[Funland] Ruộng hoang loang khắp mọi miền!

Biển số
OF-562049
Ngày cấp bằng
2/4/18
Số km
356
Động cơ
153,117 Mã lực
Thanks cụ. Vấn đề cụ lưu tâm là vấn đề mà em đã trải qua và phải trả giá rồi ạ. Vừa mất tiền đào tạo, vừa mất tiền để thuê lao động bổ xung cho kịp thời vụ với giá cao, mất tiền do lao động thời vụ làm không đúng cách nên ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch, giao hàng, quản lý chất lượng...
Bây giờ thì nguồn lao động chính của em đa số là trên 45 tuổi. Những lao động này bị thải ra ở các khu cn, các cty giầy da, may...
Em không tuyển lao động dưới 45 tuổi trừ 1 số vị trí liên quan đến kỹ thuật
Đúng là mọi thứ nếu muốn thành công đều phải trải qua thất bại. Nói thật với cụ em đi rất nhiều nơi nên em thấy đuợc 1 số khó khăn mà người khởi nghiệp từ nn gặp phải. Bản thân em hiện nay cũng ko dám làm và cũng ko đủ điều kiện để làm như cụ. Rất mong nếu tiện cụ chia sẻ để nếu công tác gần thì vào thăm cách làm của cụ.
 

xuanta_vl

Xe tải
Biển số
OF-146485
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
295
Động cơ
363,435 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu cũng là nhà ngã đâu cũng là giường
Câu hỏi của cụ không rõ lắm nhưng tiện thể, nói về nông nghiệp và dự án, xin võ vẽ vài câu để các cụ chiêm cho vui và cùng chém ạ.

Nói về “dự án”, chúng ta hay mặc cảm chuyện dự án và quy cho nó là dự án nhà nước. Ở đây tôi dùng chung từ Dự án là một khái niệm đầu tư của bất kỳ đối tượng nào đó cho một mục tiêu nào đó (định nghĩa một cách nôm na) trong khung thời gian cụ thể. Như vậy, tôi, cụ, doanh nghiệp hoặc ai đó đều có thể dùng khái niệm này cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Về nguyên tắc khi xây dựng dự án, chủ dự án phải tính toán sao cho hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra “tạo thu nhập” hay vì mục tiêu xã hội, chính trị nào đó, phải trả lời được hàng loạt câu hỏi (tùy theo quy mô)

Ta có gì? Ta muốn hướng tới cái gì? Điều gì là rủi ro? Tránh nó ra sao? Dự đoán xu hướng thay đổi trong lĩnh vực ta đang định làm thế nào? Tận dụng nó ra sao? Ta muốn thực hiện nó trong bao lâu? Nguồn lực, kế hoạch nguồn lực là gì? Tác động tiêu cực/ tích cực đến môi trường là gì?, cơ sở pháp lý là gì, hạn chế của chúng đối với dự án là gì?...

Mỗi câu hỏi sẽ ứng với một loạt giải pháp mà người chủ dự án phải cân nhắc để giải quyết. Nếu để bất cứ điều nào nói trên diễn ra, tùy theo mức độ mà nó có thể thành rủi ro làm thất bại cả dự án.

Giờ quay lại vấn đề cụ bàn, xin phân tích một chút để nói về Dự án của Nhà nước!

Chính phủ ta, nói một cách đằng thẳng là đã lựa chọn con đường cân đối giữa giảm nghèo với mục tiêu ưu tiên phát triển vì thế nguồn lực cũng co kéo nhiều lắm. Tất nhiên lựa chọn này cũng có lý của nó đó là việc tận dụng được nguồn vốn vay ưu đãi hoặc viện trợ không hoàn lại của quốc tế (Đa phương – WB, ADB, IFAD... và song phương – Thụy Sĩ, Thụy Điển, Anh, Úc, Đức, Nhật ...vv); Đến với Nông nghiệp, nông thôn, phần lớn vốn tiếp cận từ những nguồn này được sử dụng cho các chương trình dự án ở tầm, mức khác nhau:

· Dự án thiết kế riêng vơi cơ chế vốn và tài chính, nguyên tắc thực hiện riêng: Giảm nghèo Miền trung, Miền núi phía Bắc, giao thông nông thôn ..vv nước sạch nông thôn: Nhóm các dự án này đa phần là có một bộ chủ quản (Bộ Nông nghiệp, Bộ Kế hoạch Đầu tư...vv) phối hợp với tư vấn của các nguồn vay xây dựng dự án sau đó thực hiện tại các tỉnh tham gia;

· Chương trình mục tiêu quốc gia: trước kia thì có 135, 167, 661, 134... (đây là số các quyết định của chính phủ quyết định thành lập dự án), giòa có Giảm nghèo bền vững và Nông thôn mới với vốn nhà nước đổ vào cùng với vốn quốc tế (vay ưu đãi) hòa chung dưới dạng hỗ trợ ngân sách: Đa phần các Chương trình dự án này cũng được quốc tế trợ giúp kỹ thuật trong thiết kế dự án, khi thực hiện thì các địa phương tổ chức theo nguyên tắc do trung ương định ra với một vài điều chỉnh đặc thù cho từng địa phương.

· Các dự án song phương thực hiện trực tiếp tại địa phương (đa phần là vốn viện trợ không hoàn lại) theo ưu tiên của nước tài trợ;

· Các dự án phi chính phủ: Do các tổ chức phi chính phủ cấp vốn trực tiếp tại huyện, xã cụ thể;

Tựu chung thì các dự án này đều có những đặc điểm chính là hướng đến thúc đẩy phát triển nông thôn, đào tạo nghề cho người dân làm sao để phát triển sinh kế một cách tốt, hiệu quả và bền vững..

Một cách ít bi quan thì phải nói thật các dự án này góp phần không nhỏ vào việc cải thiện điều kiện phát triển chung của nông thôn ta, nhất là bộ mặt đường sá (giao thông nông thôn, điện, đường, trường trạm), phương pháp tổ chức các dịch vụ công trong nông nghiệp nông thôn cũng như tư duy phát triển cho người dân. Tuy nhiên, nói một cách cảm tính dựa vào kinh nghiệm nhiều năm làm việc ở mảng này của tôi thì thành thật phải nói răng “Điều mang lại sự phát triển hiện nay của các vùng nông thôn không phải là do những chương trình này đem đến mà lại là do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa trong đó giới trẻ mang thu nhập về đầu tư cho gia đình của họ cũng như từ việc phát triển mạng lưới hạ tầng lớn từ các trung tâm phát triển”.

Tại sao lại nói vậy đó là do sự thất thoát, rập khuôn trong các mô hình phát triển nông thôn mang tính bao cấp, dàn đều, chia tiền, làm để giải ngân là chủ yếu. Các địa phương thực hiện chưa bao giờ nhìn nhận vốn họ sử dụng từ ngân sách cấp chính là việc đi vay nợ tương lai mà chỉ chăm chăm vào tiêu tiền cho hạ tầng, giải ngân cho nhanh bên cạnh sự thất thoát, tham nhũng không thể kiểm soát được. Ông nào khi đi thiết kế dự án cũng chỉ thích tăng tỷ trọng hạ tầng giảm tỷ lệ hỗ trợ mềm (sinh kế, kỹ năng). Người làm dự án thì chăm chăm muốn vơ quyền lợi về mình (vợ bí thư nhận dê giảm nghèo hỗ trợ...vv)

Thực tế thì các chương trình dự án này thậm chí còn khuyến khích người ta nghèo thêm. Bản thân các tiêu chi lựa chọn là nghèo thì được hỗ trợ trong khi cận nghèo, vừa thoát nghèo hầu như chả còn nhận được mấy hỗ trợ, sau này thì các dự án cũng có điều chỉnh với việc nới rộng cơ hội tham gia cho những người vừa thoát nghèo cũng như những thành phần đầu tàu khác tại địa phương. Nhưng cơ bản, phải khẳng định một điều là các mô hình áp dụng vào chỉ mang tính lý thuyết và ít tạo cơ hội để thay đổi bộ mặt nông thôn.

