[Funland] Ruộng hoang loang khắp mọi miền!

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
8,933
Động cơ
236,436 Mã lực
Các cụ rồ Mỹ nhìn chung hiểu biết chưa sâu, nhưng mở miệng là chửi.

Mỹ có 2 % dân số làm nông nghiệp, nhưng chỉ tạo ra 1% GDP, tức là năng suất lao động của Mỹ trong ngành nông nghiệp, dù chiếm rất nhiều tài nguyên, và được trợ cấp lớn từ ngân sách nhà nước và cơ chế, nhưng vẫn thấp hơn các ngành khác khá nhiều. Đất để hoang ở Mỹ cũng khá nhiều.

Nông thôn miền Bắc Việt Nam để hoang đất nhiều, cho thấy 2 điều chính:

- Công nghiệp hóa và đô thị hóa đang mạnh mẽ ở miền Bắc. Khi có nhiều việc làm phi nông nghiệp lương cao hơn, thì nông dân sẽ không làm nông nghiệp nữa, và chuyển đổi từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đó là xu hướng tốt, cần khuyến khích. Nhìn chung, càng ít người làm nông nghiệp càng thì xã hội càng văn minh.

- Dân Bắc không coi ruộng là 1 hàng hóa để mua bán, họ sẽ giữ ruộng đến cùng, cho dù có công việc phi nông nghiệp thu nhập cao hơn và bỏ hoang ruộng đất. Điều này khác miền Nam, nông dân sẵn sàng bán ruộng khi không canh tác. Do vậy, cần phát triển thị trường cho thuê ruộng ở miền Bắc. Thị trường cho thuê mới là lời giải của đất để hoang.
Đi so với GDP của Mỹ là hem được logic cho lắm. Em đang so với nhu cầu lương thực trong nước: Đáp ứng đủ, xuất khẩu 50 tỷ đô 1 năm. Cụ kia đang bảo chả nước nào đi lên từ nông nghiệp kia. Nước người ta mảng nào cũng là thế mạnh, chả có mảng nào yếu cả.
Lời giải của vấn đề này là phải đảm bảo được an toàn cho người đầu tư làm nông nghiệp ở VN. Không bảo đảm họ đầu tư xong lại bị tịch thu đất thì chả ai dám.
p.s Cụ đưa số liệu đất Nông nghiệp bỏ hoang ở Mỹ xem ạ? Nhớ là đất nông nghiệp nhé, dẫn nguồn đi ạ :)
 

jany

Xe tăng
Biển số
OF-196826
Ngày cấp bằng
1/6/13
Số km
1,219
Động cơ
340,416 Mã lực
Tích tụ ruộng đất đã manh nha ở quê em từ khoảng 20 năm trước, khi thanh niên thế hệ cuối 8x thoát ly đi làm công nhân và ở lại miền nam chứ ko về quê lấy vợ/chồng như thế hệ trước.
Như hồi đó nhà em chuyển về quê ngoại sau khi dồn điền đổi thửa nên ko có ruộng. Ông bà ngoại có 3 khẩu, được chia 25 thước ruộng màu gồm 2 mảnh (15 thước = 1 sào 500m2) + 2 sào đất lúa gồm 3 mảnh. Đất màu thì gần nhau, chứ còn đất lúa 3 mảnh 3 nơi cách xa nhau cả tiếng đồng hồ đi bộ.
Thế nên nhà em mua lại đất của những ng đi Nam. Mua được hơn 5 sào đất màu và thuê 3 sào đất lúa. Nhiều đất màu nên mới có tiền, chứ còn lúa chỉ trồng đủ ăn.
15 năm trôi qua, giờ nhà em cũng chuyển đi, đất đó lại bán cho người làng. Giờ họ đầu tư máy móc, mua 3-4 mẫu đất màu, thu nhập hàng năm cũng tốt. Đất ruộng khai hoang ngày xưa để trồng sắn thì giờ trồng keo, đi đâu cũng xanh mướt toàn keo.
 

Vớ vẩn thôi

Xe điện
Biển số
OF-146284
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
3,828
Động cơ
396,080 Mã lực
Nơi ở
Bãi giữa Sông Hồng
Nông dân Miền Bắc như cụ @ phiendasau phát biểu phũ nhưng thật ! Cái tập tính ấy có từ thời...Lão Hạc:)):)):)) dứt khoát bán cậu Vàng và tự tử bằng bả chó chứ không bán đất . Bây giờ Nông dân họ vẫn canh tác bình thường Lịch canh tác mùa vụ , cây trồng có hợp tác xã nông nghiệp và Phòng nông nghiệp lo , giống thì bà con có thể mua từ hợp tác hay Phòng nông nghiệp khuyến nông BVTV ,,, Hoặc mua ngoài . Phần còn lại thì thuê : Cày bừa , cấy , bón phân , phun thuốc , thu hoạch . Nước nôi đã có tổ DV thủy lợi lo việc còn lại là thu hoạch bảo quản sản phẩm và chọn giống thì không ai làm thay được nên người nông dân vẫn bắt buộc phải làm. Có điều trong cái chuỗi đó đầu tư từ a đến z có khi có sản phẩm rồi hạch toán còn đắt hơn là mua thẳng sản phẩm tương tự =)) Nên họ không làm , mặc dù vẫn đóng các khoản phí , thuế cho mảnh ruộng của mình . Tích tụ ruộng đất nói cho sang mồm chứ chỉ là thuê rẻ hoặc mượn rồi đóng thuế phí hộ chủ ruộng . Quá lắm là mua đứt quyền sử dụng đất =)) Bây giờ Nhà nước thay đổi chính sách khối ông vỡ mồm vì bản chất Luật đất đai không cho phép mua bán , chuyển nhượng bất hợp pháp . ( Ví dụ : "Tư dinh " của anh Big Ligth khoe là mua lại quyền sử dụng đất của ND khu đó . Bình thường không sao nhưng truy lại gia đình anh sai cmnr )
P/s : Nhà cháu không nghi ngờ cái Tâm của chủ thớt . Song có điều vẫn cần phải nhắc lại ( Dù có thể Cụ giận ) đó là : Cụ tiếp cận nhân vật được phỏng vấn và thời điểm phỏng vấn để làm tư liệu viết bài chưa thể hiện sự thật khách quan đâu ạ , cơ mà mọi người ở đây với kinh nghiệm sống của mình sẵn sàng cung cấp cho Cụ những thông tin ngoài lề chính xác để Cụ có cái nhìn nhiều chiều . Thân ái ,và chờ mong những bài viết tương lai nhiều chất lượng hơn nữa của Cụ cuoc song tuoi dep 1 !
 
