cccm đã có ai đọc cuốn này chưa ạ? Nếu có thì cho em xin vài lời chỉ dẫn.
Nhà em hay tìm đọc những cuốn mang tính hồi ký cuộc đời ntn, để mon men tới những tư duy/quan điểm (dù đúng, dù sai) của những "bộ óc" vĩ đại ấy.
Iem chưa đọc cuốn
MEIN KAMPF, cơ mà nghe đài báo ti vi cứ là ra rả về ló (được Hít Le viết da khi y đang ở tù, nói da tất cả tâm tư suy tính, đường đi nước bước trong các vấn đề về nhân tình thế thái ở thì tương lai) trong các chương trình về
phát xít Hít Le 3 que xỏ lá ăn cắp cá của nhân dân ăn cắp quần của bộ đội. Hít Le là kẻ nói là làm, nên tất cả những gì trong sách thì y bèn đem thực hiện sau khi dùng tài hùng biện xuất chúng thôi miên nước Đức, kể cả chiện trì hoãn tạm thời với nước Nga dồi sau sẽ trở mẹt.
Iem xin rì viu 3 cuốn của 3 người đã oánh bại phát xít Hít Le. Cả 3 đều là kỳ tài thiên hạ và sách của họ có nhiều chi tiết có thể bổ trợ hoặc loại trừ lẫn nhau, âu cũng là điều thú vị.
Trước tiên là
“Nhớ lại và suy nghĩ” hồi ký của nguyên soái
Giu Cốp cái hẵng.
Giu Cốp là vị thống tướng hồng quân nổi tiếng nhất của thế kỷ trước, được công nhận là một trong những vị tướng giỏi nhất trong lịch sử nhân loại và lại là người góp công lớn oánh bại Hít Le nên hồi ký của ông bán chạy hết sức.
Cơ mà, iem thật, đây lại là cuốn hồi ký chán nhất, chán hơn nhiều so mấy lị cuốn hồi ký chán nhì trong các cuốn hồi ký mà iem đã đọc.
Với giọng văn bình bình, tà tà, Nguyên soái
Giu Cốp kể lướt qua thời thơ ấu mấy lị thanh niên. Ông bỏ qua nhiều biến cố gớm ghê của đời mình mà chỉ tập trung vào thế chiến thứ 2 ( âu cũng là điều dễ hiểu vì các nhà xuất bản đã gạch đi 1/10 nguyên bản, đồng thời …ép
Giu Cốp thêm vào 1 số chi tiết không có thực để đẹp lòng cấp trên. Nghe nói trước khi đưa in, người ta lại… biên tập bớt đi thêm 1/10 số chữ cho phải phép).
Các nhân vật trong
“Nhớ lại và suy nghĩ” cũng mờ nhạt và
Xtalin cũng không ngoại lệ ( mặc dù có những câu thoại hết sức chân thực dư khi
Giu Cốp alo báo tin,
Xtalin thốt lên: Hỏng dồi. Thằng đểu! Tiếc là không bắt sống được nó. Xác Hít Le ở đâu?). Thông tin về nguyên soái
Rô Cô Xốp Ski ( người duy nhất được phong nguyên soái 2 nước , từng bị “nhập kho” trước thế chiến 2 và sau làm… bộ trưởng quốc phòng Ba Lan) cũng rất ít ỏi. Cũng phải thôi, những sự kiện gớm ghiếc của chính mình,
Giu Cốp còn bỏ qua ( hoặc bị…bắt buộc phải bỏ qua), nói gì đến chi tiết của những người khác.
9/10 1000 trang sách ( Bản tiếng Việt) nói về cuộc đời binh nghiệp của
Giu Cốp. Vị tướng lừng danh kể lại chến thuật, chiến lược, thống kê quân số vũ khí, phân tích địch ta... thật bình thản, không cường điệu hóa và cũng không kịch tính hóa ( Đọc rồi iem cứ nghĩ đến hình ảnh 1 vị tướng mặt không biến sắc trong tình thế trăm bề nước sôi lửa bỏng). Ông như một người lính làm trọn trọng trách khi được cấp trên giao phó, từ nhiệm vụ nhỏ đến to, từ chức vụ bé đến nhớn.
Giu Cốp có con mắt tinh tường để nhìn xuyên qua các trận đánh, có trí tuệ tinh tế, sâu sắc để có thể vạch ra những phương án tối ưu oánh quân thù.
Giu Cốp là vị tướng bách chiến bách thắng, nhưng ông lại thua…chính cuốn hồi ký của mình. Một cuốn hồi ký (Với gọng văn đậm chất xô Viết) mà thật da không góp được nhiều thông tin mới và cũng không có những chuyện thâm cung bí sử, thậm chí còn rất nhiều thông tin cổ lỗ và sai lệch ( dư kiểu Anh Mỹ trì hoãn mở mặt trận thứ 2 mà thật da thì chính …Nga La Tư mới làm điều đó…vv).
Cơ mà vẫn là 1 cuốn nên đọc để biết 1 phần của thế chiến thứ 2, iem cho là thế.