Ai thích đọc truyện lấy đc Trang đỡ ối tiền mua sáchCảm ơn 2 cụ, chờ lấy lương, em múc
Ai thích đọc truyện lấy đc Trang đỡ ối tiền mua sáchCảm ơn 2 cụ, chờ lấy lương, em múc
Nguyễn Tuân thì oách rồi hả cụ. Ngôn từ Đẹp, em thì nhớ nhất truyện Hương Cuội, trong Vang Bóng Một Thời. Cụ thử đọc thêm Mai Thảo, cũng rất Đẹp.
Truyện Dương Thu Hương giờ không thấy tái bản. Đoạn kết Chuyện Tình Kể Trước Lúc Rạng Đông viết về người đàn ông thế này:
Giá giờ đây, anh có thể mở hai vạt áo ra, để ủ chị như xưa, như ta ủ một con chim sẻ vậy.
Người gác nghĩa trang tơói sau lưng anh, nhắc rằng đã tới giờ đóng cửa. Ðai tá Vũ Sinh gật đầu. Anh nhìn đăm đăm những bông hoa trắng đặt trước mộ. Những bông hoa riêng của ngưòi anh yêu dắu, riêng của tình yêu...
Anh nghe tiếng người gác nghĩa trang nhắc anh lần nữa.
Anh quay lưng bước ra.
Nắng chiều chiếu trên mái tóc trắng phơ của người đàn ông hiền dịu đó.
Quảng Bá 1983
So với Dương Thu Hương thì đa phần các truyện tình khác của Việt Nam giống tình yêu bọ xít. Bà là một trong những số ít nhà văn sáng tạo được những mỹ từ trong văn học. Văn vừa có nhạc vừa có thơ:
Mối tình trắc trở, thầm kín của đại úy Vũ Sinh và Hạnh Hoa vẫn kéo dàị. Nó giăng từ mùa đông này qua mùa đông khác. Từ khi những nếp nhăn trên mặt họ chưa hề gợn đến lúc những đường chì tàn nhẫn của thời gian tô dưới mi mắt họ một vệt quầng mờ.
Nói đến mỹ từ trong văn học thấy nhiều người khen Nguyễn Tuân. Các truyện của Nguyễn Tuân em chỉ nhớ mỗi Chùa Đàn.
Nguyên Tuân sinh năm 1910, viết truyện này tầm 35 tuổi. Em đọc xong mấy năm sau mới nghĩ ra, oh, người viết ra truyện này là người của cõi trên.
Nguyễn Tuân thì oách rồi hả cụ. Ngôn từ Đẹp, em thì nhớ nhất truyện Hương Cuội, trong Vang Bóng Một Thời. Cụ thử đọc thêm Mai Thảo, cũng rất Đẹp.
Để em đọc rồi trao đổi với 2 bác xem thế nào.Cụ Lù rù nói phải đấy ạ, cụ Jue thích tùy bút Nguyễn Tuân thì đọc thêm tùy bút Mai Thảo. Có thể lúc đầu khẩu vị sẽ có chút khác biệt, nhưng dư vị thì cụ sẽ cảm thấy sâu đậm ko thua ji truyện NT. Có lúc ngẫm truyện MT còn thấy ngộ ra điều ji cũ kỹ, khác cái chất "cổ vật" của NT.
Nhưng MT theo em cũng chỉ đọc chọn lọc. Đọc hết MT có khi có ng lại dị ứng. Truyện em đề nghị là "Chuyến tàu trên sông Hồng".
P/s: ah nhưng mà cụ Jue thích Chùa Đàn thì ko phải tùy bút NT
Tùy góc nhìn của từng người mà cụ, một quyển sách có thể là dâm thư, cũng có thể là tuyệt tác về tình yêu - mỗi người một cảm nhận."Tổ quốc ăn năn" có gì mà nhiều cụ khen là xuất sắc? Em thực sự tò mò. Phải chăng, có điều gì mà em còn bỏ sót?
