- Biển số
- OF-453554
- Ngày cấp bằng
- 15/9/16
- Số km
- 6,292
- Động cơ
- 248,165 Mã lực
- Tuổi
- 44
Vâng. Cảm ơn cụ.Dạo này củi lửa, lò bếp hot quá nên em không mở thớt mới. Chờ lắng lắng, em kể câu chuyện khác cũng đầy uẩn khúc nhưng có hậu. Cụ chờ nhé!
Vâng. Cảm ơn cụ.Dạo này củi lửa, lò bếp hot quá nên em không mở thớt mới. Chờ lắng lắng, em kể câu chuyện khác cũng đầy uẩn khúc nhưng có hậu. Cụ chờ nhé!
thoát gì thì thoát, chạy trốn gì thì chạy trốn nhưng bỏ cha bỏ mẹ 1 mạch như thế thì máu lạnh quá cụ ạ.Thực tế giai đoạn đó đói lay đói lắt, tác giả có đề cập đến cơn đói cồn cào kéo đến bà mẹ phải giấu đồ cho con ăn khi đi làm HTX.
Nvc được thoát khỏi lũy tre làng và nhìn thấy nhiều cái khác với cái hiện tại, nghèo đói và cổ hủ nên tâm lý muốn thoát ly
Đúng rồi, kịch bản cũng phải để em duyệt đã.Forum này thì không phải duyệt - nhưng biên tập lại thành sách và muốn được phát hành thì bức thư ông bố viết cho con trai và con gái trước lúc đi xa thì phải sửa nội dung cụ nhá
Luôn đi cho máu cụ ơi!Dạo này củi lửa, lò bếp hot quá nên em không mở thớt mới. Chờ lắng lắng, em kể câu chuyện khác cũng đầy uẩn khúc nhưng có hậu. Cụ chờ nhé!
Em oánh dấu phát ạ. Cảm ơn cụ.Em xin lỗi cccm, tối hôm qua có việc riêng nên không online được, trưa nay em sẽ tiếp tục câu chuyện. Mời cccm theo dõi tiếp ạ!
***
Thời gian điều trị kết thúc cũng là lúc anh và Thắng nhận được quyết định xuất ngũ. Đêm trước ngày chia tay hai thằng bạn thân lai rai nhậu đến hết đêm.
Họ nghĩ không biết đến bao giờ mới gặp lại nhau, người Nam kẻ Bắc, đi lại khó khăn có thể đây là khoảnh khắc cuối cùng họ ngồi với nhau.
- Mày về ngoải tính làm việc gì? Sao không nói ông già kiếm cho việc gì đó chuyển ngành mà làm? Thắng hỏi anh.
- Tao cũng chưa biết làm gì nữa, cứ về nhà rồi tính. Ông già tao khó tính lắm, ngày ở nhà tao và ông không hợp tính nhau. Đáng ra tao không phải nhập ngũ đâu vì bà chị tao mới ở chiến trường ra, tao được diện hoãn gọi nhập ngũ nhưng ông già tự đăng ký cho tao nhập ngũ. Ngày đó bố con đã mâu thuẫn rồi, ông cổ hủ lắm. Mày không biết quê tao đâu, giờ này vẫn còn tư tưởng phong kiến lắm, cha mẹ nói con phải răm rắp nghe theo.
Có thể tao về quê 1 thời gian rồi ra bà chị ở Đồng Giao tao kiếm việc làm. Quê tao khí hậu khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi kiếm ăn cơ cực lắm.
- Nếu về ngoài có gì khó khăn báo cho tao biết nhá. Hay là mày về xứ Long An nhà tao sống đi? Thắng đề nghị.
Anh cười không nói gì.
- Ngày mai mày về quê tao chơi đi, cũng gần thôi mà. Tiện thể gặp Liễu mà cảm ơn cô ấy chứ.
Suy nghĩ một lát anh gật đầu.