Chỉnh sửa cuối:

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,659
Động cơ
374,984 Mã lực
Đó là hệ quả của thói làm ăn manh mún cũng như phân bổ nguồn tư liệu sản xuất kiểu bình quân chủ nghĩa
Em chả có time để đọc hết, chỉ có tí ý này với cụ, em sinh ra ở vùng quê thuần nông, cái mà cụ bảo là hệ quả của thói quen làm ăn manh mún đó chính là chính sách khoán 10, một c/s mà em cho là nó là 1 cuộc cách mạng làm thay đổi hàon toàn nền NN nước ta đấy cụ, từ là nông dân đói khát trở thành nông dân no ấm, thậm trí là xuất khẩu gạo đấy cụ. Em đồ rằng cụ chắc còn ít tuổi,thời đó chắc có khi cụ chửa ra đời...tất nhiên đến nay chính sách đó rất có thể không còn phù hợp nữa, nó đã hoàn thành vai trò lịch sử một cách xuất sắc, việc thay đổi thế nào thì em ko đù trình để chém...
Chúc vui
 

nguahoangs

Xe buýt
Biển số
OF-398113
Ngày cấp bằng
24/12/15
Số km
699
Động cơ
239,581 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
em đang vất vả gom 2 mẫu để làm nông, trong khi đó quê gốc e họ cho không mà không ai làm
 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
5,110
Động cơ
331,418 Mã lực
Nông dân Miền Bắc như cụ @ phiendasau phát biểu phũ nhưng thật ! Cái tập tính ấy có từ thời...Lão Hạc:)):)):)) dứt khoát bán cậu Vàng và tự tử bằng bả chó chứ không bán đất . Bây giờ Nông dân họ vẫn canh tác bình thường Lịch canh tác mùa vụ , cây trồng có hợp tác xã nông nghiệp và Phòng nông nghiệp lo , giống thì bà con có thể mua từ hợp tác hay Phòng nông nghiệp khuyến nông BVTV ,,, Hoặc mua ngoài . Phần còn lại thì thuê : Cày bừa , cấy , bón phân , phun thuốc , thu hoạch . Nước nôi đã có tổ DV thủy lợi lo việc còn lại là thu hoạch bảo quản sản phẩm và chọn giống thì không ai làm thay được nên người nông dân vẫn bắt buộc phải làm. Có điều trong cái chuỗi đó đầu tư từ a đến z có khi có sản phẩm rồi hạch toán còn đắt hơn là mua thẳng sản phẩm tương tự =)) Nên họ không làm , mặc dù vẫn đóng các khoản phí , thuế cho mảnh ruộng của mình . Tích tụ ruộng đất nói cho sang mồm chứ chỉ là thuê rẻ hoặc mượn rồi đóng thuế phí hộ chủ ruộng . Quá lắm là mua đứt quyền sử dụng đất =)) Bây giờ Nhà nước thay đổi chính sách khối ông vỡ mồm vì bản chất Luật đất đai không cho phép mua bán , chuyển nhượng bất hợp pháp . ( Ví dụ : "Tư dinh " của anh Big Ligth khoe là mua lại quyền sử dụng đất của ND khu đó . Bình thường không sao nhưng truy lại gia đình anh sai cmnr )
P/s : Nhà cháu không nghi ngờ cái Tâm của chủ thớt . Song có điều vẫn cần phải nhắc lại ( Dù có thể Cụ giận ) đó là : Cụ tiếp cận nhân vật được phỏng vấn và thời điểm phỏng vấn để làm tư liệu viết bài chưa thể hiện sự thật khách quan đâu ạ , cơ mà mọi người ở đây với kinh nghiệm sống của mình sẵn sàng cung cấp cho Cụ những thông tin ngoài lề chính xác để Cụ có cái nhìn nhiều chiều . Thân ái ,và chờ mong những bài viết tương lai nhiều chất lượng hơn nữa của Cụ cuoc song tuoi dep 1 !
Cần gì thời Lão Hạc nông dân chân đất mắt toét.
Ngay trên OF này đầy ông nhà ở Hà Nội đi toàn xe Ôtô xịn nhưng có ruộng đất ở quê có bao giờ chịu bán đâu,chỉ có muốn mua thêm thôi. Cơ mà ai cũng thích mua nên ai bán cho.
Cái tính tham đất nó ngấm vào máu rồi, nên ngay cả trong miền Nam thì 10 nhà mua ruộng dễ có 8 nhà gốc Bắc rồi. Ai xuống Kiên Lương - Kiên Giang mà xem, dân gốc Thái Bình toàn sở hữu cở chục ha ruộng đếm không hết ( hầu hết là dân Bắc 75)
 

dell2dell

Xe buýt
Biển số
OF-36371
Ngày cấp bằng
29/5/09
Số km
889
Động cơ
480,935 Mã lực
Quê vợ em bỏ nhiều, trước còn là nơi bác về thăm cơ đấy. Giờ về quê tiàn mấy ông già bà cả. Cả xóm có mấy nóc nhà còn người ở thì làm cái gì?
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,343
Động cơ
899,769 Mã lực
cái mà cụ bảo là hệ quả của thói quen làm ăn manh mún đó chính là chính sách khoán 10, một c/s mà em cho là nó là 1 cuộc cách mạng làm thay đổi hàon toàn nền NN nước ta đấy cụ, từ là nông dân đói khát trở thành nông dân no ấm, thậm trí là xuất khẩu gạo đấy cụ...
Xuất khẩu lúa gạo thì miền Bắc đóng góp cực ít!
 

son198099

Xe buýt
Biển số
OF-122922
Ngày cấp bằng
3/12/11
Số km
691
Động cơ
387,311 Mã lực
Sốt đất trên cả nước mà chả lẽ vẫn còn nơi chưa tăng giá sao mấy anh, lạ thật đó! Cứ tòi ra miếng đất trống nào là mọc ngay lên cái nhà. Làm gì có đất hoang ở VN này đc. Nếu đất để làm kcn tốt hơn thì cần quái gì nông nghiệp, mua của miền Nam ra mà ăn có sướng hơn không. An toàn lương thực là cái gì chứ, thiếu gì ng bán mà phải lo.
 
Chỉnh sửa cuối:

vertaq

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31582
Ngày cấp bằng
17/3/09
Số km
2,916
Động cơ
509,017 Mã lực
Đi so với GDP của Mỹ là hem được logic cho lắm. Em đang so với nhu cầu lương thực trong nước: Đáp ứng đủ, xuất khẩu 50 tỷ đô 1 năm. Cụ kia đang bảo chả nước nào đi lên từ nông nghiệp kia. Nước người ta mảng nào cũng là thế mạnh, chả có mảng nào yếu cả.
Lời giải của vấn đề này là phải đảm bảo được an toàn cho người đầu tư làm nông nghiệp ở VN. Không bảo đảm họ đầu tư xong lại bị tịch thu đất thì chả ai dám.
p.s Cụ đưa số liệu đất Nông nghiệp bỏ hoang ở Mỹ xem ạ? Nhớ là đất nông nghiệp nhé, dẫn nguồn đi ạ :)
Chuẩn cụ ạ
Cốt tử là đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư nông nghiệp, không ai bỏ xương máu ra khi 2 chữ" thu hồi" lơ lửng trên đầu
 