Em đánh giá cuốn này không cao, trước tiên là giọng văn thiếu tráng khí. Tiếp đến, là hiểu biết của tác giả không sâu khiến cho tầm nhìn hạn hẹp và suy tư trở nên vội vàng. Đọc lướt thì không sao, chứ đọc kỹ thì hẳn người đọc phải có lòng kiên nhẫn lắm lắm, mà sự bao dung thì cũng chắc là vô bờ
Xin cảm ơn các độc giả đã chiếu cố đến cuốn sách này. Nếu bạn đã đọc đến đây thì hẳn bạn phải là một người khá đặc biệt, một người không cần đọc cuốn sách này để tìm những kiến thức và ý kiến. Bạn đã đọc hết cuốn sách vì đã tìm thấy ở đây một phần tư duy của chính mình.
Chuyện hay mà cụ tả kỹ quá. Để bọn cháu còn tò mò khám phá thêm nữa chứNgày xưa em đọc cuốn này ba lần, chắc mai lên tiki mua lại đọc! Đoạn cảm động nhất là cô vợ tuyên bố sẽ bỏ đi vì anh BS xa rời lý tưởng chữa bệnh cho người nghèo, chỉ biết chữa cho mấy ông bà già giàu có ăn no rửng mỡ không có việc làm. Tối hôm đó anh BS nói với vợ ngày mai sẽ kết hợp với hai người bạn mở một BV tư chữa miễn phí cho nhười nghèo. Cô vợ mừng rơi nước mắt bảo chồng khui chai rượu ăn mừng, cô thì chạy qua kia đường mua cái gì về ăn... Rồi, ầm một tiếng, chiếc xe vô tình chạy qua đụng cô vợ. Anh BS chờ mãi mà chẳng thấy vợ trở về, ra đường hỏi thì mới biết vợ bị tai nạn mất rồi...
Cụ nói đúng. Mỗi người có cảm nhận của riêng mình sau khi đọc xong một cuốn sách. Sách này, tác giả khiêm nhường tự nhận chỉ cuốn sách ghi lại kinh nghiệm nhưng lại hàm hồ khi ngụ ý kinh nghiệm là sự khám phá ra chân lý đơn giản và có ích. Một cuốn sách suy tư về đất nước, về con đường phát triển của giống nòi do một người không có nhiều vốn văn hóa dân tộc, lại mang mặc cảm tự ti trước nền văn hóa ngoại bang viết ra... thì em e rằng "xuất sắc" là một mỹ từ quá lớnTùy góc nhìn của từng người mà cụ, một quyển sách có thể là dâm thư, cũng có thể là tuyệt tác về tình yêu - mỗi người một cảm nhận.
Ngay trong TQAN đoạn cuối tác giả cũng viết:
Em vui mà, ít nhất cụ cũng đã đọc một cuốn sách theo em là hay, để chúng ta có cái mà trao đổi. Các phê bình của cụ cũng rất giá trị, nó bổ sung thêm các góc nhìn mớiEm không tranh luận, chỉ trao đổi suy nghĩ của em với cụ thôi. Mong cụ vui sau khi đọc xong.
Cụ nói đúng. Mỗi người có cảm nhận của riêng mình sau khi đọc xong một cuốn sách. Sách này, tác giả khiêm nhường tự nhận chỉ cuốn sách ghi lại kinh nghiệm nhưng lại hàm hồ khi ngụ ý kinh nghiệm là sự khám phá ra chân lý đơn giản và có ích. Một cuốn sách suy tư về đất nước, về con đường phát triển của giống nòi do một người không có nhiều vốn văn hóa dân tộc, lại mang mặc cảm tự ti trước nền văn hóa ngoại bang viết ra... thì em e rằng "xuất sắc" là một mỹ từ quá lớn
Em lấy một ví dụ. Tác giả ca ngợi Max Weber và cho rằng nghiên cứu của Weber về đạo Tin Lành chỉ là cái móng tay, điều Weber muốn nói đến là văn hóa. Nhận định như vậy là không thấu đáo bởi mọi hành xử của con người đều dựa trên niềm tin. Dù phụ thuộc vào môi trường sống thì văn hóa cũng không phải ngoại lệ.
