Em thuộc lứa 7x, vẫn học 1 chút tiếng Nga,và văn học Nga vẫn là 1 thứ khá quen thuộc với em. Em vẫn còn nguyên cái cảm xúc mơ màng về những thảo nguyên bát ngát, những cánh đồng thơm nồng mùi đất mới cày, ánh lên màu nâu nâu dưới nắng...
Và những câu chuyện được viết bằng lời văn mộc mạc, rất đời thường... Truyện Sông Đông của Mikhail Solokhov là 1 tập truyện ngắn như thế!
Khi em mở lại cuốn này để viết vài dòng dì viu, em không nhớ, nhưng như mặc định, em lướt tìm 1 đoạn truyện viết ca ngợi và căm thù người Đức.
Khoa học căm thù
Truyện viết về một chiến sỹ hồng quân có tên là Ghê-ra-xi-mốp trong cuộc chiến chống phát xít Đức. Từ một người thợ (nếu là 1 trí thức thì em ưng hơn - đỡ mang tiếng giai cấp công nông), anh ý ra trận chiến đấu, được chứng kiến những nỗi đau của nhân dân phải hứng chịu, bị thương và bị bắt làm tù binh, trải qua cuộc sống tồi tệ và những nỗi đau trong tù nhưng vẫn giữ đc tấm thẻ Đ ảng... (lại giai cấp
). Rồi anh ta trốn trại được, quay lại chiến đấu một cách mãnh liệt và điên dại, bằng cả tình yêu thương và lòng căm thù.
Cá nhân em cho rằng, tập truyện này mang màu sắc cổ động giai cấp vô sản công nông (cũng như Đất vỡ hoang...), nhưng vẫn đáng đọc và giữ lại trên giá sách.
Kính các cụ mợ vài trích đoạn:
"Trước chiến tranh, người ta đem đến nhà máy chúng tôi những cỗ máy chế tạo từ nước Đức. Mỗi khi lắp máy, tôi thường sờ mó các chi tiết và ngắm nghĩa hết bên này sang bên khác đến năm sau lần. Thật không thể chê vào đâu được! Đúng là những bàn tay thông minh đã làm ra các cỗ máy này. Tôi đã đọc nhiều tác phẩm của các nhà văn Đức, tôi yêu mến và đã quen kính trọng nhân dân Đức. Thật ra, cũng có lúc tôi cảm thấy ức, là vì sao một dân tộc yêu lao động và đầy tài năng như vậy mà lại chịu đựng được một chế độ tồi tệ như chế độ Hitler, nhưng nghĩ cho cùgn thì đó là việc của họ. Sau đó nổ ra cuộc chiến tranh ở Tây Âu...
Thế là tôi ra mặt trận và tự nghĩ: Kỹ thuật của bọn Đức mạnh, quân đội cũng khá. Mẹ kiếp, đánh nhau và bẻ gãy được xương sườn của một kẻ địch như vậy kể cũng thú vị. Mà chúng ta trước năm Bốn mốt cũng chẳng kém cạnh gì. Phải thừa nhận rằng tôi cũng chẳng mong đợi gì một lòng trung thực đặc biệt gì ở thằng địch này, làm sao lại có thể trông mong vào lòng trung thực của bọn phát xít được, nhưng cũng chưa bao giờ tôi nghĩ rằng mình phải đánh nhau với bọn khốn nạn vô lương tâm như quân đội Hitler."
"Em nằm giữa những cây khoai tây nát bét, một cô gái bé bỏng hãy còn hoàn toàn là một đứa trẻ con, còn xung quanh là những quyển vở và sách giáo khoa đẫm mau vương vãi... Mặt em bị lưỡi lê băm vằm trong rất khủng khiếp, tay em còn nắm chặt chiếc cặp học sinh mở tung. Chúng tôi phủ lên mình em chiếc áo mưa vải bạt và đứng lặng yên. Sau đó các chiến sĩ lặng lẽ tản đi, còn tôi thì tôi nhớ là vẫn đứng đấy như người hoá dại, miệng lẩm bẩm: "Báckốp. Pôlôvinkin. Địa lý tự nhiên. Sách giáo khoa cho trường trung học và phổ thông bảy năm". Đó là tôi đọc ở một trong những quyển sách giáo khoa vương vãi trên cỏ gần đấy, còn cuốn sách giáo khoa đó thì tôi biết rõ lắm. Con gái tôi cũng đang học lớp năm."
"Anh có hiểu được rằng sau khi nhìn thấy tất cả những gì mà bọn phát xít gây ra cho ta, chúng tôi đã trở nên hung hãn như thú rừng và không thể nào khác được. Tất cả chúng tôi đều hiểu rằng chúng tôi đánh nhau không phải với người mà với một lũ quái thai chó má khát máu. Dường như bây giờ chúng tàn sát, hãm hiếp, hành tội dân ta cũng tỉ mỉ, cẩn thận như khi chúng chế tạo những cỗ máy vậy. Sau đó chúng tôi lại phải rút lui, nhưng chúng tôi đã chiến đấu như quỷ dữ"
"Thế là chúng tôi đã học được cách chiến đấu thực sự, học được cả cách căm thù và cách yêu thương. Chiến tranh là một hòn đá mài, trong đó mọi thứ tình cảm đều được mài sắc."