Anh cùng Thắng khoác balo về Đức Huệ- Long An.
Quê Thắng là vùng sâu của tỉnh, nằm trong vùng bưng biền Đồng Tháp, đất đai rộng bạt ngàn, mùa này nước nổi mênh mang. Thắng là con thứ 3 trong gia đình có 6 người con. Cuộc sống ở đây cũng khốn khó không kém, đường sá bị chia cắt bởi kinh rạch, nhà ở lợp lá dừa, muối nhiều như trấu. Người dân thân thiện chất phác, thiệt thà. Về nhà Thắng hôm trước, hôm sau anh đã cùng mọi người ra bưng bắt cá, bẫy chim trời. Nơi này thiếu tiền bac, thiếu các nhu yếu phẩm phục vụ hàng ngày thôi, riêng đồ ăn thì không thiếu. Chỉ cần cầm cái rổ ra vườn là đã có cá ăn, chim thì nhiều vô kể. Không như quê anh xứ Nghệ, quanh năm thiếu đói, thèm bữa cơm cá cũng còn không có mà ăn. Anh thường nói vui với bạn bè: tao là thằng ăn chay trường 20 năm ở quê!
Ở chơi với Thắng 4 ngày thì anh xin phép về quê, đêm chia tay Liễu rút chiếc nhẫn vàng đang đeo tặng anh, cô bảo:
- Em không có tiền bạc, anh cầm cái nhẫn này về Sài Gòn bán đi thêm tiền về quê lo việc. Em sẽ ra quê thăm anh nếu bố mẹ anh cho phép.
Anh ngại ngùng không nhận, nhưng Liễu cương quyết nên cuối cùng anh cầm chiếc nhẫn, báu vật của người con gái phương Nam yêu quý anh, muốn gửi gắm điều khó nói.
Sáng hôm sau anh chia tay mọi người ra phố huyện bắt xe đò lên Sài Gòn để trở về quê hương.
Giờ em mới biết tới thớt này của Cụ. Em mới đọc được 1 đoạn nhưng phải vào mời rượu Cụ.Dạo này củi lửa, lò bếp hot quá nên em không mở thớt mới. Chờ lắng lắng, em kể câu chuyện khác cũng đầy uẩn khúc nhưng có hậu. Cụ chờ nhé!
Lão quê vào bóc phốt tiện thể khai quật thớt à? Vui đi lão, đời mà!Hóa ra thằng này là âm binh của Bạch mao.
Hèn gì mà chửi tợn.
Đúng là người làm sao của chiêm bao làm vậy.
Cảm ơn cụ đã bớt thời gian đọc câu chuyện và chia sẻ những cảm nhận của cụ! Chúc cụ và gia đình năm mới an khang thịnh vượng!tối hôm qua em có việc ở lại cty muộn; xong xuôi việc cuối năm, đọc được cái thớt của bác em làm một mạch đến page 32 rồi về nhà ngủ vì lúc đó muộn rồi (1h20 sáng); hôm nay lên cty rảnh ngồi đọc nốt phần còn lại.
cảm xúc của em thay đổi theo từng bài viết của cụ khongthuphi , cảm thấy nặng nề, có cái gì đè nơi ngực khi đọc đến đoạn anh Trường bị bố và gia đình ép cưới chị Hợi; cảm thấy cùng đường khi a Trường gặp lại chị Liễu rồi lại phải trốn tiếp; cảm thấy day dứt khi anh Trường sống với vợ con mười mấy năm mà không dám về thăm nhà (có một lần đi về thì cu con lại bị đau đành quay lại); cảm thấy tim thắt lại ở cái đêm trước khi nhà anh Trường về quê; và trên tất cả em cảm thấy xót xa, kính phục xen lẫn chút vui mừng về chị Hợi - một trong những người chịu đau khổ nhất trong câu chuyện này.