Ngay từ những trang đầu tiên, tác giả cho rằng tinh thần dân tộc của người Việt mình không cao. Đó là một nhận định phiến diện do tác giả đã quá đề cao tầm ảnh hưởng của văn hóa TQ mà không thấy được những giá trị cốt lõi làm hình thành nên tính cách Việt.
Nói chung sách này quá nhiều sạn, giá trị lớn nhất là nó cho ta thấy suy nghĩ của một bộ phận (tạm coi là tinh hoa) lớp người đi trước nghĩ suy như thế nào về đất nước.
Em không tranh luận, chỉ trao đổi suy nghĩ của em với cụ thôi. Mong cụ vui sau khi đọc xong.
Thật ra, với tư cách là người đọc thì tranh luận về sách là vô bổ. Tuy nhiên, ta có thể trao đổi cái sự hiểu của mình. Nếu cụ muốn trao đổi với em về cuốn này, thì em tin là thớt sẽ không bị đóng.Em vui mà, ít nhất cụ cũng đã đọc một cuốn sách theo em là hay, để chúng ta có cái mà trao đổi. Các phê bình của cụ cũng rất giá trị, nó bổ sung thêm các góc nhìn mới
Còn tranh luận về quyển sách này thì thớt lại sớm bị đóng, hehehe.
Chúc cụ sức khỏe và hạnh phúc!
Trước đây, nhiều lần ngắm nhìn giang sơn cẩm tú em cũng hồ nghi và cay đắng, rồi bâng khuâng tự hỏi nhự cụ. Nhwng giờ em không tìm câu trả lời nữa bởi em có nó từ lâu rồi. Cảm với sự vui của cụ nên em bộc bạch thế này.Khà khà, cụ cứ vui sướng với cái tinh thần Việt của cụ đi.
Cái nhìn của em đơn giản lắm: cái dân tộc này hiện đang có trong tay những tài sản gì? Bao gồm vật chất, tiền bạc, tri thức. Cái này sẽ phản ảnh rõ nhất về tinh thần Việt, tính cách Việt.
Nói cho gọn: Cả châu Á chỉ có Nhật mới có thể so với dân da trắng. Cái này rút ra từ kinh nghiệm làm việc của em, không phải do đọc sách
Cụ đang viết bằng chữ do người Pháp tạo ra cho người Việt, trên mạng internet do người da trắng làm ra, có đủ cơm ăn do tiến bộ khoa học của nước ngoài áp dụng làm tăng năng suất nông nghiệp và mơ ... vẽ lại bản đồ thế giới?Thật ra, với tư cách là người đọc thì tranh luận về sách là vô bổ. Tuy nhiên, ta có thể trao đổi cái sự hiểu của mình. Nếu cụ muốn trao đổi với em về cuốn này, thì em tin là thớt sẽ không bị đóng.
Trước đây, nhiều lần ngắm nhìn giang sơn cẩm tú em cũng hồ nghi và cay đắng, rồi bâng khuâng tự hỏi nhự cụ. Nhwng giờ em không tìm câu trả lời nữa bởi em có nó từ lâu rồi. Cảm với sự vui của cụ nên em bộc bạch thế này.
Vùng Đông Á này có 3 tộc có khả năng vẽ lại bản đồ: Nhật bản, Trung quốc và... Việt Nam. Giờ thì xứ Việt chưa hội đủ những thứ cụ liệt kê, nhưng nó có một thứ mà không tộc người nào khác có được - đó là sự nhu hoà bén ngọt của nước. Giả như cụ đồng thuận với em điều đó, thì hẳn nhiên cụ sẽ hỏi tại sao lại đến nỗi này? Câu trả lời chẳng thể nói được ở đây.
