[Funland] Rất nhiều Giáo sư & Tiến sĩ ...nhưng ...!

Xe_lu_2016

Xe tăng
Biển số
OF-445797
Ngày cấp bằng
17/8/16
Số km
1,313
Động cơ
217,410 Mã lực
Các cụ thấy ta có nguyên 1 Quốc tử giám ghi tên các tiến sỹ lên bia Rùa mà lịch sử không hề nhắc đến công trạng hay thành tựu khoa học, kinh tế. Vậy mà thời nay còn dự định lập bia Rùa tiếp đấy, sự háo danh nó có truyền kiếp hay sao ấy.
 

ToRung

Xe buýt
Biển số
OF-37644
Ngày cấp bằng
9/6/09
Số km
710
Động cơ
475,450 Mã lực
Cụ lại phải đọc lại tiêu chuẩn xét duyệt PGS, GS đi. Không có cái ấy thì sao đc xét duyệt.
Về TS cũng thế, không có bài báo QT thì không ai cho bảo vệ cả.
Tặng cụ bài báo, cụ tự nghiên cứu :)

trong số 85 GS được xét duyệt lần này thì có 56 giáo sư có bài báo đăng trên tạp chí ISI và Scopus với số lượng 924 bài, trung bình 16,5 bài/giáo sư có bài trên tạp chí ISI/Scopus, chiếm gần 66%. Như vậy, khoảng 34% giáo sư được xét duyệt năm 2017 không có bài báo khoa học đăng trên các tạp chí nổi tiếng quốc tế.

trong số 1.141 PGS được xét duyệt thì có 532 người có bài báo đăng trên các tạp chí nổi tiếng thế giới, chiếm 46,6%, tức là trên 53% phó giáo sư được xét duyệt năm nay không có bài báo khoa học trên các tạp chí ISI/Scopus.
http://dantri.com.vn/su-kien/hang-loat-gs-pgs-khong-co-bai-bao-isi-scopus-giao-duc-20180205184148206.htm
 

Bèo Bọt

Xe tăng
Biển số
OF-173168
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
1,977
Động cơ
355,224 Mã lực
đều mệ, sắp sửa hoá hổ đến nơi rồi còn học với hành.
 

ToRung

Xe buýt
Biển số
OF-37644
Ngày cấp bằng
9/6/09
Số km
710
Động cơ
475,450 Mã lực
Cụ lại phải đọc lại tiêu chuẩn xét duyệt PGS, GS đi. Không có cái ấy thì sao đc xét duyệt.
Về TS cũng thế, không có bài báo QT thì không ai cho bảo vệ cả.
Còn đây là tiến sỹ:

Theo số liệu từ Bộ KH&CN, số lượng công bố quốc tế ISI của Việt Nam trong vài năm trở lại đây chỉ khoảng từ 2-3 ngàn bài báo mỗi năm.

Tính ra, trong thời gian 1 năm, trung bình 5 tiến sĩ mới có được một bài báo quốc tế. Nếu tính theo số cán bộ nghiên cứu (4 trình độ) thì trung bình cần tới 47 người mới cho ra 1 bài báo quốc tế trong 1 năm.
Từ năm 2017, để bảo vệ cần có 1 bài trên ISI-Scopus, đó là 1 bước tiến bộ (chỉ mới 1 bước thôi nhé :). Còn sau khi "đắc đạo" đạt bằng tiến sỹ rồi thì không cần ISI-Scopus nữa? :) Em thì quan niệm "đắc đạo" đạt bằng tiến sỹ cũng quan trọng, nhưng mới là đạt chuẩn tối thiểu, 1 công trình. Quan trọng là đóng góp sau đó.

Em không dìm hàng các cụ PGS GS TS, vì nhiều người giỏi và có nhiều đóng góp, nhưng ngược lại nhiều PGS GS TS cũng không nên tự hào. Nên cái danh PGS GS TS với "chuẩn mực" như thế thì cũng chẳng là gì cả, trong nhiều trường hợp chỉ là danh hão để ghi điếu văn.