vertaq

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31582
Ngày cấp bằng
17/3/09
Số km
2,916
Động cơ
509,017 Mã lực
Cần gì thời Lão Hạc nông dân chân đất mắt toét.
Ngay trên OF này đầy ông nhà ở Hà Nội đi toàn xe Ôtô xịn nhưng có ruộng đất ở quê có bao giờ chịu bán đâu,chỉ có muốn mua thêm thôi. Cơ mà ai cũng thích mua nên ai bán cho.
Cái tính tham đất nó ngấm vào máu rồi, nên ngay cả trong miền Nam thì 10 nhà mua ruộng dễ có 8 nhà gốc Bắc rồi. Ai xuống Kiên Lương - Kiên Giang mà xem, dân gốc Thái Bình toàn sở hữu cở chục ha ruộng đếm không hết ( hầu hết là dân Bắc 75)
Cái tính tham đất (với em là yêu đất) nó ngấm vào máu người việt mình rồi cụ ạ
Nếu đảm bảo quyền của người chủ đất (vấn đề thu hồi) thì giá đất ruộng tăng vọt ngay. Đó là lý do tại sao quan chức không muốn, giá đất cao éo ai thèm chạy dự án nữa
 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
5,110
Động cơ
331,418 Mã lực
Cái tính tham đất (với em là yêu đất) nó ngấm vào máu người việt mình rồi cụ ạ
Nếu đảm bảo quyền của người chủ đất (vấn đề thu hồi) thì giá đất ruộng tăng vọt ngay. Đó là lý do tại sao quan chức không muốn, giá đất cao éo ai thèm chạy dự án nữa
Cụ nói ngược thì có! Giá ruộng tăng ai thèm mua làm nông??
Cụ biết tại sao miền Nam dễ gom ruộng không???
Bởi nông dân miền Nam họ không quá tham lam đến mức vô lý như nông dân miền Bắc. Họ bán ruộng với giá đúng giá trị thực để người mua làm nông nghiệp đảm bảo có lãi ( nếu không bị thiên tai địch họa).
Người mua họ cảm thấy mua kinh doanh vẫn có thể thu lời thì họ mua thôi.
Nông dân miền Bắc thì chấp nhận ruộng để không nhưng hỏi mua thì hét giá trên trời, hỏi thuê lâu dài cũng đòi hỏi cái giá cực kỳ vô lý, mặc dù họ cấy lúa thì than.
Thói tủn mủn của nông dân miền Bắc không thay đổi thì tự trách mình trước khi trách ai. Tham lam đến mức sai lầm của mình không dám thừa nhận, toàn đổ lý do cho ai khác thì muốn khá cũng khó.
Và ngoài miền Bắc toàn tham đất ở với nhau nên làm gì có ai bán nhiều để mà gom ruộng??? Vì không ai chịu bán, ông nào cũng ôm khư khư nên không mua được. Thế mà lại đi đổ cho cơ chế. Cùng 1 cơ chế dân Nam họ mua ầm thì sao không tự vấn đi??? Đổ thừa mãi thế???
 

xuanta_vl

Xe tải
Biển số
OF-146485
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
295
Động cơ
363,435 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu cũng là nhà ngã đâu cũng là giường
Tôi nghĩ cụ nói chưa đúng - từ dự án là từ riêng không nhất thiết liên quan đến nhà nước, tài trợ ạ. Cụ, tôi, hay ai đó cũng có thể làm được dự án. Khi thiết kế dự án thì phải nghĩ đến rủi ro và các cách thức hạn chế được nó ở mức tối thiểu nhá!
Dạ em thì từ bé cũng chưa được đi nhiều nơi. Nhưng em lấy đơn cử như ở xã cũng như huyện em hiện nay mỗi nhà vài sào cũng có. (Trường hợp này gần như chỉ đủ ăn còn đâu trông vào các khoản khác như thợ xây, công nhân..)Có nhà mượn ruộng với giá gần như cho k đến 20-30 mẫu sau đó đầu tư máy móc toàn bộ từ làm đất đến thu hoạch cũng có.(ngoài làm ruộng nhà của họ đến vụ còn làm thuê cho các nhà bên cạnh như cày, bừa, gặt, vận chuyển... sau mỗi vụ mặt đen như cột nhà cháy rở, người mỗi da với xương).Và một loại nữa là cán bộ làm nông nghiệp cũng có nhưng em thấy chỉ mỗi hình thức thứ 3 là mang lại hiệu quả kinh tế cao vì em thấy họ chỉ về trang trại cuối tuần chân chẳng khi nào lấm. Đất xã cấp giống kỹ thuật huyện cấp từ dự án.thu hoạch thành quả họ hưởng và đương nhiên đất đó họ thuê sau này sẽ là đất của họ. Giả sử cụ làm xây dựng k biết tí j về nông nghiệp cụ có giám bỏ tiền đầu ******* nông nghiệp k ah? Nhưng chỗ em nhiều cán bộ về lấy các diện tích k nằm trong sổ sách đào ao làm trang trại nuôi bò nuôi gà trồng lúa mà toàn đi thuê làm? Vậy cụ giải thích giúp em với ah
 
Biển số
OF-562049
Ngày cấp bằng
2/4/18
Số km
356
Động cơ
153,117 Mã lực
Đọc không hết được các bài comment của các cụ nhưng phần đa là chê bai nói về việc thiếu tầm nhìn, vấn đề của khoán 10 ... coi là lý do của việc bỏ hoang ruộng đất.
Xin hãy khoan chê việc này một chút mà nhìn vào bối cảnh. Viết một bài phản biện thì cần thời gian và công sức nhưng tạm nói vài câu thế này để các cụ hiểu vấn đề "Tại sao lại khoán 10 và tại sao lại hoang hóa ruộng đất"
Khoán 10: ra đời để giải phóng sức lao động của nông dân, mang đến tư duy làm chủ cho hộ gia đình khi mà kinh tế tập thể, hợp tác xã thất bại do người dân không thiết tha sản xuất hàng hóa vì không có cơ chế/ quyền làm chủ bên cạnh nỗi lo về an ninh lương thực;
Khi khoán 10 ra đời và thực hiện - chỉ trong 4 năm, từ một nước nhập khẩu gạo tấm về hàng triệu tấn, ta đã sản xuất được dư để xuất khẩu.
Tình thế lúc ra khoán 10:
+ Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu trong nông thôn, ngoài làm ruộng dân không biết làm gì hơn;
+ Thất bại của cơ chế hợp tác xã nông nghiệp, nông trường hoạt động theo kế hoạch nên năng suất lao động quá thấp, không đáp ứng được sản lượng cho nền kinh tế;
+ Đúng là một quyết định mang tính tình huống, nhưng nếu lúc đó có gia tăng hạn điền, cho phép làm nhớn thì cũng không có ngay kết quả được như trong 4 năm nhưng khoán 10 là đã cởi trói để người dân được lao động tối đa và nó thực sự phù hợp cho giai đoạn bị o bế đó.