Em cũng giống một vài cụ ở đây; được đọc tạp chí Văn nghệ quân đội (mà ông thầy hồi đại học của em nói đùa là Văn đội quân Nghệ vì dân Nghệ ở tạp chí này đông quá); hồi những năm đầu 90; lúc đó các bác ở tạp chí này nói một cách hình ảnh là vừa mới bước ra khỏi cuộc chiến, quần áo vẫn còn mùi thuốc súng nên từng câu văn nó đẫm cái sự khốc liệt của chiến trường, và cả sự tàn nhẫn của cuộc sống đối với những người lính (và những người thân của họ) mới bước ra khỏi cuộc chiến. Qua đó em được đọc thấy nhiều cảnh đời éo le lắm, ko biết là có thật hay ko nhưng em tin là phần nhiều là sự thật ở trong đó; hội chứng sau chiến tranh; người lính ko thể hoà nhập được với cuộc sống đã bắt đầu bị ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, của hối lộ, của cơ chế xin cho; con cái của họ bị ảnh hưởng chất độc màu da cam; những kẻ trước đây chỉ là cấp dưới của mình trong quân ngũ, nhờ tài luồn lách, lươn lẹo lại leo lên được các vị trí cao; em còn nhớ một câu chuyện nói về một nữ nhà báo có yêu anh phi công là con trai duy nhất của bà cụ nọ; vào chiến dịch ĐBP trên không anh ấy khi bắn hết cơ số đạn đã lao thẳng máy bay vào B52 và hi sinh; khi cô ấy về thăm nhà anh ấy chỉ thấy mẹ già ngồi còm cõi chờ con trong mái nhà tranh; rồi một câu chuyện khác về một người lính nhìn thấy đồng đội hi sinh ngay trước mặt, đám kiến bu vào một mảng râu của anh ấy rớt trên mặt đất... rất nhiều chuyện em được đọc mà ko thể nhớ hết được, chỉ nhớ rằng cuộc sống nó rất tàn nhẫn; hiếm khi có một kết thúc có hậu như câu chuyện của cụ chủ chia sẻ ở đây.
Thật sự em cảm thấy hầu hết các nhân vật trong câu chuyện này vẫn còn may mắn. A Trường may mắn còn lành lặn (mặc dù có một mảnh đạn trong đầu nhưng ko ảnh hưởng nhiều), may mắn vì anh ấy ko bị nhiễm chất độc màu da cam; bố mẹ anh Trường may mắn vì 2 người con vào chiến trường vẫn còn sống trở về; chị Thanh, chị Liễu may mắn vì gặp được tấm chồng yêu thương mình thật lòng; chị Hợi may mắn vì có ông bố rất sáng suốt, có mẹ chồng (hụt) yêu thương hết lòng, may mắn vì có bé Hương là con nuôi. Kể cả vợ chồng chị Liễu may mắn khi tay Kiệt ko phải là kẻ táng tận lương tâm. Hoặc có thể cụ Phí đã lược bớt đi những chi tiết không hay đối với các nhân vật vì bản thân câu chuyện đã hết sức nặng nề (nếu ko tính cái kết có hậu).
Một vài chia sẻ với các cụ, em cảm thấy phải viết một cái gì đó sau khi đọc câu chuyện này, nếu ko sẽ không chịu được. Xin lỗi các cụ nếu em có lạc đề hoặc lan man quá
Kính chúc cụ khongthuphi mạnh khoẻ để tiếp tục viết cho mọi người những câu chuyện đầy tính nhân văn với rất nhiều bài học về cuộc sống; về tình người.
Ô thế giờ mày mơi biết à?Hóa ra thằng này là âm binh của Bạch mao.
Hèn gì mà chửi tợn.
Đúng là người làm sao của chiêm bao làm vậy.
Ô thế giờ mày mơi biết à?
Thế này là thế nào nhỉ?Éo rảnh để vật nhau với lợn.
Thế cho nhanh nhé.
Giẻ rách.
