩa: sản xuất với cây agave) hoặc made from agave (sản xuất từ cây agave). Tuy nhiên, Hội đồng pháp lý Tequila quy định rõ ràng rằng “chỉ có rượu tequila được chưng cất từ 100% nguyên liệu từ cây agave mới được in chữ “100% agave”

Vài lò rượu sản xuất là loại tequila chất lượng thấp và tiếp thị cách uống “ice-cold chilled” có nghĩa là ướp thật lạnh trước khi uống. Ướp lạnh bất cứ loại rượu nào cũng có thể hạn chế mùi cay nồng của các loại rượu có chất lượng thấp và làm cho dễ uống.


Nếu uống nguyên chất, tequila được uống với ly nhỏ miệng gọi là caballito (tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là ngựa nhỏ (Little Horse) nhưng cũng có thể được uống với bất kỳ cốc nào từ ly snifter cho đến cốc vại lớn. Vào năm 2002, Hội đồng pháp lý Tequila nhất trí chọn ly uống tequila chính thức gọi là Ly Ouverture Tequila, được sản xuất bởi hãng Riedel.

Miệng của ly margarita được viền một đường muối với đường sau đó rót các loại thức uống được pha chế từ rượu tequila bao gồm cả loại margarita.

Có khá nhiều loại thức uống liên quan đến tequila. Loại nổi tiếng nhất là margarita, là một loại cốc-tai làm cho tequila nổi tiếng tại Mỹ. Loại margarita truyền thống sử dụng 3 cốc tequila nguyên chất không pha và nước ép chanh, tuy vậy có nhiều phiên bản khác nữa.

Cũng có nhiều thức uống martini liên quan đến tequila cũng như có nhiều loại thức uống liên quan đến nước ép trái cây bao gồm Tequila Sunrise và Matador. Soda và các loại thức uống có gas khác đều được dùng để pha chế Tequila Slammer.
 

tuankts

Xe tải
Biển số
OF-75342
Ngày cấp bằng
13/10/10
Số km
494
Động cơ
427,045 Mã lực
Ah vâng, em nhớ rồi. Islay Mist 17yo tức là toàn Islay từ 17y trở lên mà vẫn ko ấn tượng gì hả cụ? Chắc 1 phần vì BSC dạo này uống toàn loại cao bị quen vị giác rồi.
Đây là chai của tuankts mang đén



Em thấy chai này uống được đấy chứ a. Có 1 cụ BSC chê nhưng cứ uống roài... à**==
Ồ, chai này Blended thôi, nhưng chắc tỷ lệ rượu của Islay chiếm phần lớn.
Chai này uống dc lắm đấy các cụ ạh, hôm đó quanh nó toàn anh tài CS, OMC, lẽ ra có thể uống trc nhưng sau khi thử 1,2 loại kia xong mà uống ko hề kém nhiều cả về hương và vị dù body chưa dc chắc chắn cho lắm, đặc trưng nhất của chai này là vị khói rất cân bằng, nhẹ nhàng, êm.
“Best Blended Scotch 13 to 20 Years Old” (Islay Mist 17YO) – Whisky Magazine World Whiskies Awards 2008
“Silver Medal” (Islay Mist 17YO) – Scottish Whisky Merchants Challenge
“A balls-gripping blend you don’t mess about with…93 points” (Islay Mist 17YO) – Jim Murray’s Whisky Bible 2007
“Silver Medal” (Islay Mist 17YO) – IWSC 2008
Trên đây là 1 số giải thưởng của chai này, nhân nhắc lại chai này em cũng muốn kể 1 câu chuyện khá thú vị nhé: Hôm trc trong 1 buối unplugged, CT có nói 1 câu: Thỉnh thoảng ae chúng ta nên quay về với những dòng 40 độ...(ngập ngừng-nghĩ ngẫm vài giây em mới hiểu)...để ko làm mất đi vị giác của cái lưỡi, vì đợt này ae chúng ta uống rượu ngon, nặng độ nhiều quá, nào Signatory, OMC, CS, Old & Rare...toàn tầm trên 57 độ cả. Ae ai nấy cũng đều gật gù, vài hôm sau nhà em thấy trên facebook của 1 ông kẹ BSC :) có chụp hình chai Legacy cùng đĩa lạc rang to tổ chảng cùng lời than: Trà đá nhẹ nhàng cho buổi trưa! Em thấy ngạc nhiên với gu của ông kẹ này vào hỏi thì dc trả lời: Thi thoảng phải quay về với thể loại nhẹ nhàng này anh ạh, chứ cú sống gấp với CS, OMC thì mệt lắm.....hẹ...hẹ.... Rõ 1 điều cũng như cuộc sống thường ngày đôi lúc chúng ta cũng phải quay về với những thứ mà mình hay cho là tầm thường để refresh, để còn nhận biết dc cảm giác thư thái nhẹ nhàng của những giá trị thấp tầm này mang lại. Về whisky, e cũng có những dòng nhẹ nhàng cũng ko thể thiếu bên cạnh đống SM nặng đô: Teacher's, Bell's hay những chai Dewar 12...và gần đây giống như những cụ BSC khác là Legacy để nhằm cân bằng lại...:) tuần rồi e cũng khiêng độ gần chục chai Legacy của cụ B, lấy ở 198 chỉ còn 2 chai, lại phải ngược lên KM khuân tiếp mới đủ mà em thấy giờ cả 2 nơi này cũng hết sạch rồi hay sao ý (cụ B check mấy em nv xem, ko lại quên ko báo cáo lại cụ gây tình trạng khan hàng thì chết :) )
 