Đến này nay:: hậu khoán 10 - kinh tế bùng nổ
+ Thu nhập từ trồng lúa thuần quá thấp so với làm công nhân, tốn lao động, thời gian, đầu tư làm ruộng còn lỗ hơn bỏ không;
+ Cơ chế quản lý đất đai, hạn điền...
+ Chính sách đáng ra cần có sự chuẩn bị từ 20 năm trước sau khi thành công về an ninh lương thực thì chuyển dần sang sản xuất hàng hóa chất lượng theo năng lực đầu tư của nông dân nhưng chính sách chậm ra đời làm cho Khi dân được cởi trói, lao động dư thừa đã được tận dụng hết mức nhưng thu nhập thấp hơn so với ngành khác (có quá nhiều lựa chọn cho họ thay cho làm nông) và cần phải chuyển sang phát triển nông nghiệp về chất (hàng hóa giá trị cao, chuyên canh, cơ giới hóa) thì lại không có cái gì giúp đầu tư về Chất được thực hiện.

Bây giờ - nhu cầu về cơm/ an ninh lương thực không phải là quá bức thiết như xưa nữa, chỉ cần có tiền (bất biết từ nguồn nào) là có ngay gạo ngon, cơm dẻo. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất để có thêm giá trị gia tăng là cần thiết (canh tác hữu cơ, giống cây khác, cảnh quan, du lịch nông nghiệp...vv) còn sản xuất hàng hóa thì chỉ cần một phần đồng bằng sông Cửu long, sông Hồng chuyên canh vùng sản xuất lớn cũng đủ lương thực đầu người cho 96 triệu dân.

Đúng, bây giờ Hạn điền và khoán 10 không còn phù hợp do bối cảnh kinh tế đã khác và cần một chính sách tình huống hay tầm nhìn nữa để cởi trói về tư duy và đầu tư cho nông nghiệp thì mới có thể phát triển được, bờ xôi, ruộng mật mới không bị hoang hóa chờ khu công nghiệp/ đô thị bồi thường.
- Cụ thấy rằng hạn điền và khoán 10 không còn phù hợp cho giai đoạn hiện này. Em thấy nó đúng? Nhưng đi đôi với việc cởi trói vụ này nó còn phải cần có nhiều chính sách khác đi kèm theo? Và nếu không tính toán cẩn thận lại đi vào vết xe đổ của thời trc.
Cụ có biết tại sao venezuala đất đai bạt ngàn nhưng khi khủng hoảng đói ăn giống nạn đói năm 45 ko?
Vì bị Mỹ cấm vận & người dân ko biết trồng lúa.
Vậy quay lại Việt Nam chúng ta? Nếu trường hợp bị Mỹ cấm vận chúng ta có chết đói ko? Ko bao giờ? 3,8 tr ha = 7.6 tr ha lúa đói làm sao được trừ trường hợp nó ném bom phá hoại.
Lại nữa, mấy ông tích tụ ruộng đất hàng 1.000 ha rồi họ liên kết nhau để nhằm khống chế giá gạo...lúc đó lại kêu.
Vậy theo em khi nào mà người nông dân chỉ còn là 1-10% dân số của cả đất nước th
Vấn đề cụ nêu là phổ biến, tôi làm về phát triển nông thôn gần 20 năm nay, xin thưa thớt phân tích mấy việc cụ đưa:

Nông dân với cái tập quán "ngon thì bán trộm, còn lại thì giao cho công ty": Không phải là dân nói chung mà đa số chúng ta sẽ nghĩ cách làm vậy. Động cơ làm "tối đa hóa thu nhập bằng tiền"
Để có giải pháp với vấn đề này cần một tư duy xuyên suốt, minh bạch và thực sự đôi bên cùng có lợi theo sát với dân. Doanh nghiệp thì ông nào cũng như ông nào "càng có lợi càng tốt, càng phải bỏ ra ít càng tốt, nông dân ép được thì tốt, cắt bỏ được khâu nào tốt khâu đó".
Đặc tính chung của nông dân là đều thiếu lòng tin vào mối quan hệ với doanh nghiệp trong khi đó doanh nghiệp cũng ít tìm các nỗ lực đa dạng và toàn diện hơn để thúc đẩy niềm tin đó. Hợp tác sản xuất với nông dân cũng tương tự như vấn đề đã nói trên đây về sự thất bại của mô hình hợp tác xã đó là tư tưởng sở hữu, làm chủ. Hiện trạng bây giờ đang có mấy hình thức hợp tác với nông dân mà tôi biết như sau:
+ Hợp đồng bao tiêu (1): Doanh nghiệp hỗ trợ, vốn, giống, phân bón, kỹ thuật và mua đầu ra theo mức giá nào đó (thường là định trước vào đầu vụ với giá có thể điều chỉnh chút ít khi thu hoạch để thu hẹp khoảng cách với giá thị trường);
+ Hợp đồng cổ phần (2): Dân góp đất, lao động tham gia vào sản xuất cùng doanh nghiệp, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, chia lãi theo cổ phần, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, sơ chế, đóng gói...vv;
+ Thuê & mua quyền sử dụng đất sản xuất (3): và công lao động của nhân dân trên chính diện tích đất của họ.
...
Cả 3 hình thức này đều đang tồn tại và không có cái nào hoàn toàn thắng thế, cái nào cũng có vấn đề.
Hình thức 1 (hình thức cụ đang làm) được dân tham gia nhiều nhất nhưng lại hay đổ bể do ràng buộc không chặt chẽ và bị ảnh hưởng bởi thị trường, nhất là khi cách định giá của doanh nghiệp tạo ra khoảng cách quá lớn (hơn 15%-20%) so với thị trường;
Hình thức 2: Dân không quan tâm mấy vì không hiểu biết về lợi ích và cũng không được tạo dựng lòng tin đầy đủ vì doanh nghiệp cũng giữ miếng nhiều quá (minh bạch thông tin, chi phí, cơ chế quyết định giá và sự tham gia của dân vào các quyết định đó). Mô hình này bản chất rất giống dạng hợp tác xã ngày trước nhưng có lợi điểm hơn hẳn là sản xuất theo thị trường (có doanh nghiệp đi cạnh). Tuy vậy, làm được theo thì cần đầu tư nhiều của doanh nghiệp - nó bản chất là một dự án Nông nghiệp xã hội;
Hình thức 3: Doanh nghiệp thích làm nhất nhưng tốn kém - tôi không bàn ở đây.