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/mot-nam-5-tien-si-moi-co-mot-bai-bao-quoc-te-309948.html
 
Chỉnh sửa cuối:

Samdoria

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-499030
Ngày cấp bằng
20/3/17
Số km
320
Động cơ
190,044 Mã lực
Tuổi
47
Bác Big Light cũng là giáo sư đấy nhé. Mà dạo này bật tivi thấy bác xuất hiện với cường độ dày đặc
 

PDlong

Xe điện
Biển số
OF-482555
Ngày cấp bằng
6/1/17
Số km
2,667
Động cơ
178,338 Mã lực
Tuổi
32
5-10 năm nữa, phổ cập nông dân cũng có bằng ĐH co kịp CN 4.0
Còn e và các cụ bằng ĐH ở đây thì sẽ phổ cập thạc sĩ, tiến sĩ :))
 

Xe gòng

Xe điện
Biển số
OF-183604
Ngày cấp bằng
5/3/13
Số km
3,525
Động cơ
367,506 Mã lực
phản ánh quá đúng thực trạng giáo dục VN roài
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,471
Động cơ
900,142 Mã lực
TS và GS chỉ có mỗi việc giảng dậy và nghiên cứu!
Ở VN rất nhiều người chẳng liên quan gì đến giảng dậy hay nghiên cứu cũng làm Ts với GS. Họ làm quá dễ dàng, nhất là mấy ông có chức, có quyền, cho nên các ông ấy coi thường tất cả những Ts với GS rất khó nhọc mới đạt được. XH thấy họ chẳng hề xứng với cái học hàm (và học vị) họ có nên coi khinh họ và coi khinh tất cả những người làm công tác giảng dậy, nghiên cứu.
Đó là thảm họa cho nền giáo dục và khoa học của VN!
Chẳng XH nào có thể tồn tại và phát triển mà không cần giáo dục cho thế hệ kế tiếp, xã hội hiện đại lại càng cần khoa học, công nghệ để tồn tại!
 

luuanhchien

Xe buýt
Biển số
OF-411460
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
999
Động cơ
231,423 Mã lực
Chả cần bảng xếp hạng này và số lượng gs pgs ts. Cứ nhìn xem bao nhiêu sinh viên nước ngoài sang Việt Nam học ngoài lào campuchia là rõ
 

Phucghe

Xe tăng
Biển số
OF-417133
Ngày cấp bằng
17/4/16
Số km
1,609
Động cơ
231,960 Mã lực
Còn đây là tiến sỹ:



Từ năm 2017, để bảo vệ cần có 1 bài trên ISI-Scopus, đó là 1 bước tiến bộ (chỉ mới 1 bước thôi nhé :). Còn sau khi "đắc đạo" đạt bằng tiến sỹ rồi thì không cần ISI-Scopus nữa? :) Em thì quan niệm "đắc đạo" đạt bằng tiến sỹ cũng quan trọng, nhưng mới là đạt chuẩn tối thiểu, 1 công trình. Quan trọng là đóng góp sau đó.

Em không dìm hàng các cụ PGS GS TS, vì nhiều người giỏi và có nhiều đóng góp, nhưng ngược lại nhiều PGS GS TS cũng không nên tự hào. Nên cái danh PGS GS TS với "chuẩn mực" như thế thì cũng chẳng là gì cả, trong nhiều trường hợp chỉ là danh hão để ghi điếu văn.