Tất nhiên, cũng phải thừa nhận là có một số ít điểm sáng có giá trị đó là Mô hình cộng đồng thi công, cộng đồng tự quyết, lập kế hoạch gắn với phân bổ vốn quy mô nhỏ để người dân làm chủ đã được áp dụng khá thành công tại nhiều tỉnh (Hòa Bình, Sơn La, Hà Nam, Nghệ An ..vv);

Túm lại: Về quan điểm phát triển tôi vẫn thích thú với mô hình “Hội tụ để phát triển” kiểu Trung quốc mà trong một lần trao đổi cách đây 10 năm với thầy Ngô Thắng Lợi – Đại học Kinh tế Quốc dân thầy khá tâm đắc. Mặc dù là nông thôn bị bỏ rơi lâu lâu nhưng khi công nghiệp hóa và đô thị hóa đủ mạnh việc phân bổ tái đầu tư trở lại cho nông thôn sẽ rất nhanh làm thay đổi bộ mặt của nó. Đơn giản vì ta có nhiều tiền rồi!

Và toàn bộ việc phân tích dài dài này chỉ để củng cố cho một sự ám ảnh mà cụ nói về việc cán bộ địa phương được nhận hoặc cố gắng can thiệp để nhận nhiều quyền lợi từ các dự án kiểu này. Giờ xin phép quay lại bàn về phát triển nông nghiệp nông thôn:

Để một hộ/ nhóm hộ làm giàu được từ nông nghiệp, cần hội tụ được ít nhất mấy yếu tố sau:

· Quỹ đất đủ lớn để áp dụng cơ giới, chuyên môn hóa; hoặc

· Nếu không có quỹ đất lớn thì lựa chọn ngành hàng có giá trị thật cao, sản phẩm độc, hiếm và đa dạng được các giá trị từ nông nghiệp thông qua kết hợp với ngành khác như du lịch;

· Nền tảng khoa học kỹ thuật nông nghiệp trong nước đủ mạnh: Tự chủ được giống, giải pháp sản xuất, bảo quản, chế biến, người dân có trình độ cao và tuân thủ các giải pháp khoa học kỹ thuật, kỹ thuật quản lý sản xuất tốt.

· Và tất nhiên phải có đủ lao động.

· Chính sách ổn định

· ....

Thực tế thì ở ta hiếm vùng nào hội tụ được bằng đó điều kiện nên việc:

· Càng sản xuất càng lỗ;

· Bỏ ruộng bỏ nương để tìm ngành khác;

Một số đang có xu hướng quay lại với nông nghiệp thì thường ở các dạng sau:

· (1) Có điều kiện tiếp cận đất đai đủ lớn nhờ ưu thế trong quan hệ với chính quyền, đầu tư vào nông nghiệp chỉ với mục tiêu chiếm, giữ đất;

· (2) Có lượng vốn đủ lớn, quan hệ thị trường mạnh để thuê đất đai và tích tụ để làm sản xuất lớn dưới hình thức quản lý trực tiếp;

· (3) Canh tác nông nghiệp gắn với du lịch và các dạng trải nghiệm khác;

· (4) Hoặc chỉ quay lại cho vui: có tiền, mua nhà vườn hưởng thụ;

Tình huống mà cụ hỏi có vẻ nằm trong nhóm 1, 4 là chính, họ hướng vào tích tụ đất đai vì mục tiêu khác hoặc do họ có tiền (từ đâu thì cũng không hẳn quá khó để biết), làm nông nghiệp cho vui.
Dạ mục đích cũng là để chia sẻ học hỏi và trên hết là fun thôi cụ ah. Trở lại vấn đề. Em cũng k đủ tầm để phân tích và hiểu sâu được vấn đề và các khái niệm như cụ phân tích. Tuy nhiên chúng ta đang đi phân tích lý do ruộng đất bỏ hoang của bác chủ theare. Em thấy phần lớn các cụ đều đổ lỗi cho tư tưởng cách thức làm ăn của người nông dân. Em thấy thì cơ bản vẫn là do nn thiếu cơ chế chính sách đảm bảo quyền lợi cho người nông dân và cây lúa. Cụ có thấy khi bất kỳ dự án hay trương trình nào đưa ra họ k cần quan tâm đến hiệu quả mà nó đem lại cho cộng đồng cho người dân là j. Cái họ quan tâm là họ được bao nhiêu phần trăm từ cái dự án, tt đó còn đâu để rút kinh nghiệm dần... cái đó là cái mình đang bàn cụ ah
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top