Phân tích về thất bại:
+ Thứ nhất - không nên ám ảnh với chữ "Dân thì gian, lười biếng ...vv". Một khi đã làm với Nông dân thì phải xác định đó là dự án dài hơi và dự án tạo dựng lòng tin (không tin các cụ về Sơn La và Băc Giang mà hỏi mấy doanh nghiệp họ đang làm Xoài, Vải Thiều). Và phải đảm bảo được câu chuyện minh bạch - đôi bên cùng có lợi thực sự;
+ Thứ 2 - Dân không nghĩ phức tạp như chúng ta nghĩ. Họ chỉ quan tâm: Việc này có ra tiền ngay không? Có tốn lao động không? Có làm ta mất thời gian nhiều không?: Hiện tại, đa số bà con ta vẫn chỉ coi nông nghiệp là nghề phụ và chú tâm đi kiếm việc làm thêm khác (phụ hồ, xây dựng, buôn bán lung tung...) để có tiền ngay - đó là vấn đề tư duy. Muốn thế - thiết kế dự án với nông dân phải tính đến cách để có tiền ngay hoặc chí ít thì cảm giác sớm có tiền nó thường trú cũng như việc họ không quá bị o ép về các loại khái niệm quy trình...vv, cần phải có sự mềm dẻo. Họ chỉ cảm thấy ít thua thiệt nếu thu nhập có được tương xứng với cái họ bỏ ra (thời gian, lao động). Với nhân dân mà cứ "trưa nắng" (theo giờ, theo quy định kỹ thuật) họ đi ra làm theo quy trình là họ không thích rùi cụ ợ. Cái này đòi hỏi các cụ phải nghĩ nhiều để xây dựng giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, tập quán của dân;
+ Thứ 3 - Quan điểm Chi phí/ lợi ích phải ở mức cân bằng, không khai thác tối đa và phải công khai để dân cùng nắm bắt thì sẽ nhận được sự đồng thuận của họ: Các công trình cộng đồng thi công mà giao cho họ quyết, họ làm, họ xây dựng bảo quản đều rất tốt và bền, thậm chí đóng góp của dân còn gấp đôi gấp 3 giá trị ta góp vào;
+ Thứ 4 - đa dạng hóa các cơ hội tham gia vào nông nghiệp: du lịch, sản phẩm phụ ...vv. Nhiều khi với bà con, chỉ cần làm cho đời sống tinh thần của họ tốt, họ sẵn sàng tham gia một cách nhiệt tình vào dự án của ta.

Với các doanh nghiệp không có điều kiện làm dự án như vậy thì họ nên xác định vòng đời dự án phù hợp (5 năm) và thiết kế cho chuẩn với các nội dung để thúc đẩy sự tham gia và quan tâm của dân. Chẳng hạn nên học cách các dự án phát triển cộng đồng đã làm ở ta từ 20-30 năm, và giờ vẫn đang làm:
Giai đoạn 1: 1-2 năm: Truyền thông, mô hình, tập huấn, tham quan học tập, làm thử;
Giai đoạn 2: 2 năm - lan rộng;
Giai đoạn 3: Mở rộng bền vững
Các dự án phát triển cộng đồng thì thường kết thúc sau vài năm nhưng dự án dân - doanh nghiệp này sẽ tiếp tục kéo dài sau giai đoạn chuần bị ban đầu (3-5 năm). Kinh phí cho một dự án chuẩn bị như vây thường không quá lớn nhưng nó là bước chuẩn bị tốt cho các dự án dài hơi hơn của doanh nghiệp.
Nếu làm được như thế (các cụ chắc sẽ chê cười, doanh nghiệp sao làm được) nhưng tôi tin sẽ thành công vì nó đặt vai trò người dân làm nguồn lực phát triển cho doanh nghiệp và họ cũng hưởng lợi từ điều đó. Tuy nhiên, sẽ tốn kém cả thời gian và tiền bạc, và với tâm lý hiện tại doanh nghiệp (nhanh thu hồi vốn) thì sẽ không bao giờ làm được hoặc phải chờ đợi dân trí đi lên (và lúc đi lên đó, họ cũng chả cần các anh nữa).
Xin có vài dòng lỗ mỗ. Nếu có thời gian, tôi sẽ viết thêm về câu chuyện Nông nghiệp.
Kính cụ!
Em cũng làm bên lĩnh vực nông nghiệp nên đọc những ý cụ nói thấy cụ hiểu rất sâu về phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên mọi thứ cụ nói về mặt lý thuyết và xây dựng mô hình thì rất đúng nhưng thực tế nó lại ko được như vậy. Em lấy 1 số ví dụ như sau:
Hình thức 1: Nhà nước phải đóng vai trò là trọng tài (chưa làm được) gây thiệt hại cho nông dân or DN. Em ví dụ cụ thể ngành mía đường, Em phải nói ngành này liên kết rất chặt chẽ như : HĐ đầu tư, bao tiêu...? Nhưng nông dân vẫn cầm dao đằng lưỡi... vì 1 lý do đơn giản trồng mía ko bán cho nhà máy đường thì bán cho ai? Ở bên Thái Lan có hẳn luật mía đường chia sẵn lợi nhuận cho DN và ND (30/70). Ở VN sống chết mặc bay
Ví dụ 2: Cụ trên đã nói đó? Kí HĐ ngon lành, hỗ trợ hết mức nhưng đến lúc bán thì thế nào? Lý do đơn giản là do cụ trên đầu tư mặt hàng mà nông dân dễ dàng bán chỗ khác với giá ngon lành hơn ( Nhà nước cũng ko có vài trò gì ở đây).
- Hình thức 2 : chả phải nói nữa, đóng cổ phần vào có lãi thật thì DN họ cũng làm cho lỗ để cuối năm đỡ phải chia chác, người nd phải làm sao?
- Hình thức 3: Chính cty em cũng đã làm và thất bại toàn tập nhưng người nông dân lại hưởng lợi. Lý do: ko có cái dại nào bằng cái dại mua đất của họ rồi thuê chính họ làm cả (cái này làm từ thiện thì được). Mà thực ra luật ko cho phép mua lại đâu? Chỉ thuê thì được? Hoặc có dự án điểm mô hình chứ ko làm đại trà được? Luật chưa cho phép!
Ngoài ra em nói thêm chút:
Vụ cây ăn quả ở Sơn La hiện nay chỉ mới là thành công bước đầu thôi? Em chưa dám chắc sắp tới nó sẽ thành công tiếp đâu? Bác làm nồn nghiệp lâu năm bác theo dõi xem em nói đúng ko? Em chỉ sợ vài năm nữa em lại đi mua gốc xoài, nhãn về nấu bánh trưng...(em hơi tiêu cực chút bác thông cảm). Em đánh dấu đây 3 năm sau để xem lại? Hy vọng em sai
 
Biển số
OF-562049
Ngày cấp bằng
2/4/18
Số km
356
Động cơ
153,117 Mã lực
Em là thằng đã trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc với Nông dân đây ạ. "Hợp tác", "Bao tiêu", "Liên kết sx", "Thuê ruộng", "Triển khai mô hình", "Dự án"... toàn những từ to tát em trải qua hết rồi.
Em nhớ đận đó ức quá vì mất sạch, mất tiền, mất lòng tin, mất mịa nó cả tình cảm quê hương. Cấu 1 tàu lá chuối lót mít ngồi ngay bờ ruộng ngẫm nghĩ và oánh giá lại thì em phụt ra được 1 chân lý "mình chẳng còn cái đầu...bờ nào ngoài tấm lá chuối lót đít này và chẳng thể hợp tác với liên kết con kẹc gì với thói bần nông được. Cạch."
Giờ em mua lại hết ruộng và thuê họ làm cho em thì ngoan như cún và bảo làm gì cũng nghe. Không thì em thuê người nơi khác. Lại còn năn nỉ em mua thêm ruộng.
Thế nên em ngược với các cụ. Em cứ thích bỏ hoang thật nhiều vào, bỏ thật lâu vào, đỡ mất thời gian vài năm cải tạo để làm hữu cơ các cụ ạ