phamhavn

Xe tải
Biển số
OF-950
Ngày cấp bằng
27/7/06
Số km
408
Động cơ
580,250 Mã lực
@thím Malt: có cái zippo này, anh xem có được ko thì quất. Hàng UK gửi về, hiện vẫn ở UK

 

jackal76

Xe tải
Biển số
OF-136598
Ngày cấp bằng
31/3/12
Số km
460
Động cơ
373,400 Mã lực
@ gaunhua0203: Cá nhân em thì cũng thực thà thừa nhận là em đã từng nhìn thấy nhưng ko rõ tequila là loại rượu gì lai lịch xuất xứ từ đâu thưởng thức thế nào và em cũng chưa thưởng thức bao giờ . Cụ nếu chịu khó đọc baì sẽ thấy hầu hết là thảo luận về whisky là chính mà, những bài viết về những dòng đồ uống khác ko đáng kể như thêm chút gia vị thôi ạ nếu cụ có hiểu biết về dòng rượu này cụ nên tích cực post bài chia sẻ em cũng như nhiều cụ đc mở mang kiến thức, biết đâu 1ngày đẹp trời đc thử 1ngụm Tequila thế là nghiện luôn :)
Cụ Malt, chuyên gia về Whisky, cũng nên tìm hiểu về 1 số loại đồ uống khác nữa, cũng hay lắm. Không ai bắt cụ Chia Tay SM cả nhưng thỉnh thoảng khám phá/ trải nghiệm đồ uống khác cũng hay. Không phải ngẫu nhiên CT có hơn 200 chai Tequila & chắc chắn còn nhiều loại khác nữa :)

Dù biết & uống Margarita cũng khá lâu nhưng cũng thành thực rằng cháu chưa uống Tequila kiểu neat bao giờ, toàn mix thôi.

Với nhiều cụ nhà mình, Gin + Tonic không có gì lạ nhưng khi nào cụ Malt thử uống BB (Brandy + Benedictine) xem sao. Benedictine là herbal liqueur beverage của Pháp. Sự kết hợp giữa 2 loại này, nổi tiếng đến nỗi có cả chai Benedictine - B&B (Brandy & Benedictine)


greenshot

Ngoài ra, với tín đồ Whisky, đôi khi phá cách với Drambuie + Whisky cũng hay. Drambuie là sweet liqueur (thành phần từ malt whisky, honey, herbs & spices, ABV cũng khá cao với liqueur, 40%)

Đợt này, cụ Flat nhờ cụ Minhchi233 mua 2 chai Drambuie (mua 1, tặng 1). Em dự chắc tặng BSC 1 chai đây, cụ Flat nhỉ ?