Cụ đúng. Chữ do ngưới Pháp sáng chế ra, nhưng dùng nó như thế nào - tức công năng truyền thông của nó - là do người Việt. Sáng chế có thể quan trọng, thậm chí là vĩ đại nhưng sẽ vô ích nếu nó không được dùng. Và khi sáng chế đó có sự phát triển thì tên người sáng chế mới được nhớ đến.Cụ đang viết bằng chữ do người Pháp tạo ra cho người Việt, trên mạng internet do người da trắng làm ra, có đủ cơm ăn do tiến bộ khoa học của nước ngoài áp dụng làm tăng năng suất nông nghiệp và mơ ... vẽ lại bản đồ thế giới?
Xa rời thực tế (với đàn ông), mơ mộng hão huyền (với phụ nữ) là hai điều tệ hại nhất mà việc đọc sách có thể đem lại cho những người Việt, vốn đã thiếu lòng tin.
Em xin kính cụ 1 ly mà hết mất quota rồi nên xin rót mời cụ ở đây vậy. Em đọc sách nhiều và đúng là 1 kẻ mộng mơ và em rất vui vì trong cuộc sống hối hả, thực dụng này, mình vẫn còn mộng mơ được và có vẫn đọc sách đượcCụ đúng. Chữ do ngưới Pháp sáng chế ra, nhưng dùng nó như thế nào - tức công năng truyền thông của nó - là do người Việt. Sáng chế có thể quan trọng, thậm chí là vĩ đại nhưng sẽ vô ích nếu nó không được dùng. Và khi sáng chế đó có sự phát triển thì tên người sáng chế mới được nhớ đến.
... tất cả những thứ cụ liệt kê từ post 846 đều chỉ là công cụ - những công cụ không phải là quan trọng nhất cho việc vẽ lại bản đồ
Người bình thường, biết đọc sách sẽ nói giống cụ về thực tiễn và mộng mơ. Nhưng một người chân thành sẽ nói với cụ rằng: Đọc sách mà không xa rời thực tế, không mơ mộng hão huyền thì đừng đọc sách nữa. Bởi sách không chỉ mang lại cho đàn ông cũng như đàn bà niềm đam mê cuộc sống, những cảm xúc lắng đọng, làm sâu sắc hơn nhận thức... mà nó còn, đôi khi, bất thình lình, khai mở nội tâm, hòa trộn ý thức và tiềm thức, biến bản năng và lý trí của người đọc thành một thứ gọi là trực giác, hoặc là mặc khải cho một ý tưởng chợt léo lên mạnh mẽ, củng cố và xác quyết tính đúng đắn của một chuỗi những suy tư - những suy tư chẳng thực tế bao giờ nhưng những bậc kỳ tài vung bút nghiêng thiên hạ, bẻ cong dòng lịch sử luôn là những người suy nghĩ rất mộng mơ trong con mắt của những kẻ tầm thường.
Thật ra, với tư cách là người đọc thì tranh luận về sách là vô bổ. Tuy nhiên, ta có thể trao đổi cái sự hiểu của mình. Nếu cụ muốn trao đổi với em về cuốn này, thì em tin là thớt sẽ không bị đóng.
Trước đây, nhiều lần ngắm nhìn giang sơn cẩm tú em cũng hồ nghi và cay đắng, rồi bâng khuâng tự hỏi nhự cụ. Nhwng giờ em không tìm câu trả lời nữa bởi em có nó từ lâu rồi. Cảm với sự vui của cụ nên em bộc bạch thế này.
Vùng Đông Á này có 3 tộc có khả năng vẽ lại bản đồ: Nhật bản, Trung quốc và... Việt Nam. Giờ thì xứ Việt chưa hội đủ những thứ cụ liệt kê, nhưng nó có một thứ mà không tộc người nào khác có được - đó là sự nhu hoà bén ngọt của nước. Giả như cụ đồng thuận với em điều đó, thì hẳn nhiên cụ sẽ hỏi tại sao lại đến nỗi này? Câu trả lời chẳng thể nói được ở đây.
Sao lại có người nói về sách hay như vậy. Phải chăng đó là nhờ tư duy mạch lạc, trả lời lưu loát, biện luận vững vàng, ngôn từ hoa mỹ.Cụ đúng. Chữ do ngưới Pháp sáng chế ra, nhưng dùng nó như thế nào - tức công năng truyền thông của nó - là do người Việt. Sáng chế có thể quan trọng, thậm chí là vĩ đại nhưng sẽ vô ích nếu nó không được dùng. Và khi sáng chế đó có sự phát triển thì tên người sáng chế mới được nhớ đến.