Cụ nói chuẩn. Nhưng cụ lưu ý quản trị nguồn lao động cho tốt ko đến lúc vào mùa vụ nó đồng loạt đình công là cụ lại phải tăng giá gấp đôi đó. Có thể cụ cười em vì thiếu gì người để thuê? Có thể đúng? Vì vùng của cụ làm đang dư thừa lao động? Nhưng lỡ may vào 1 ngày đẹp trời có 1 công ty giày da hoăch may mặc đến đóng đô tại địa bàn thì cụ lại lo sốt vó.
 

paulsteigel

Xe buýt
Biển số
OF-347998
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
965
Động cơ
4,488 Mã lực
Nơi ở
Hà nội, Hòa Bình, Nam Định
Website
www.sfdp.net
Dạ em thì từ bé cũng chưa được đi nhiều nơi. Nhưng em lấy đơn cử như ở xã cũng như huyện em hiện nay mỗi nhà vài sào cũng có. (Trường hợp này gần như chỉ đủ ăn còn đâu trông vào các khoản khác như thợ xây, công nhân..)Có nhà mượn ruộng với giá gần như cho k đến 20-30 mẫu sau đó đầu tư máy móc toàn bộ từ làm đất đến thu hoạch cũng có.(ngoài làm ruộng nhà của họ đến vụ còn làm thuê cho các nhà bên cạnh như cày, bừa, gặt, vận chuyển... sau mỗi vụ mặt đen như cột nhà cháy rở, người mỗi da với xương).Và một loại nữa là cán bộ làm nông nghiệp cũng có nhưng em thấy chỉ mỗi hình thức thứ 3 là mang lại hiệu quả kinh tế cao vì em thấy họ chỉ về trang trại cuối tuần chân chẳng khi nào lấm. Đất xã cấp giống kỹ thuật huyện cấp từ dự án.thu hoạch thành quả họ hưởng và đương nhiên đất đó họ thuê sau này sẽ là đất của họ. Giả sử cụ làm xây dựng k biết tí j về nông nghiệp cụ có giám bỏ tiền đầu ******* nông nghiệp k ah? Nhưng chỗ em nhiều cán bộ về lấy các diện tích k nằm trong sổ sách đào ao làm trang trại nuôi bò nuôi gà trồng lúa mà toàn đi thuê làm? Vậy cụ giải thích giúp em với ah
Câu hỏi của cụ không rõ lắm nhưng tiện thể, nói về nông nghiệp và dự án, xin võ vẽ vài câu để các cụ chiêm cho vui và cùng chém ạ.

Nói về “dự án”, chúng ta hay mặc cảm chuyện dự án và quy cho nó là dự án nhà nước. Ở đây tôi dùng chung từ Dự án là một khái niệm đầu tư của bất kỳ đối tượng nào đó cho một mục tiêu nào đó (định nghĩa một cách nôm na) trong khung thời gian cụ thể. Như vậy, tôi, cụ, doanh nghiệp hoặc ai đó đều có thể dùng khái niệm này cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Về nguyên tắc khi xây dựng dự án, chủ dự án phải tính toán sao cho hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra “tạo thu nhập” hay vì mục tiêu xã hội, chính trị nào đó, phải trả lời được hàng loạt câu hỏi (tùy theo quy mô)

Ta có gì? Ta muốn hướng tới cái gì? Điều gì là rủi ro? Tránh nó ra sao? Dự đoán xu hướng thay đổi trong lĩnh vực ta đang định làm thế nào? Tận dụng nó ra sao? Ta muốn thực hiện nó trong bao lâu? Nguồn lực, kế hoạch nguồn lực là gì? Tác động tiêu cực/ tích cực đến môi trường là gì?, cơ sở pháp lý là gì, hạn chế của chúng đối với dự án là gì?...

Mỗi câu hỏi sẽ ứng với một loạt giải pháp mà người chủ dự án phải cân nhắc để giải quyết. Nếu để bất cứ điều nào nói trên diễn ra, tùy theo mức độ mà nó có thể thành rủi ro làm thất bại cả dự án.

Giờ quay lại vấn đề cụ bàn, xin phân tích một chút để nói về Dự án của Nhà nước!

Chính phủ ta, nói một cách đằng thẳng là đã lựa chọn con đường cân đối giữa giảm nghèo với mục tiêu ưu tiên phát triển vì thế nguồn lực cũng co kéo nhiều lắm. Tất nhiên lựa chọn này cũng có lý của nó đó là việc tận dụng được nguồn vốn vay ưu đãi hoặc viện trợ không hoàn lại của quốc tế (Đa phương – WB, ADB, IFAD... và song phương – Thụy Sĩ, Thụy Điển, Anh, Úc, Đức, Nhật ...vv); Đến với Nông nghiệp, nông thôn, phần lớn vốn tiếp cận từ những nguồn này được sử dụng cho các chương trình dự án ở tầm, mức khác nhau:

· Dự án thiết kế riêng vơi cơ chế vốn và tài chính, nguyên tắc thực hiện riêng: Giảm nghèo Miền trung, Miền núi phía Bắc, giao thông nông thôn ..vv nước sạch nông thôn: Nhóm các dự án này đa phần là có một bộ chủ quản (Bộ Nông nghiệp, Bộ Kế hoạch Đầu tư...vv) phối hợp với tư vấn của các nguồn vay xây dựng dự án sau đó thực hiện tại các tỉnh tham gia;

· Chương trình mục tiêu quốc gia: trước kia thì có 135, 167, 661, 134... (đây là số các quyết định của chính phủ quyết định thành lập dự án), giòa có Giảm nghèo bền vững và Nông thôn mới với vốn nhà nước đổ vào cùng với vốn quốc tế (vay ưu đãi) hòa chung dưới dạng hỗ trợ ngân sách: Đa phần các Chương trình dự án này cũng được quốc tế trợ giúp kỹ thuật trong thiết kế dự án, khi thực hiện thì các địa phương tổ chức theo nguyên tắc do trung ương định ra với một vài điều chỉnh đặc thù cho từng địa phương.

· Các dự án song phương thực hiện trực tiếp tại địa phương (đa phần là vốn viện trợ không hoàn lại) theo ưu tiên của nước tài trợ;

· Các dự án phi chính phủ: Do các tổ chức phi chính phủ cấp vốn trực tiếp tại huyện, xã cụ thể;

Tựu chung thì các dự án này đều có những đặc điểm chính là hướng đến thúc đẩy phát triển nông thôn, đào tạo nghề cho người dân làm sao để phát triển sinh kế một cách tốt, hiệu quả và bền vững..

Một cách ít bi quan thì phải nói thật các dự án này góp phần không nhỏ vào việc cải thiện điều kiện phát triển chung của nông thôn ta, nhất là bộ mặt đường sá (giao thông nông thôn, điện, đường, trường trạm), phương pháp tổ chức các dịch vụ công trong nông nghiệp nông thôn cũng như tư duy phát triển cho người dân. Tuy nhiên, nói một cách cảm tính dựa vào kinh nghiệm nhiều năm làm việc ở mảng này của tôi thì thành thật phải nói răng “Điều mang lại sự phát triển hiện nay của các vùng nông thôn không phải là do những chương trình này đem đến mà lại là do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa trong đó giới trẻ mang thu nhập về đầu tư cho gia đình của họ cũng như từ việc phát triển mạng lưới hạ tầng lớn từ các trung tâm phát triển”.