Hôm trước, có bảo cụ Malt qua nhà, em định mời cụ Rum + Ginger Ale/Beer Ale & Cocktail Golden Dream, sau cụ đi mối khác, bỏ em ở lại 1 mình uống. Đã bảo, cụ cứ qua nhà em, dù không động đến 1 giọt SM nào, vẫn đảm bảo lúc về Chân cụ vẫn xoắn quẩy như hôm rồi với Phạm Hà :) Cụ tiếc chưa

Ngoài ra còn Grand Mariner (orange – flavoured cognac liqueur ) – rất phổ biến, bán nhiều ở các shop, chắc nhiều cụ cũng đã thử. Lần đầu tiên, cháu uống chai này, thấy ngọt ngào, dễ uống quá. Cuối cùng say lúc nào không hay.

Nói vậy để cụ Malt chuyển hướng 1 chút sang đồ uống khác, để cháu và 1 số cụ BSC khác được nhờ, còn có cơ hội kiếm rượu hồi. Thêm nữa, cụ cũng nên cạnh tranh với CT đi, chắc cụ chưa có chai nào kể trên đúng không :)
 
Chỉnh sửa cuối:

jackal76

Xe tải
Biển số
OF-136598
Ngày cấp bằng
31/3/12
Số km
460
Động cơ
373,400 Mã lực
@thím Malt: có cái zippo này, anh xem có được ko thì quất. Hàng UK gửi về, hiện vẫn ở UK
Hà ở, cụ Malt có vấn đề gì không ? Anh thấy thỉnh thoảng cụ PCT xuống HP và 1 số vùng lân cận gì đó để "tìm hiểu thị trường". Chắc liên quan đến lĩnh vực Bảo hiểm của cụ Malt (mà BH liên quan gì ở đây nhẩy), kết hợp săn tìm SM.

Giờ thấy em gọi : Thím Malt", anh thấy gợn gợn thế nào. Showbiz có Thím Đàm Vĩnh Hưng, BSC giờ có Thím Malt.

Chẵng nhẽ BSC, lại vẫn cuốn theo guồng xoáy của Showbiz Việt Nam.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Cảm ơn cụ Gấu Nhựa về bài này nhé. Em cũng thỉnh thoảng uống Tequillia theo shot nhưng thực sự là cũng không biết nhiều về nó cho đến khi đọc bài của cụ.

..............
Kính cụ thumotty,

Lần sau, nhờ cụ cắt bớt phần trích dẫn, chỉ lấy một số chữ và ghi chấm chấm chấm (.......) giúp với cụ nhé. Cụ làm em hoa hết cả mắt :)
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Cụ Malt, chuyên gia về Whisky, cũng nên tìm hiểu về 1 số loại đồ uống khác nữa, cũng hay lắm. Không ai bắt cụ Chia Tay SM cả nhưng thỉnh thoảng khám phá/ trải nghiệm đồ uống khác cũng hay.
...........
Mấy món Liqueur dựa trên nền Cognac hoặc Whisky này dùng rất hay vào mùa thu và mùa đông, nói chung là vào thời tiết mát mẻ hoặc lạnh và không khí dễ chịu, thanh thản, bình yên.

Trời lạnh, gam quế, hồi và gừng của Drambuie sẽ làm cho người uống cảm thấy ấm lòng hơn. Những người bị nóng trong thì rất nên chú ý kiểm soát về liều lựong và tự kiểm tra, theo dõi tác động của rượu. Các anh Tây, lạ một nỗi là cơ địa của họ chịu nóng trong rất giỏi - giỏi hơn người Việt chúng ta nhiều. KHẩu phần ăn hàng ngày, ngoài việc ăn ít lượng rau hơn chúng ta rất nhiều, và ít dùng đồ mát như chúng ta (rau má, rau diếp cá, bột sắn, bột đậu, nước nhân trần...), thì họ lại còn dùng thêm rất nhiều đồ ăn và đồ uống có tính nhiệt. Trong số đó, họ rất thích các món đồ uống có cồn có hương vị quế hồi, bao gồm cả rượu chưng cất từ nguyên liệu có các thành phần này và cả các loại rượu có pha các hương liệu tự nhiên chiết xuất từ quế, hồi.