Công nhận nhiều người bị ám ảnh cả đời về những người mình đã giết và những đồng đội đã mất. Họ mãi không thể bình thường.Nhiều cụ phê phán nhân vật chính mà quên mất một điều, trong đầu nhân vật chính có một mảnh đạn. Cháu có một người bạn ở chiến trường K về, cũng bị một mảnh trong đầu. Bạn cháu cũng đã đi học đại học, nhưng chưa bao giờ tốt nghiệp. Nếu tiếp xúc hàng ngày, trong bối cảnh bình thường thì thấy anh ấy không có vấn đề gì. Nhưng trong bối cảnh căng thẳng mới thấy anh ấy không bình thường.
Ngay cả khi không bị mảnh nào trong đầu, nhiều cựu binh khi từ chiến trường trở về, họ mãi mãi không còn được như những người bình thường nữa. Những bất hạnh trong cuộc sống của họ nảy sinh từ đây. Họ cần được giúp đỡ, cảm thông hơn là chê trách.
E đồng ý với cụ. E đọc mà không hiểu sao a Trường bỏ Hợi để về với Liễu nhưng lại lo sợ một điều mơ hồ rồi lại bỏ Liễu lấy Thanh. E thấy cụ Trường này là lính mà chẳng có khí khái người lính gì cả. Cái gì cũng sợ. Nếu sợ bố mẹ làm ảnh hưởng đến Liễu đến mức phải bỏ cả Liễu để đi chỗ khác thì ở nhà cưới cô Hợi cho xong. Bố mẹ mình chả nghĩ toàn nghĩ đâu đâuEm không hiểu, tự mình đẩy mình vào cuộc sống tha hương tưởng là vì yêu Liễu ko thể cưới Hợi nhưng lại đi lấy 1 cô Thanh. Hay cứ phải tự đẩy mình vào bi kịch thì mới dc nhỉ.
em nghĩ là anh Trường ko muốn làm khổ thêm chị Liễu nữa, vì nếu anh ấy cưới chị Liễu thì bố anh ấy sẽ từ mặt. Ông cụ chả nói là tao ko chấp nhận ai ngoài con Hợi làm dâu còn gì. Anh Trường chạy trốn chị Hợi, vào tưởng chị Liễu ko liên hệ gì với bố mẹ, ai ngờ chị ấy viết thư ra mà bố mẹ giấu ko cho anh Trường biết; anh ấy mà cưới chị Liễu thì kiểu gì gia đình cũng biết rồi tìm vào; lại làm khổ thêm một nguời phụ nữ nữa => lại chạy trốn tiếpE đồng ý với cụ. E đọc mà không hiểu sao a Trường bỏ Hợi để về với Liễu nhưng lại lo sợ một điều mơ hồ rồi lại bỏ Liễu lấy Thanh. E thấy cụ Trường này là lính mà chẳng có khí khái người lính gì cả. Cái gì cũng sợ. Nếu sợ bố mẹ làm ảnh hưởng đến Liễu đến mức phải bỏ cả Liễu để đi chỗ khác thì ở nhà cưới cô Hợi cho xong. Bố mẹ mình chả nghĩ toàn nghĩ đâu đâu
Em có ông bác. 1 vợ 1 con làm giáo viên dạy lái xe. Bì ham mê cờ bạc vợ bỏ. Chán ông bỏ đi năm 1981 đúng năm em sinh. Nói dối y như cụ trường. Lấy vk và lập nghiệp ở cà mau. Run rủi thế nào năm em học dh năm 2 bố em tìm dc về. Nông dân 1 cục. 1 vợ 6 con. Về dc 1 vài năm thì ông mất. Rồi bà mất. Cậu con zai đầu sn 1979 ko nhận bố.Cụ chắc là người từng trải lắm. Cụ nắm bắt tâm lý, tính cách nhân vật rất chuẩn. Em cảm giác như cụ đã nắm được cái kết câu chuyện. Cảm ơn cụ!