Nhưng em thấy đây là dự án quốc gia mang tầm cỡ ... quốc tế, nó còn ... ảnh hưởng đến "tình hữu nghị" với thằng hàng xóm to con, không những vậy, động chạm tới nhiều lần ... hứa, nhiều lần ... quyết tâm ... của các lờ đờ.
Loằn ngoằn các kiểu thì ACT cũng đã cấp chứng nhận an toàn dự án, nhưng vẫn đề ra 1 đống khuyến cáo? 1 đống khuyến cáo đấy chưa xử lý xong thì ISA sẽ chẳng bao giờ họ ra QĐ đồng ý cho ACT chứng nhận cho an toàn hệ thống.
Do đó mới đây anh cá trê đã xin "thông cảm".
Thói thường ông chủ đầu tư sẽ phải đặt bút ký nghiệm thu giai đoạn đầu, sau đó trình HĐ nhà nước nghiệm thu hoàn thành và sau cùng là bàn giao cho HN.
E nghe nói ko biết thật ko là: chẳng ai dám ký vì sai từ thiết kế đến thi công, vật liệu thì "đểu". Thép đường ray, ốc, nẹp, ... của bên Pháp thì hơn trăm năm vẫn chưa rỉ, nhưng thép của ông anh hàng xóm chưa sử dụng đã rỉ toe toét như kiểu là sử dụng thép phế liệu; đặc biệt cả tuyến đường sắt, không có khâu nào được tự động hoá vì sử dụng công nghệ lỗi thời, dẫn đến việc khi vận hành phải sử dụng đến hơn 500 công nhân điều hành, quản lý ... Đống công nhân này riêng tiền lương ko đã nặng đòn rồi, vé tàu liệu có bù lỗ đc không? Tiền đâu mà chi bù lỗ hàng năm? Chưa kể đến vấn đề bảo trì, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng, vật liệu hỏng. Phụ tùng, vật liệu đặc thù thằng hàng xóm nó cấp cho hệ thống của nó thì phải liên hệ với nó, nó mà ngâm tôm đấy thì lại treo, lại khốn đốn? Nhanh thôi, công nghệ phát triển rần rần, chả lẽ cứ ôm cả cục nợ ì ạch với công nghệ lạc hậu này để vận hành rồi ... bù lỗ?
Trước ko nói, chứ giờ mà ông nào thò bút ký thật là có tội với con cháu, gồng mình đi mà trả nợ cho cục bê tông với đống sắt .... vụn trên cao.
Tuy nhiên quy trình là: Chạy thử rồi sẽ phải chạy thật.
Ký "thật" hay không? Chắc rồi, phải ký chứ cccm nhỉ, chả nhẽ để ..."treo suốt ở trên...cao".
Vấn đề là ký như thế nào? bao giờ ký? và Ai ký?