Quế và hồi ở VN ta rất sẵn (cũng như Trung Quốc, Lào, Myanmar và một vài nước châu Á khác), nhưng ít khi chúng ta dám dùng chúng như một thứ bổ sung vào đồ uống, thậm chí là cả đồ ăn. Nếu dùng, chắc phần đông sẽ... táo bón ngay :D. Dân ta hầu như chỉ dám dùng như một vị thuốc nam mà thôi. Trái lại, dân Tây xứ lạnh thì lại dùng các gia vị này rất phổ biến, trong cả dồ uống có cồn và không cồn, trong các loại thực phẩm, gia vị...

Quay trở lại mấy loại rượu có quế, hồi, gừng, hạt mùi... như Drambuie, Pernod, Ricard..., người VN chúng ta rất không nên dùng trong thời tiết nóng bức của mùa hè xứ Bắc, hay nóng quanh năm ở phương Nam. Dùng xong, trong thời tiết nóng bức đó, với đa phần dân ta, mọi người đều cảm thấy bứt rứt, nóng bụng và mất hẳn đi độ sảng khoái, thi vị và hấp dẫn của đồ uống.
 

thumotty

Xe buýt
Biển số
OF-32729
Ngày cấp bằng
1/4/09
Số km
572
Động cơ
483,758 Mã lực
Cụ CT: cảm ơn cụ nhắc nhở nhé :).

Nhân đây em cũng hỏi các cụ xem ở VN thì có thể kiếm chai Balvenie Tun 1401 và chai Port Wood 21YO, 47.6% (như của cụ phamha) ở đâu nhỉ? Các chai này trên Connors đánh giá rất cao nhưng em thấy DFS ở các nước quanh đây không thấy.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Kính các cụ,

Sáng nay, em đã xin phép được cụ TDI và các cụ Chi hội Xa Xứ (tại mạch bài "Ảnh du lịch và những trải nghiệm thú vị trong các chuyến đi của OFer") để mượn một số tấm ảnh bên đó đưa về đây để các cụ thưởng lãm. Và em cũng đã có lời mời các cụ bên đó vào sinh hoạt thêm với anh em bên này để mạch bài về rượu của chúng ta thêm xôm tụ và đa dạng, phong phú hơn.

NHững tấm ảnh chụp về rượu trong những chuyến đi như thế này cũng rất thú vị và có nét hay riêng, các cụ ạ. Nó phóng khoáng, tươi mới, giàu sức sống. Thưởng rượu cùng nhau trong những không gian như thế, chúng ta cũng có thể khám phá ra nhiều hương vị và cảm xúc mới lạ.

Em nhờ các cụ, cả các cụ "bên trong" (như em và hầu hết anh em BSC trên này), và các cụ "bên ngoài" (như cụ SMW, cụ TDI và các cụ Xa Xư khác), nếu có chuyến đi dã ngoại, khám phá, rông ruổi khắp mơi, các buổi thưởng rượu riêng hoặc chung (cả ở VN và nước ngoài), nhờ các cụ góp thêm trên đây mấy dòng tâm sự, bút ký, nhật ký..., mấy tấm ảnh "hiện trường" để các anh chị em khác cùng thưởng lãm cho vui, các cụ nhé. :)

Cảm ơn các cụ!

Dưới đây là tấm ảnh trong 1 chuyến đi câu của cụ TDI và bạn bè:



Các cụ xem thêm ở đây nhé:

http://www.otofun.net/threads/581328-anh-du-lich-va-nhung-trai-nghiem-thu-vi-trong-cac-chuyen-di-cua-ofer
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Quá hay và hấp dẫn:

Tự phục vụ, các cụ nhé ;)




(Ảnh của cụ TDI)


Quá ngon nếu ghép với một số dòng Whisky khói:























Năm tấm ảnh phía dưới cùng là của cụ Cattiensa
 
Chỉnh sửa cuối:

winecellar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-195971
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
569
Động cơ
332,330 Mã lực
Website
www.winecellar.vn
Chai này uống dc lắm đấy các cụ ạh, hôm đó quanh nó toàn anh tài CS, OMC, lẽ ra có thể uống trc nhưng sau khi thử 1,2 loại kia xong mà uống ko hề kém nhiều cả về hương và vị dù body chưa dc chắc chắn cho lắm, đặc trưng nhất của chai này là vị khói rất cân bằng, nhẹ nhàng, êm.
“Best Blended Scotch 13 to 20 Years Old” (Islay Mist 17YO) – Whisky Magazine World Whiskies Awards 2008
“Silver Medal” (Islay Mist 17YO) – Scottish Whisky Merchants Challenge
“A balls-gripping blend you don’t mess about with…93 points” (Islay Mist 17YO) – Jim Murray’s Whisky Bible 2007
“Silver Medal” (Islay Mist 17YO) – IWSC 2008
Trên đây là 1 số giải thưởng của chai này, nhân nhắc lại chai này em cũng muốn kể 1 câu chuyện khá thú vị nhé: Hôm trc trong 1 buối unplugged, CT có nói 1 câu: Thỉnh thoảng ae chúng ta nên quay về với những dòng 40 độ...(ngập ngừng-nghĩ ngẫm vài giây em mới hiểu)...để ko làm mất đi vị giác của cái lưỡi, vì đợt này ae chúng ta uống rượu ngon, nặng độ nhiều quá, nào Signatory, OMC, CS, Old & Rare...toàn tầm trên 57 độ cả. Ae ai nấy cũng đều gật gù, vài hôm sau nhà em thấy trên facebook của 1 ông kẹ BSC :) có chụp hình chai Legacy cùng đĩa lạc rang to tổ chảng cùng lời than: Trà đá nhẹ nhàng cho buổi trưa! Em thấy ngạc nhiên với gu của ông kẹ này vào hỏi thì dc trả lời: Thi thoảng phải quay về với thể loại nhẹ nhàng này anh ạh, chứ cú sống gấp với CS, OMC thì mệt lắm.....hẹ...hẹ.... Rõ 1 điều cũng như cuộc sống thường ngày đôi lúc chúng ta cũng phải quay về với những thứ mà mình hay cho là tầm thường để refresh, để còn nhận biết dc cảm giác thư thái nhẹ nhàng của những giá trị thấp tầm này mang lại. Về whisky, e cũng có những dòng nhẹ nhàng cũng ko thể thiếu bên cạnh đống SM nặng đô: Teacher's, Bell's hay những chai Dewar 12...và gần đây giống như những cụ BSC khác là Legacy để nhằm cân bằng lại...:) tuần rồi e cũng khiêng độ gần chục chai Legacy của cụ B, lấy ở 198 chỉ còn 2 chai, lại phải ngược lên KM khuân tiếp mới đủ mà em thấy giờ cả 2 nơi này cũng hết sạch rồi hay sao ý (cụ B check mấy em nv xem, ko lại quên ko báo cáo lại cụ gây tình trạng khan hàng thì chết :) )
Dạ vâng em cám ơn cụ.
Chai Tomatin Legacy này cụ Thắng Haidangplaza cụ ấy ôm hết cho tiệc cưới cho nên sắp hết hàng rồi cụ ạ. Đầu tháng 12 chai Springbank CV sẽ về để các cụ thưởng thức thay cho em Legacy
 

winecellar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-195971
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
569
Động cơ
332,330 Mã lực
Website
www.winecellar.vn
Quá hay và hấp dẫn:

Tự phục vụ, các cụ nhé ;)


(Ảnh của cụ TDI)


Quá ngon nếu ghép với một số dòng Whisky khói:





Nhìn hấp dẫn thế này hôm nào BSC phải tổ chức một buổi ngoài trời cụ CT à
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Còn dưới đây thì liên quan đến dòng Bénédictine mà cụ Jackal vừa mới nhắc đến ở trên:

Phần chú dẫn và ảnh của cụ Cattiensa:

"Bên trong tu viện Bénédictine, nơi từ hơn 400 năm nay chuyên chưng cất dòng rượu mùi nổi tiếng cùng tên"







 

jackal76

Xe tải
Biển số
OF-136598
Ngày cấp bằng
31/3/12
Số km
460
Động cơ
373,400 Mã lực
Cụ CT: cảm ơn cụ nhắc nhở nhé :).

