em nói nôm na là vào WTO thì mình xin vào mà muốn vào thì phải cho thằng này cái này cho thằng kia cái kia nó mới cho vào. Có vào được thì mới xóa được quota dệt may sang mẽo. Do vậy tác động tích cực ko nhiều.
TPP là mình đàm phán cùng tạo ra luật chơi chỉ có nhưng anh trong nhóm mới được hưởng những quyền lợi (thuế suất = 0%) và có nghĩa tuân thủ cam kết của nhóm. Vào TPP ko phải ký là song đâu các cụ. Mẽo nó sẽ cử Luật sư của nó sang xem mình đã đáp ứng các hết các điều kiện của TPP chưa thì nó mới giảm thuế v.v... thủ tục phê duyệt TPP em dự nhanh cũng phải 2 năm và VN sẽ phải thay đổi nhiều những thay đổi này nhiều cụ ko thích nhưng nhìn chung sẽ có lợi cho VN (minh bạch hơn, pháp quyền hơn, kiểm soát tham nhũng chặt hơn, bảo vệ sở hữu trí tuế tốt hơn, DN nhà nước hoạt động bình đẳng theo thị trường v.v...). Chi tiết các cụ cứ chờ sẽ rõ.
TPP là FTA thế hệ mới nên chuẩn sẽ cao ngay cả với các nước phát triển VN mình tiệm cận được với chuẩn này sẽ khó nhưng nếu qua được thì sẽ tốt. VN mình là nước bảo hộ nhiều nhất trong các nước tpp nên khi cở bỏ những cái này mình sẽ có cơ hội nhiều nhất. FTAs nó chỉ mang lại cơ hội tận dụng được hay không còn phụ thuộc và chính phủ, doanh nghiệp, và người dân.
Cám ơn cụ đã trả lời hộ cháu...
WTO ko thể so với TPP đc vì 2 cái ở đẳng cấp hoàn toàn khác nhau...
Vào WTO thì dễ nhưng TPP thì cực khó, thế nên mới kéo dài gần 10 năm chưa có KQ...
Các cụ có thể mr gúc để tìm hiểu kỹ hơn về TPP, chắc chắn sẽ phát hiện ra nhiều điều hay...
Có bài này cháu thấy đọc tạm ổn...
Vòng đàm phán cuối cùng của TPP sẽ diễn ra vào cuối tháng 7
Báo Mỹ New York Times đưa tin hiệp định thương mại tự do kết nối 12 quốc gia châu Á Thái Bình Dương đóng góp 40% GDP toàn cầu sẽ có vòng đàm phán cuối cùng vào cuối tháng này, giải quyết tất cả những vấn đề còn tồn tại.
Chưa vào TPP, hàng tỷ USD đã đổ về Việt Nam
Tổng thống Mỹ ký ban hành luật TPA, mở đường cho TPP
Mỹ "quên" thuế VAT khi đàm phán TPP
Các vấn đề vẫn còn gây tranh cãi nổi bật nhất bao gồm các rào cản bước vào thị trường nông nghiệp Canada, nỗi lo của Australia về bằng sáng chế dược ở Mỹ, quy định quản lý rừng nhiệt đới ở Peru, sợi Trung Quốc trong các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam và cuối cùng là các quy định về thị trường lao động ở Việt Nam và Mexico. Những tranh cãi về thị trường bơ sữa và gia cầm đang được bảo hộ của Canada là một vấn đề gặp nhiều vướng mắc, đến nỗi một số người cho rằng có thể Canada sẽ rời khỏi TPP.
TPP sẽ là một thành tựu lớn khi tạo ra một khu vực thương mại tự do rộng lớn trải dài từ Canada và Chile tới Australia và Nhật Bản. Đây sẽ là thành tựu mang tính chất quyết định đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama – người vừa giành được quyền đàm phán nhanh (TPA) để thúc đẩy TPP tiến nhanh hơn.
New York Times tiết lộ các quan chức Mỹ cảm thấy đủ tự tin rằng TPP đang ở trong tầm tay đến mức họ đã sắp xếp một cuộc họp với các nhà đàm phán chủ chốt tại khu du lịch Westin Maui Resort & Spa ở Hawaii trong 4 ngày cuối cùng của tháng 7. Quốc hội Mỹ được thông báo rằng đây sẽ là vòng đàm phán cuối cùng. Tuy vậy, sẽ còn một thời gian nữa thì TPP mới chính thức được thông qua. Theo quy định của Quốc hội Mỹ, thỏa thuận thương mại đạt được vào ngày 31/7 sẽ không được ký trước ngày 31/10 hoặc thậm chí là đầu tháng 11. Đến tháng 12 Quốc hội Mỹ mới có thể bắt đầu xem xét.
Chủ nhật vừa qua (5/7), Phó Tổng thống Mỹ Joseph R. Biden đã có cuộc gặp với Thủ tướng Canada Stephen Harper. Hôm qua Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn ********* đã tới Washington trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ. Ông sẽ có cuộc gặp với Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman, sau đó là Tổng thống Mỹ Obama, Phó Tổng thống Biden và Ngoại trưởng John Kerry.
Hôm nay, Quyền Phó Đại diện Thương mại Mỹ Wendy Cutler sẽ tới Nhật Bản để hoàn thành hiệp định song phương điều chỉnh các quy định về tiếp cận thị trường ô tô và nông nghiệp Nhật Bản. Một số nguồn tin thân cận cho biết nội các của ông Obama đã hài lòng với các đề nghị của Nhật Bản về các mặt hàng ô tô và linh kiện ô tô xuất khẩu cũng như thịt bò, thịt lợn và lúa mì xuất khẩu. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn kiên quyết bảo vệ người trồng lúa và đây vẫn là một trở ngại lớn.
Cuối tuần này ông Froman sẽ tới Mexico để đàm phán thêm.
Dù còn nhiều vướng mắc, đây được coi là bước tiến lớn cho TPP – hiệp định được khởi xướng từ năm 2008 chỉ với 4 quốc gia và Mỹ chỉ quan tâm đến một phần rất nhỏ của hiệp định. Chính sách “xoay trục châu Á” của ông Obama cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy TPP. Việt Nam tham gia đàm phán từ năm 2009 và được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng đối với TPP. Năm 2013, quyết định tham gia của Nhật Bản tạo thêm lực đẩy về kinh tế cho TPP.
link:
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/vong-dam-phan-cuoi-cung-cua-tpp-se-dien-ra-vao-cuoi-thang-7-20150707114928247.chn