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/mot-nam-5-tien-si-moi-co-mot-bai-bao-quoc-te-309948.html
Về đạt chuẩn thì em với cụ thống nhất với nhau rồi nhé.
Về đóng góp thì cụ lại phải nhìn nền kinh tế và ngân sách. Không một ông gs, ts nào muốn sau khi có bằng ngồi chơi. Với họ, không làm gì chính là 1 hình phạt. Cái này cụ vào viện hàn lâm khcnvn thì sẽ rõ. Họ thật sự cần đề tài để làm việc. Nhưng hỡi ôi, 1 viện có 30 ts, pgs nhưng ngân sách rót cho viện đó chỉ có 5 đề tài là cùng, cạnh tranh nhau quyết liệt hơn doanh nghiệp ngoài. Lúc đó thì 20 ông sẽ chơi. Các doanh nghiệp như vn sẽ ko bao giờ thuê họ viết báo. Vậy họ đáng thương hay đáng ghét mặc dù học xong cái ts hết mấy trăm triệu, bở hơi tai.
 

ToRung

Xe buýt
Biển số
OF-37644
Ngày cấp bằng
9/6/09
Số km
710
Động cơ
475,450 Mã lực
Về đạt chuẩn thì em với cụ thống nhất với nhau rồi nhé.
Về đóng góp thì cụ lại phải nhìn nền kinh tế và ngân sách. Không một ông gs, ts nào muốn sau khi có bằng ngồi chơi. Với họ, không làm gì chính là 1 hình phạt. Cái này cụ vào viện hàn lâm khcnvn thì sẽ rõ. Họ thật sự cần đề tài để làm việc. Nhưng hỡi ôi, 1 viện có 30 ts, pgs nhưng ngân sách rót cho viện đó chỉ có 5 đề tài là cùng, cạnh tranh nhau quyết liệt hơn doanh nghiệp ngoài. Lúc đó thì 20 ông sẽ chơi. Các doanh nghiệp như vn sẽ ko bao giờ thuê họ viết báo. Vậy họ đáng thương hay đáng ghét mặc dù học xong cái ts hết mấy trăm triệu, bở hơi tai.
Em không đáng thương hay đáng ghét, no mercy, không biết lỗi của ai, không phải lỗi của em :) Em chỉ quan tâm thực tế là nhiều PGS GS TS mà đóng góp ít, 5 TS mới có 1 bài uy tín (và có vẻ cụ đồng ý như thế vì chỉ 10 ông có đề tài/30 ông), vậy thì nhiều PGS GS TS làm gì?
 

Phucghe

Xe tăng
Biển số
OF-417133
Ngày cấp bằng
17/4/16
Số km
1,609
Động cơ
231,960 Mã lực
Em không đáng thương hay đáng ghét, no mercy, không biết lỗi của ai, không phải lỗi của em :) Em chỉ quan tâm thực tế là nhiều PGS GS TS mà đóng góp ít, 5 TS mới có 1 bài uy tín (và có vẻ cụ đồng ý như thế vì chỉ 10 ông có đề tài/30 ông), vậy thì nhiều PGS GS TS làm gì?
Cụ hỏi cũng giống như hỏi: thất nghiệp đầy sao vẫn đào tạo đại học.
Một người làm việc trong ngành khoa học có bằng ts thì có thể có, có thể không nhưng có cơ hội nhận đc đề tài để nâng cao vị thế của mình . nếu ko có bằng ts thì suốt đời không.
Giả sử cụ ở vị trí như thế, cụ có học ts không? 100% những người làm ngành này đều yes. Chỉ lo ko có điều kiện.
Gs, ts không nợ bất cứ ai cái gì, họ học họ tự bỏ tiền, cũng giống như các kỹ sư, sau khi học xong họ phải tự bươn trải và ko ai có quyền đòi hỏi gì ở họ. Muốn họ làm ra cái gì thì xin mời bỏ tiền ra đây. Quy luật này là trên toàn thế giới.
 

