Xin hỏi các chuyên gia bò sát, rắn gì đây ạ, có độc không?
View attachment 5374935
Con trong ảnh là Hổ mang bành, con này hơi nhỏ.
Độc thì ... rất độc, tuy nhiên tùy vào môi trường và tuổi rắn mà mức độ độc khác nhau mà số lượng và chất lượng độc trong nọc rắn cũng khác nhau. Rắn nuôi lấy nọc tuy số lượng nọc nhiều nhưng chất lượng lại kém hơn nọc rắn tự nhiên. Nhất là những vùng hoang dã cỏ dại. Truyền thuyết nói rằng đêm trăng sáng rắn ngóc đầu lên hớp sương trên lá để tinh luyện nọc cho độc ngày càng mạnh hơn.
Rắn ít khi chủ động tấn công người và các súc vật lớn nếu không khiêu khích nó trước, vì nó cũng có não nên nhận biết được, khi nó nhìn động vật lớn hơn thì cũng như người nhìn thấy con voi sẽ chủ động lẩn trốn hoặc nằm im giả làm khúc gỗ. Rắn chỉ cắn lại lại khi nó bị tấn công do bản năng tự vệ, hoặc nó chủ động tấn công con mồi mà thấy có đối thủ nó tưởng định tranh mồi của nó, khi rắn đang đuổi cóc ếch thì không nên đuổi theo tấn công nó lúc này vì bản tính hung dữ đang lên cao nhất và nó đang gồng mạnh nhất để tấn công nên cực kỳ nhanh nhẹn và hung hãn.
Quê em có nhiều người biết bắt rắn, bài học đầu tiên khi còn nhỏ tập bắt rắn là phải biết "chơi đùa" với rắn, vuốt ve tỏ ra hiền từ với rắn, rồi thật nhanh chí cổ hoặc túm chặt đuôi và quay tít để máu và dịch trong người rắn dồn lên đầu làm tê liệt rắn. Em thì chịu, gặp rắn tốt nhất là thủ cây gậy quật nát đầu nó sớm nhất có thể.
Rắn độc nhất mà em biết đến là Rắn Cạp nia (nhỏ, khúc đen khúc trắng, lên cạn thì chậm, nhưng bơi dưới nước khá nhanh) - quê em truyền miệng gọi là thất bộ xà nghĩa là khi người bị cắn đi được 7 bước sẽ gục (truyền thuyết nói hơn quá lên vậy chứ thực tế em gặp nhiều người thoát chết khi bị con này cắn nếu cấp cứu kịp thời, và cũng gặp 2 người bị cắn sau chết do chủ quan và tự chữa bằng thuốc gia truyền), độc của dòng cạp nong - cạp nia là độc thần kinh, khi bị trúng độc thì dấu hiệu mê man rất nhanh mặc dù vết cắn nhỏ và chưa ứ máu thâm tím đen.
Rắn hổ mang thuộc dòng độc máu, vết cắn sớm ứ đọng, tím đen lan rộng dần.
Kinh nghiệm bị rắn cắn là garo, sau đó để người bị cắn nằm im ít vận động và chuyển cấp cứu đến bệnh viện sớm nhất có thể, tại bệnh viện có huyết thanh kháng độc và thuốc giải độc sẽ cứu mạng được sớm, các bài thuốc cổ truyền dân gian thì tác dụng hạn chế do chỉ kháng trực tiếp với từng tên cụ thể của con rắn rõ ràng nhất, không giải độc và kháng độc phổ rộng được.
Thày thuốc dân gian và bác sỹ giỏi nhìn vết cắn sẽ phân loại được là loài nào cắn và cho thuốc phù hợp để sớm hồi phục và ít di chứng.