Nhân đây em cũng hỏi các cụ xem ở VN thì có thể kiếm chai Balvenie Tun 1401 và chai Port Wood 21YO, 47.6% (như của cụ phamha) ở đâu nhỉ? Các chai này trên Connors đánh giá rất cao nhưng em thấy DFS ở các nước quanh đây không thấy.
2 chai cụ hỏi, cụ thể Balvenie Tun 1401, có bán ở FDS là batch 7. Cả chai Tun & 21y PW đều hết hàng tại FDS Changi & BKK (em vừa check sáng nay)

Muốn mua 2 chai này, cụ hỏi cụ Sky & Phạm Hà nhé. Mỗi cụ đấy, đang ôm ít nhất 2 thùng/loại ở nhà.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Nhân cụ Gấu nhựa trình bày về 1 chai xuất xứ từ Mexico nhập Mỹ, em xin giới thiệu mấy chai xuất xứ từ US. Dòng này thì em biết các cụ có khá phong phú và cũng post nhiều lần các chai khác rồi.
Mấy chai này của cụ thì rất xứng đáng được đứng trong các bộ sưu tập về Whiskey Mỹ. Chai đầu đúng ra mẫu cũ, đã discontinued từ rất lâu. Chai thứ hai là dòng Blanton's, không phải quá xuất sắc, nhưng lạ và có hình thức cầu kỳ như phong cách châu Âu (khác xa phong cách Mỹ), chai thứ 3 thì đích thị là một dòng Limited (cho dù hiện không khó kiếm tại HN) và chắc rồi cũng sẽ nhanh chóng hết hàng vì sẽ dần dần chui vào các bộ sưu tập cá nhân. Chai 160 này thì em được uống rồi ạ. Để sưu tập thì rất nên, nhưng để uống thì khá thất vọng, vì nó không giống như em chờ đợi, khi phải trả số tiền đắt hơn hẳn chai Standard mà hương vị thì thực ra chẳng khác bao nhiêu. Em đã từng kỳ vọng rằng đây nhất định sẽ là một chai Tennessee Whiskey được ủ thật lâu. Tìm được 1 chai Whiskey Mỹ mà đượcn ủ lâu trong thùng sồi như Whisky Scotland, Ireland, Nhật... qyar là cực khó.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Cai vấn đề là những chiếc vỏ hộp nếu không bày cùng thì sẽ phải để một tủ khác, cũng gây phức tạp và rắc rối. Lúc cần sử dụng lại mất công tìm kiếm, lắp ghép. Chỉ có rượu mà không có vỏ có vẻ cũng không hay lắm. Cứ như là "hồn lìa khoi xác" vì nhiều cái vỏ lại chứa đựng những thông tin thú vị bổ trợ cho chính chai rượu trưng bày
Có một vấn đề nữa nhà cháu quan tâm là ánh sáng có làm cho chất lượng rượu biến đổi không? Tại sao mà rượu của các nhà sản xuất cổ đều để trong hầm, nơi không có ánh sáng thuận lợi
Với các bộ sưu tập rượu có số lượng hiện tại đã nhiều, và sẽ ngày càng nhiều thêm, của các anh em BSC, thì chắc chắn sẽ cần đến 2 loại tủ, cụ ạ. Một tủ để cất trữ, nên để trong không gian mát mẻ, tối (tránh ánh sáng ban ngày) và nên có thêm các giải pháp kiểm soát độ ẩm, đặc biệt vào mùa nồm hoặc hầu như cả Mùa Xuân ở xứ Bắc. Tủ còn lại để trưng bày tại Phòng khách thì phải chấp nhận hy sinh một phần để dành cho thú chơi, bày và ngắm nghía cụ ạ. Em nghiệm ra một điều, đến nhà ai mà thấy một tủ rượu được bày có chiều sâu, có kiến thức và có những dòng rượu lạ, hiếm, hoặc "hay" (không cần phải đắt tiền hoặc rất đắt tiền, các cụ nhá), thì rất nhiều người sẽ trầm tĩnh lại, lặng lẽ ngắm nhìn, lặng lẽ suy tư. Hiệu ứng cũng tương đối mạnh đấy các cụ ạ.