Tại sao lại nói vậy đó là do sự thất thoát, rập khuôn trong các mô hình phát triển nông thôn mang tính bao cấp, dàn đều, chia tiền, làm để giải ngân là chủ yếu. Các địa phương thực hiện chưa bao giờ nhìn nhận vốn họ sử dụng từ ngân sách cấp chính là việc đi vay nợ tương lai mà chỉ chăm chăm vào tiêu tiền cho hạ tầng, giải ngân cho nhanh bên cạnh sự thất thoát, tham nhũng không thể kiểm soát được. Ông nào khi đi thiết kế dự án cũng chỉ thích tăng tỷ trọng hạ tầng giảm tỷ lệ hỗ trợ mềm (sinh kế, kỹ năng). Người làm dự án thì chăm chăm muốn vơ quyền lợi về mình (vợ bí thư nhận dê giảm nghèo hỗ trợ...vv)

Thực tế thì các chương trình dự án này thậm chí còn khuyến khích người ta nghèo thêm. Bản thân các tiêu chi lựa chọn là nghèo thì được hỗ trợ trong khi cận nghèo, vừa thoát nghèo hầu như chả còn nhận được mấy hỗ trợ, sau này thì các dự án cũng có điều chỉnh với việc nới rộng cơ hội tham gia cho những người vừa thoát nghèo cũng như những thành phần đầu tàu khác tại địa phương. Nhưng cơ bản, phải khẳng định một điều là các mô hình áp dụng vào chỉ mang tính lý thuyết và ít tạo cơ hội để thay đổi bộ mặt nông thôn.

Tất nhiên, cũng phải thừa nhận là có một số ít điểm sáng có giá trị đó là Mô hình cộng đồng thi công, cộng đồng tự quyết, lập kế hoạch gắn với phân bổ vốn quy mô nhỏ để người dân làm chủ đã được áp dụng khá thành công tại nhiều tỉnh (Hòa Bình, Sơn La, Hà Nam, Nghệ An ..vv);

Túm lại: Về quan điểm phát triển tôi vẫn thích thú với mô hình “Hội tụ để phát triển” kiểu Trung quốc mà trong một lần trao đổi cách đây 10 năm với thầy Ngô Thắng Lợi – Đại học Kinh tế Quốc dân thầy khá tâm đắc. Mặc dù là nông thôn bị bỏ rơi lâu lâu nhưng khi công nghiệp hóa và đô thị hóa đủ mạnh việc phân bổ tái đầu tư trở lại cho nông thôn sẽ rất nhanh làm thay đổi bộ mặt của nó. Đơn giản vì ta có nhiều tiền rồi!

Và toàn bộ việc phân tích dài dài này chỉ để củng cố cho một sự ám ảnh mà cụ nói về việc cán bộ địa phương được nhận hoặc cố gắng can thiệp để nhận nhiều quyền lợi từ các dự án kiểu này. Giờ xin phép quay lại bàn về phát triển nông nghiệp nông thôn:

Để một hộ/ nhóm hộ làm giàu được từ nông nghiệp, cần hội tụ được ít nhất mấy yếu tố sau:

· Quỹ đất đủ lớn để áp dụng cơ giới, chuyên môn hóa; hoặc

· Nếu không có quỹ đất lớn thì lựa chọn ngành hàng có giá trị thật cao, sản phẩm độc, hiếm và đa dạng được các giá trị từ nông nghiệp thông qua kết hợp với ngành khác như du lịch;

· Nền tảng khoa học kỹ thuật nông nghiệp trong nước đủ mạnh: Tự chủ được giống, giải pháp sản xuất, bảo quản, chế biến, người dân có trình độ cao và tuân thủ các giải pháp khoa học kỹ thuật, kỹ thuật quản lý sản xuất tốt.

· Và tất nhiên phải có đủ lao động.

· Chính sách ổn định

· ....

Thực tế thì ở ta hiếm vùng nào hội tụ được bằng đó điều kiện nên việc:

· Càng sản xuất càng lỗ;

· Bỏ ruộng bỏ nương để tìm ngành khác;

Một số đang có xu hướng quay lại với nông nghiệp thì thường ở các dạng sau:

· (1) Có điều kiện tiếp cận đất đai đủ lớn nhờ ưu thế trong quan hệ với chính quyền, đầu tư vào nông nghiệp chỉ với mục tiêu chiếm, giữ đất;

· (2) Có lượng vốn đủ lớn, quan hệ thị trường mạnh để thuê đất đai và tích tụ để làm sản xuất lớn dưới hình thức quản lý trực tiếp;

· (3) Canh tác nông nghiệp gắn với du lịch và các dạng trải nghiệm khác;

· (4) Hoặc chỉ quay lại cho vui: có tiền, mua nhà vườn hưởng thụ;

Tình huống mà cụ hỏi có vẻ nằm trong nhóm 1, 4 là chính, họ hướng vào tích tụ đất đai vì mục tiêu khác hoặc do họ có tiền (từ đâu thì cũng không hẳn quá khó để biết), làm nông nghiệp cho vui.
 