ToRung

Xe buýt
Biển số
OF-37644
Ngày cấp bằng
9/6/09
Số km
710
Động cơ
475,450 Mã lực
Cụ hỏi cũng giống như hỏi: thất nghiệp đầy sao vẫn đào tạo đại học.
Một người làm việc trong ngành khoa học có bằng ts thì có thể có, có thể không nhưng có cơ hội nhận đc đề tài để nâng cao vị thế của mình . nếu ko có bằng ts thì suốt đời không.
Giả sử cụ ở vị trí như thế, cụ có học ts không? 100% những người làm ngành này đều yes. Chỉ lo ko có điều kiện.
Gs, ts không nợ bất cứ ai cái gì, họ học họ tự bỏ tiền, cũng giống như các kỹ sư, sau khi học xong họ phải tự bươn trải và ko ai có quyền đòi hỏi gì ở họ. Muốn họ làm ra cái gì thì xin mời bỏ tiền ra đây. Quy luật này là trên toàn thế giới.
Đó là lãng phí tài nguyên xã hội cụ ạ; những người giỏi cứ ngồi nhổ râu hoặc viết hóa đơn quyết toán đề tài. Xã hội hiệu quả là phân bổ tài nguyên hợp lý.

Thôi, em không nói nữa, cũng chẳng liên quan đến em.
 

culichuyennghiep

Xe buýt
Biển số
OF-528492
Ngày cấp bằng
24/8/17
Số km
924
Động cơ
180,035 Mã lực


Không lời
 

butchikim

Xe ngựa
Biển số
OF-55660
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
29,585
Động cơ
27,508 Mã lực
Nơi ở
...là đảo xa
Thủ tướng yêu cầu rà soát việc xét chuẩn giáo sư, phó giáo sư

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD-ĐT, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước rà soát lại việc bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Văn bản cho hay, sau khi Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017, có nhiều thông tin (kể cả trên các phương tiện thông tin đại chúng) phản ánh số lượng ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư tăng đột biến so với các năm trước, cùng nhiều lo ngại về chất lượng (như không có đủ sách hoặc bài báo khoa học, không có đủ thời gian giảng dạy, nghiên cứu khoa học...).


Số người đạt chuẩn GS, PGS năm 2017 tăng đột biến
Một số thành viên Hội đồng có rất ít (thậm chí không có) công bố nghiên cứu khoa học quốc tế so với các ứng viên.

Không ít thông tin cho rằng đã có những dấu hiệu không bình thường khi thời gian nộp hồ sơ được kéo dài như một "đợt vét" trước khi có quy định mới về tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư và có ứng viên phải nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước nghiêm túc xem xét, rà soát kỹ lưỡng bảo đảm chất lượng theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/2/2018.

Trước đó, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017.

Theo kết quả có 85 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, 1.141 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư. Số lượng đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 cao hơn năm trước là 534 người, còn so với năm 2015, số người đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 cao gấp 2,34 lần.

Theo Hội đồng chức danh GS Nhà nước, số lượng phó giáo sư tăng đột biến là do năm nay ngày hết hạn nộp hồ sơ lùi lại nửa năm (đến ngày 5/1), theo đó, các bài báo, sách xuất bản, đề tài nghiệm thu của các ứng viên... cũng được lùi lại nửa năm.

Lê Huyền

Bớt mừng một chút, để đây hóng ... 20/02
 

Bach Viet 1

Xe tải
Biển số
OF-300278
Ngày cấp bằng
1/12/13
Số km
482
Động cơ
311,070 Mã lực
Nghiên cứu triển khai thực tiễn thường thực hiện bởi các Viện (đúng như bác nói) hoặc các công ty. Tuy nhiên nhiệm vụ nghiên cứu ở các trường đại học cũng không kém quan trọng là đưa ra các ý tưởng, phương pháp đột phá. Vì trường ĐH thường là các hub tập trung mật độ chất xám cao.

Nhưng dù ở nước nào, ở các trường ĐH tốt, nhất là về kỹ thuật, theo em đơn vị thường có 2 nguồn thu: giảng dạy và nghiên cứu. Hầu hết những đơn vị giỏi, nguồn thu chính là từ nghiên cứu. Các đơn vị xuất sắc vừa có nhiều tiền từ nghiên cứu, vừa đào tạo được nhiều sinh viên chất lượng.