Ánh sáng và nhiệt độ là kẻ thù của rượu, cả rượu vang, rượu mạnh, các loại đồ uống có cồn và không cồn khác. Mức độ ảnh hưởng tới rượu mạnh là ít hơn rất nhiều so với rượu vang. Tuy nhiên, khi đã bày thì vẫn phải chấp nhận một phần thực tế này. Và vì thế, chẳng phải ở riêng VN đâu, mà ngay tại khắp nơi trên thế giwois, người ta vẫn phải có tủ trưng bày rượu và chiếu sáng, cho dù tại không gian kinh doanh hay là không gian riêng tại nhà của riêng từng người.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,452
Động cơ
417,335 Mã lực
Thấy các cụ nói về tủ với đèn chiếu từ dưới lên, em cũng xin tham gia là từ năm 2001 em đã có đóng 1 cái tủ kiểu đó rồi. Đấy là 1 cái tủ mà em yêu cầu 100% gỗ tự nhiên, kể cả phần lưng tủ và các bộ phận phụ. Đèn thì hắt từ dưới lên theo các cụm. Hồi đầu thì cũng thỉnh thoảng có bật đèn. Nhưng cái loại đèn từ thời đấy nhiệt nó khá cao, nên em cũng ít bật. Sau rồi ko hiểu sao gỗ vẫn bị vênh. Bây giờ thì tủ đó đang được đựng trong phòng kho cùng với đủ thứ khác mà có khi cả 1,2 tháng em mới vào mở ra 1 lần. Trong khi đó thì rượu để lung tung ở nhiều chỗ.
Tóm lại, đóng 1 cái tủ trưng bày và trữ rượu, các cụ phải tính cho 1 giai đoạn sử dụng bao nhiêu năm? có mấy cái bổ sung nhau thế nào? cái nào có tính cách trưng bày điểm nhấn? cái nào phụ trợ? Khu vực để và diện tích để thiết kế phù hợp với từng vị trí? Nên tính cả độ giữ gìn bảo ôn, khuất ánh sáng, giảm ẩm mốc, han gỉ thế nào nếu ko phải thời điểm trưng bày (vì ko phải ngày nào cũng bật đèn lên để ngắm hoặc khoe với khách hoặc để chai rượu lộ thiên đâu). Chính vì thế mà bây giờ em cũng chưa có thời gian đóng được mấy cái tủ theo ý. Vẫn đang cất rượu tạm đã các cụ ạ.
Đè chiếu từ dưới lên, thì đúng là như cụ nói, nhiều người VN mình đã dùng từ lâu. Tuy nhiên, hầu như đó chỉ là việc chiếu sáng trực tiếp bằng các cụm đèn theo các góc chiếu nghiêng. Còn sử dụng chiếu từ dưới lên theo dạng ánh sáng mờ và tạo ánh sáng nền (tức là có một lớp đèn nằm ngầm dưới lớp kính mờ ở bên dưới các chai rượu), thì ở VN, em hầu như không thấy.

Công nghệ và thiết kế hiện nay có thể cho phép làm ánh sáng chiếu mờ và chiếu đều trên bề mặt đáy tủ bằng kính mờ và không sinh nhiệt cao. Muốn như vậy, ta phải tạo thành một ngăn riêng nằm giữa các ngăn rượu, thiết kế hệ thống đèn và chiếu dàn đều từ bên dưới lớp kính.
 
Biển số
OF-129325
Ngày cấp bằng
3/2/12
Số km
168
Động cơ
376,190 Mã lực
Thời tiết này mà ngồi nhâm nhi SM thì sướng rồi, nên em đã đăng ký tham gia buổi unplugged tối thứ 6. Em cũng thấy các cụ nếu có thì bổ sung ảnh ăn chơi dã ngoại như kiểu series phim “Man vs. Wild” ý, để cho thấy sức sống của SM mãnh liệt thế nào. Cuối tuần em có buổi out door tại Hòa Bình. Khi về sẽ có ảnh hầu các cụ.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top