paulsteigel

Xe buýt
Biển số
OF-347998
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
965
Động cơ
4,488 Mã lực
Nơi ở
Hà nội, Hòa Bình, Nam Định
Website
www.sfdp.net
- Cụ thấy rằng hạn điền và khoán 10 không còn phù hợp cho giai đoạn hiện này. Em thấy nó đúng? Nhưng đi đôi với việc cởi trói vụ này nó còn phải cần có nhiều chính sách khác đi kèm theo? Và nếu không tính toán cẩn thận lại đi vào vết xe đổ của thời trc.
Cụ có biết tại sao venezuala đất đai bạt ngàn nhưng khi khủng hoảng đói ăn giống nạn đói năm 45 ko?
Vì bị Mỹ cấm vận & người dân ko biết trồng lúa.
Vậy quay lại Việt Nam chúng ta? Nếu trường hợp bị Mỹ cấm vận chúng ta có chết đói ko? Ko bao giờ? 3,8 tr ha = 7.6 tr ha lúa đói làm sao được trừ trường hợp nó ném bom phá hoại.
Lại nữa, mấy ông tích tụ ruộng đất hàng 1.000 ha rồi họ liên kết nhau để nhằm khống chế giá gạo...lúc đó lại kêu.
Vậy theo em khi nào mà người nông dân chỉ còn là 1-10% dân số của cả đất nước th
Em cũng làm bên lĩnh vực nông nghiệp nên đọc những ý cụ nói thấy cụ hiểu rất sâu về phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên mọi thứ cụ nói về mặt lý thuyết và xây dựng mô hình thì rất đúng nhưng thực tế nó lại ko được như vậy. Em lấy 1 số ví dụ như sau:
Hình thức 1: Nhà nước phải đóng vai trò là trọng tài (chưa làm được) gây thiệt hại cho nông dân or DN. Em ví dụ cụ thể ngành mía đường, Em phải nói ngành này liên kết rất chặt chẽ như : HĐ đầu tư, bao tiêu...? Nhưng nông dân vẫn cầm dao đằng lưỡi... vì 1 lý do đơn giản trồng mía ko bán cho nhà máy đường thì bán cho ai? Ở bên Thái Lan có hẳn luật mía đường chia sẵn lợi nhuận cho DN và ND (30/70). Ở VN sống chết mặc bay
Ví dụ 2: Cụ trên đã nói đó? Kí HĐ ngon lành, hỗ trợ hết mức nhưng đến lúc bán thì thế nào? Lý do đơn giản là do cụ trên đầu tư mặt hàng mà nông dân dễ dàng bán chỗ khác với giá ngon lành hơn ( Nhà nước cũng ko có vài trò gì ở đây).
- Hình thức 2 : chả phải nói nữa, đóng cổ phần vào có lãi thật thì DN họ cũng làm cho lỗ để cuối năm đỡ phải chia chác, người nd phải làm sao?
- Hình thức 3: Chính cty em cũng đã làm và thất bại toàn tập nhưng người nông dân lại hưởng lợi. Lý do: ko có cái dại nào bằng cái dại mua đất của họ rồi thuê chính họ làm cả (cái này làm từ thiện thì được). Mà thực ra luật ko cho phép mua lại đâu? Chỉ thuê thì được? Hoặc có dự án điểm mô hình chứ ko làm đại trà được? Luật chưa cho phép!
Ngoài ra em nói thêm chút:
Vụ cây ăn quả ở Sơn La hiện nay chỉ mới là thành công bước đầu thôi? Em chưa dám chắc sắp tới nó sẽ thành công tiếp đâu? Bác làm nồn nghiệp lâu năm bác theo dõi xem em nói đúng ko? Em chỉ sợ vài năm nữa em lại đi mua gốc xoài, nhãn về nấu bánh trưng...(em hơi tiêu cực chút bác thông cảm). Em đánh dấu đây 3 năm sau để xem lại? Hy vọng em sai
Cám ơn cụ đã có nhời bình, công nhận là cái nào cũng có điểm yếu điểm mạnh nhưng điều em tin là mọi thứ sẽ dần hoàn thiện "cả về tư duy và mô hình", cái mà Sơn la và Bắc gian đang đi là đụng vào đúng lõi quan hệ kinh tế: Sản xuất theo thị trường ợ. Sẽ có vấp váp tí chút nhưng nó sẽ thành công!
Còn với nông dân, muốn làm để cùng thắng thì mối quan hệ doanh nghiệp - nông dân phải thực sự ngang bằng. Nó nằm ở cái tâm của người làm doanh nghiệp chứ không phải ở người dân.
Ở bối cảnh hiện tại của ta, sẽ rất ít ông chủ doanh nghiệp làm được với tư duy đó.
Những chuyển dịch quản trị kiểu một số doanh nghiệp tư nhân lớn với Nông nghiệp sẽ hứa hẹn thành công do họ đã mang được lối quản trị hướng kết quả vào các dự án mà họ tự bỏ tiền để mua quyền sử dụng đất đai và thực thi quản lý sản xuất tốt, áp dụng KHCN mạnh để phục vụ một thị trường riêng mà họ đang tạo ra!
 
Chỉnh sửa cuối:

Black Rexton

Xe tải
Biển số
OF-26880
Ngày cấp bằng
4/1/09
Số km
221
Động cơ
483,833 Mã lực
Nơi ở
VIỆT NAM
Cụ nói chuẩn. Nhưng cụ lưu ý quản trị nguồn lao động cho tốt ko đến lúc vào mùa vụ nó đồng loạt đình công là cụ lại phải tăng giá gấp đôi đó. Có thể cụ cười em vì thiếu gì người để thuê? Có thể đúng? Vì vùng của cụ làm đang dư thừa lao động? Nhưng lỡ may vào 1 ngày đẹp trời có 1 công ty giày da hoăch may mặc đến đóng đô tại địa bàn thì cụ lại lo sốt vó.
Thanks cụ. Vấn đề cụ lưu tâm là vấn đề mà em đã trải qua và phải trả giá rồi ạ. Vừa mất tiền đào tạo, vừa mất tiền để thuê lao động bổ xung cho kịp thời vụ với giá cao, mất tiền do lao động thời vụ làm không đúng cách nên ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch, giao hàng, quản lý chất lượng...
Bây giờ thì nguồn lao động chính của em đa số là trên 45 tuổi. Những lao động này bị thải ra ở các khu cn, các cty giầy da, may...
Em không tuyển lao động dưới 45 tuổi trừ 1 số vị trí liên quan đến kỹ thuật
 
Biển số
OF-562049
Ngày cấp bằng
2/4/18
Số km
356
Động cơ
153,117 Mã lực
Thế công ty THHH 1TV thì chắc được nhỉ :D
Em chả hiểu cụ hỏi thế là có ý gì?
Công ty TNHH MTV nếu là trước đây của NÔng trường thì
Lông sản... sạch?
Bác biết nó như thế nào?
Tụi mũi lõ có cái hình tháp để chia người mua thành các nhóm,
Nhóm chót là ở cái đỉnh, chúng hay gọi là ních công sum mơ.
Đó là nhóm chúng sẵn sàng bù lỗ chỉ để tạo thương hiệu để làm hàng bán cho các nhóm khác nghèo hơn, ít dám chi tiền hơn, nhưng đông hơn rất nhiều ở bên dưới. Trên thế giới có mỗi BMW chỉ làm xe sang mà tồn tại tới tận ngày nay, còn lại hoặc đã bán mình hoặc họ tồn tại vì vẫn đang làm những cái xe bình dân...!
Nếu muốn viết thêm thì kể cả VN mình bây giờ đã thoát khỏi nhóm nghèo cũng chưa đủ tuổi,
Tuổi ở đây là cả tiền và tên (thương hiệu)!
Rau sạch VN liệu bán cho người Việt đã được chưa mà muốn chạy ra bán cho cái tụi kênh kiệu ấy?

Đó là ước mơ của 1 ông lông rân với bình quân đầu người chưa được 2 sào ruộng, trong nhà xộc xệch chỉ có cái chõng, vài mảnh chiếu,... định ra ngoài phố mở 1 cửa hàng bán đồ cao cấp, tạo lên danh tiếng để dẹp hết tụi buôn bán xung quanh,...!
Ko biết cụ có làm nông nghiệp ko mà phát biểu chuẩn vãi.
Em nói thật với cụ thằng Vin nó quảng cáo rau rạch và bán với giá trên trời cho ae mềnh toàn bố náo với kiểu sạch của VN. Thử xuất sang Nhật, Mỹ, Eu xem ? Nó đánh cho vỡ alo ấy?
Có mấy đám rau vớ vẩn quay trên truyền hình theo kiểu demo mà cung cấp khắp siêu thị cả nước mà ko chịu nổi. Trồng rau sạch ở nhà mà ăn cho lành
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top