Đọc thoáng em nghĩ bác ở châu Á (Nhật, Hàn) hoặc Mỹ. Hóa ra bác ở Đức. Em cũng hơi ngạc nhiên vì bác nói: dễ sa thải GS, bác cầm slide chiếu cho GS. Thật ra em cũng không biết hết được. Ý kiến trên dựa trên hiểu biết cá nhân của em, cố gắng mô tả lại vấn đề một cách đơn giản, tổng quát nhất. Cũng có thể mỗi trường, mỗi đơn vị có mục tiêu, nhiệm vụ không giống nhau.


Trường đại học ở đâu cũng vậy, mục đích được dựng lên là để đào tạo, công việc nghiên cứu chỉ là phần hỗ trợ. Để nghiên cứu rất nhiều trường đại học có các viện nghiên cứu trực thuộc.
Em không phủ nhận là có nghiên cứu ứng dụng trong các trường đại học, nhưng đó chỉ là các nghiên cứu không phức tạp, ít đòi hỏi trang thiết bị cao cấp. Để thực hiện những nghiên cứu phức tạp hơn đã có các viện nghiên cứu chuyên ngành được tranh bị tốt hơn rất nhiều!
Ở VN chắc chỉ có lĩnh vực y học gắn khá tốt giữa nghiên cứu cơ bản-ứng dụng-triển khai, còn các lĩnh vực khác thì tiền ai được cấp, người ấy tiêu, gần như chẳng có liên kết.
Còn ở nhiều nước các giáo sư của các trường vẫn được mời làm chủ trì các đề tài nghiên cứu của các viện, cũng như các trưởng bộ môn của các viện vẫn thường xuyên được mời về giảng dậy ở các trường (và vì thế họ vẫn là giáo sư dù công tác ở viện)!
Như trường hợp của ông giáo em, ông ấy là trưởng bộ môn chuyên đi câu các đề tài nghiên cứu, nhưng công việc chính của ông ấy là giảng dậy. Ở Đức người ta chẳng điểm danh sinh viên lên lớp mà ngược lại họ đếm số sinh viên đến nghe giảng của các giáo sư. Ông nào giảng hay, không chỉ sinh viên của trường mà sinh viên của mọi nơi khác cũng đến nghe (khi đếm họ chỉ quan tâm đến số lượng sinh viên trong phòng giảng, chẳng quan tâm có phải là sinh viên của trường hay không). Các kết quả nghiên cứu của ông ấy cũng phục vụ để cho bài giảng của ông ấy kéo được nhiều sinh viên đến nghe. Ông giáo sư nào giảng mà không có sinh viên thì chẳng cần chờ 2 năm hết hợp đồng để người ta mời ra khỏi trường!
Gần chục năm làm công tác viên khoa học (trừ mấy tháng học tiếng), công việc chính của em ngoài làm thí nghiệm, thì là xử lý số liệu, viết báo cáo rồi cắp tráp theo ông ấy đi các hội nghị khoa học, hoặc cầm slice chiếu khi ông ấy giảng bài...!
Có thời gian ông ấy cũng đi tư vấn cho các doanh nghiệp (em cũng được ký hợp đồng ăn theo), đến khi ông ấy sắp về hưu viết thư hỏi em có nên làm doanh nghiệp hay không. Em đề nghị ông ấy đưa cho em 1/2 số tiền ông ấy tích lũy được. Ông ấy hỏi để làm gì, em trả lời "Để khi ông bị phá sản, tôi trích dần tiền cho ông tiêu, chẳng bị người ta thu hết!". Ông ấy chẳng sờ tát ấp nữa mà tiếp tục đi báo cáo khoa học ở các hội nghị, gần đây mới nghỉ hẳn!
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,471
Động cơ
900,142 Mã lực
...
Nhưng dù ở nước nào, ở các trường ĐH tốt, nhất là về kỹ thuật, theo em đơn vị thường có 2 nguồn thu: giảng dạy và nghiên cứu. Hầu hết những đơn vị giỏi, nguồn thu chính là từ nghiên cứu. Các đơn vị xuất sắc vừa có nhiều tiền từ nghiên cứu, vừa đào tạo được nhiều sinh viên chất lượng.