... tất cả những thứ cụ liệt kê từ post 846 đều chỉ là công cụ - những công cụ không phải là quan trọng nhất cho việc vẽ lại bản đồ
Người bình thường, biết đọc sách sẽ nói giống cụ về thực tiễn và mộng mơ. Nhưng một người chân thành sẽ nói với cụ rằng: Đọc sách mà không xa rời thực tế, không mơ mộng hão huyền thì đừng đọc sách nữa. Bởi sách không chỉ mang lại cho đàn ông cũng như đàn bà niềm đam mê cuộc sống, những cảm xúc lắng đọng, làm sâu sắc hơn nhận thức... mà nó còn, đôi khi, bất thình lình, khai mở nội tâm, hòa trộn ý thức và tiềm thức, biến bản năng và lý trí của người đọc thành một thứ gọi là trực giác, hoặc là mặc khải cho một ý tưởng chợt léo lên mạnh mẽ, củng cố và xác quyết tính đúng đắn của một chuỗi những suy tư - những suy tư chẳng thực tế bao giờ nhưng những bậc kỳ tài vung bút nghiêng thiên hạ, bẻ cong dòng lịch sử luôn là những người suy nghĩ rất mộng mơ trong con mắt của những kẻ tầm thường.
Em nghĩ hiện nay Hàn quốc cũng có thể so được. Nếu nói về sức sáng tạo thật sự, em thấy Hàn thậm chí còn qua mặt NhậtNói cho gọn: Cả châu Á chỉ có Nhật mới có thể so với dân da trắng. Cái này rút ra từ kinh nghiệm làm việc của em, không phải do đọc sách
Hàn quốc đang tụt hậu về khoa học cơ bản so với Nhật, do đó khả năng hiện thực sáng tạo bị bó buộc.Em nghĩ hiện nay Hàn quốc cũng có thể so được. Nếu nói về sức sáng tạo thật sự, em thấy Hàn thậm chí còn qua mặt Nhật
Em không mời rượu cụ được, máy không cho, cuốn truyện tranh Tsubasa đầy mộng mơ phần nào đó đã giúp bóng đá Nhật có ngày hôm nay đấy ạ.Cụ đúng. Chữ do ngưới Pháp sáng chế ra, nhưng dùng nó như thế nào - tức công năng truyền thông của nó - là do người Việt. Sáng chế có thể quan trọng, thậm chí là vĩ đại nhưng sẽ vô ích nếu nó không được dùng. Và khi sáng chế đó có sự phát triển thì tên người sáng chế mới được nhớ đến.
... tất cả những thứ cụ liệt kê từ post 846 đều chỉ là công cụ - những công cụ không phải là quan trọng nhất cho việc vẽ lại bản đồ
Người bình thường, biết đọc sách sẽ nói giống cụ về thực tiễn và mộng mơ. Nhưng một người chân thành sẽ nói với cụ rằng: Đọc sách mà không xa rời thực tế, không mơ mộng hão huyền thì đừng đọc sách nữa. Bởi sách không chỉ mang lại cho đàn ông cũng như đàn bà niềm đam mê cuộc sống, những cảm xúc lắng đọng, làm sâu sắc hơn nhận thức... mà nó còn, đôi khi, bất thình lình, khai mở nội tâm, hòa trộn ý thức và tiềm thức, biến bản năng và lý trí của người đọc thành một thứ gọi là trực giác, hoặc là mặc khải cho một ý tưởng chợt léo lên mạnh mẽ, củng cố và xác quyết tính đúng đắn của một chuỗi những suy tư - những suy tư chẳng thực tế bao giờ nhưng những bậc kỳ tài vung bút nghiêng thiên hạ, bẻ cong dòng lịch sử luôn là những người suy nghĩ rất mộng mơ trong con mắt của những kẻ tầm thường.