- Biển số
- OF-436459
- Ngày cấp bằng
- 12/7/16
- Số km
- 8,111
- Động cơ
- 347,349 Mã lực
May quá, Nhà cháu tìm đc 1 "mọt sách" có cùng sự quan tâm về series của TG này.Cùng “ Sáu ngày của Condor” và “ Trên dặm đường cong”, iem lại vớ được " Nhân chứng một mắt", 1 cuốn trinh thám phá án có cái bìa khó có thể nhạt nhẽo hơn, đã thế lại giấy đen chữ mờ nữa chứ. Tác giả có tên là Éc Lơ – Xteli – Gác Nơ và nhân vật chính của cuốn sách nầy là luật sư Mây Sơn. Luật sư có nhiều người giúp việc và đắc lực nhất chính là cô thư ký Đen La.
Một người liền bà hoảng hốt, dưng mím mối đầy cương quyết rảo bước trong phố đêm. Bà ta tới một trạm điện thoại, lẩy bẩy gọi tới… quán cà phê “Ngỗng Vàng” và đòi cho gặp 1 vị khứa ở đó, luật sư Pê Ri Mây Sơn. Bà yêu cầu luật sư giúp mềnh 1 việc thật gấp gáp và quan trọng, ấy là đến gặp 1 người có tên là M. Đ. Các Lin và đưa cho ông này mẩu báocùng 500 đô la trong phòng bì mà luật sư sẽ nhận được chỉ sau đây ít phút.
Vị luật sư tò mò lắm. Nhận được bì thư khi đương nhấm nháp ngụm cà phê, ông kiểm tiền, xem kỹ mảnh báo mà hình dư được cắt da từ tờ “ Nữu Ước” dồi quyết định tìm hiểu sự việc. ông hỏi han một số thứ về người gới phong bì, tìm đến trạm điện thoại mà từ đó người ta đã gọi cho ông để thu thập một số thông tin và cũng để xem có vật chứng nào không. Sau khi oánh giá tình hình, Pê Ri Mây Sơn quyết định tới nhà Các Lin. Vài tiếng sau khi Mây Sơn ra về, nhà Các Lin bùng cháy sau một tiếng gì đó vang lên dư bom nổ. Có một xác người, án mạng đã xảy ra.
Pe Ri Mây Sơn là một luật sư nổi tiếng, đã thắng rất nhiều vụ kiện với khả năng…phá án rất tài tình. Đây là một vụ án cóa quá ít nhân chứng vật chứng, nhưng Mây Sơn đã bám vào đó, dùng khả năng suy luận lô gic để xâu chuỗi các tình tiết, bắt mọi thứ phải đúng vào đúng hàng đúng lối. Thủ phạm chả phải vừa. Hiện trường giả, tình huống giả, nhân vật giả…mọi thứ được lập lên để oánh lừa cảnh sát. Cảnh sát Mẽo, nghiệp vụ kém chứ đâu có tài giỏi dư cảnh sát Việt Nam ta, bị mắc miu nên liên tục phải chạy theo con đường mà thủ phạm dăng ra, nhiều khi đâm cả vào bụi rậm.
Mây Sơn cũng bị lừa, đến mức suýt thua ở tòa. Cơ mà ông kịp hoàn hồn, bình tĩnh trở lại để tiếp tục suy luận, xử lý lại các dữ liệu, phát hiện lại các đầu mối chênh vênh và cuối cùng một lần nữa chiến thắng từ một chi tiết ngoài rìa, để dồi phát hiện ra chân tướng thực sự ghê gớm của vụ việc.
Cuốn nầy có nhiều lập luận khá đơn giản dưng lại rất tài tình, khiến iem muốn theo dõi luật sư Mây Sơn nhiều hơn và quả thật, những vụ án về sau còn hay gấp bội. Mây Sơn phá đâu dư gần trăm vụ án và có khoảng hăm mấy vụ đã da mắt độc giả Việt Nam.
(3 cuốn sách thì...chỉ có một cuốn ghi đúng tên tác giả, thế chứ lị)
Các tác phẩm của E.S Gardner được viết rất rành mạch, các sự kiện diễn ra dồn dập, dẫn dắt người đọc đi theo nhiều ngả, khi thì tự suy ngẫm theo những thông tin hiển hiện, khi thì cùng lối với cảnh sát điều tra và thường rụt rè nhưng háo hức dõi theo những lập luận của Mason, vị luật sư hình như không bao giờ bỏ qua những tình tiết, những yếu tố, những đặc điểm nhỏ nhất. Tất nhiên, nút thắt sẽ được mở da ở gần cuối, chỉ với 1 chi tiết không hợp lô-gíc vô cùng nhỏ nhặt và thường là khi thân chủ của Mason đã đứng trước tòa.
Luật sư Mason, có nhẽ đại diện cho những thứ mà Gardner mong muốn: Nhân hậu, công bằng và công lý. Gardner cũng từng là một luật sư và có phải những gì Mason nói, đại loại dư “Nhân danh bị cáo, tôi xin tuyên bố rằng, bị cáo không muốn được tha bổng do những tiểu xảo của các yếu tố hợp pháp… Bị cáo muốn có sự thật, toàn thể sự thật và sự thật của chân lý” hay “ Trên thực tế chỉ có một cách thức duy nhất, đó là: Khi anh có chính nghĩa trong cuộc chiến, anh phải chiến đấu không ngừng để giành thắng lợi”…. là những điều ông muốn nhưng không thể nói.
E.S. Gardner là nhà văn Mỹ bán nhiều sách nhất trong thế kỷ 20 cho đến khi ông qua đời vào niên 1970. Người ta nói sách của Erle Stanley Gardner bán chạy hơn cả bốn tác giả nổi tiếng Agathe Chistie, Harold Robbins, Barbara Cartland và Louis L’amour cộng lại.
Erle Stanley Gardner, một tác giả luôn được độc giả mong chờ.
Erle Stanley Gardner, một ( trong số rất ít) tác giả có thể sánh ngang ngài Authur Conan Doyle.
Đúng như cụ nhận định, E.S Gardner có lẽ sánh ngang vs Authur Conan Doyle khi đưa nhân vật chính xuyên suốt chiều dài các tác phẩm để giải mã các vụ án mà các bằng chứng đều chống lại chính thân chủ của mình rất rõ ràng. Nhưng vs khả năng suy luận nhạy bén + lương tâm của 1 người trợ giúp pháp lý đã ko buông xuôi khi trực giác mách bảo người thân chủ vô tội...
Thú vị nhất có lẽ là cuốn "Con vịt chết chìm" (18 năm sau). Tiếc là cuốn này nằm dưới đáy tủ sách nên chưa thể review cụ thể đc.
Giờ nhà cháu chỉ thiếu cuốn "Cô gái bụi đời".