Đọc thoáng em nghĩ bác ở châu Á (Nhật, Hàn) hoặc Mỹ. Hóa ra bác ở Đức. Em cũng hơi ngạc nhiên vì bác nói: dễ sa thải GS, bác cầm slide chiếu cho GS. Thật ra em cũng không biết hết được. Ý kiến trên dựa trên hiểu biết cá nhân của em, cố gắng mô tả lại vấn đề một cách đơn giản, tổng quát nhất. Cũng có thể mỗi trường, mỗi đơn vị có mục tiêu, nhiệm vụ không giống nhau.
Ở Đức giáo sư chỉ tồn tại theo từng vị trí giảng dậy (có 1 bác giáo sư đang giảng dậy ở Mỹ cũng đang phát biểu như vậy khi nói về số lượng giáo sư tăng đột biến năm nay), họ gọi là Lehrstuhl (từ ghép Lehr: giảng dậy; Stuhl: ghế ngồi). Hợp đồng thường ký 2 năm một. 1 trường có bao nhiêu bộ môn thì có đúng từng ấy Lehrstuhl, tức là từng ấy ông giáo sư. Chỉ khi nào ông giáo sư đang giữ vị trí ấy thôi (nghỉ hưu, đi chỗ khác,...) người ta mới tổ chức tuyển chọn người khác vào. Tuyển chọn qua 1 hội đồng đánh giá, các ứng cử viên phải đứng ra bảo vệ. Người Đức hầu như chỉ chọn người đã là tiến sỹ khoa học (Doktor Habil) làm ứng cử viên. Những ông tiến sỹ khoa học khác chưa được làm giáo sư thì vẫn đuợc lên lớp giảng bài nhưng chỉ là Dozent (chắc như mình gọi là phó giáo sư). Lũ tiến sỹ thường (ngày xưa gọi là phó tiến sỹ) như tụi em chỉ làm trợ giảng, hướng dẫn seminar, chiếu slice,...!
Em đã viết trong bộ môn chỉ có 2 người nhận lương từ nhà nước Đức cấp (Bang) là trưởng bộ môn (tức là ông giáo sư) và bà thư ký, những người còn lại lương theo tiền đề tài ông ấy kéo về được. Ông giáo sư nào kéo được nhiều đề tài thì có nhiều quân (vì trả được lương cho họ) và ngược lại. Cũng vì vậy mà vị trí trưởng bộ môn có sự cạnh tranh với nhau rất gay gắt. Họ luôn làm việc trong stress, không chỉ phải kéo đủ đề tài về để có tiền nuôi quân, phải chuẩn bị bài giảng tốt để kéo được sinh viên đến nghe giảng, và còn phải giúp lũ nghiên cứu sinh làm được luận án để bảo vệ thành công.
Còn dạng đề tài như em đã mô tả. Nghiên cứu lý thuyết dù đòi hỏi kiến thức uyên thâm, nhưng thường lại không đòi hỏi trang thiết bị quá phức tạp!
Em cũng mong các bác đừng vơ đũa cả nắm về các giáo sư Việt. Em quen khá nhiều người thường xuyên sang đó giảng bài ở các trưởng đại học ở Đức. Có 1 bác giáo sư của ĐHBK HN giảng bài xong ra cửa hàng đứng bán quần áo cho bà ấy làm lũ sinh viên VN rất phản đối, vì với người Đức giáo sư là 1 vị trí rất được xã hội kính trọng!
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top