Trước hết xin nhiệt liệt hoan nghênh bài viết của cụ buicongchuc! Cảm ơn cụ đã cất công tổng hợp biên soạn để cung cấp kiến thức và kinh nghiệm bổ ích cho anh em OFers. Nhân đây cũng có ý kiến với các OFers, theo em thì điều kiện tiên quyết để chúng ta có thể biện luận với xxx không gì hơn là chúng ta phải nắm thật vững về luật giao thông đường bộ, đó mới là cái gốc các cụ nhỉ? "Đi tắt đón đầu" cũng cần thiết, học cách ứng phó, cách"lý sự" thậm chí là "bắt bẻ" lại xxx cũng không thừa, song đấy mới là giải quyết cái ngọn thôi, ta mà lơ tơ mơ về luật là lý lẽ của ta rối loạn ngay. Nên theo em các cụ cũng nên bỏ thêm trong xe một cuốn sách luật, bên cạnh cái "Thông tư hướng dẫn" ngày 06/04/2013 của cụ buicongchuc. Thỉnh thoảng cần là ta dở ra tra cứu. Thế là chuẩn đấy ạ!
Về cái Thông tư 45/2012/TT-BCA, em nghe nói đây là Thông tư nội bộ ngành CSGT nên không đăng Công báo và không phổ biến rộng rãi nên anh em khó update. Có một số bài báo về cái văn bản này, em bệ nguyên xi về để các cụ tiện tham khảo:
Baomoi.com- Thông tư 45 của Bộ Công an: Hiểu theo cách nào mới... đúng?
Thông tư 45 của Bộ Công an được xem là sự cụ thể hóa từ những quy định đã có từ trước đó. Tuy nhiên, sau khi được đưa vào áp dụng, có ý kiến cho rằng quy định trong Thông tư 45 vẫn chưathực sự thống nhất về cách hiểu.
“Dẫm chân” lên nhau?
Thông tư 45 do Bộ Công an ban hành đã có hiệu lực từ ngày 12/9/2012. Tuy nhiên đến ngày 01/01/2013 thì mẫu Giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra theo quy định đã cấp trước đây mới hết hiệu lực. Chính vì thế, phải từ ngày 1/1/2013, những quy định trong Thông tư 45 mới thực sự được áp dụng thực hiện trong thực tế.
Thông tư 45 của Bộ Công an được xem là sự cụ thể hóa từ những nội dung quy định đã có từ trước đó, trong đó quy định rõ hơn về vai trò, trách nhiệm, phạm vi quyền hạn… của CSGT.
Một trong những nội dung khiến dư luận quan tâm trong Thông tư 45 chính là quy định chỉ có những CSGT mang bảng hiệu tuần tra kiểm soát màu xanh (do Bộ Công an cấp) trên ngực trái mới có quyền dừng các phương tiện đang lưu thông để xử lý.
Ai không đeo bảng hiệu này mà ra tín hiệudừng xe đều sai quy định của ngành. Những CSGT được cấp thẻ này phải có trình độ trung cấp cảnh sát trở lênvà trải qua kỳ sát hạch.
Tuy nhiên, sau khi Thông tư 45 được đưa vào áp dụng, đã nảy sinh những bất cập.
Anh N.Q.L (Hà Nội) cho biết, dù trong Thông tư 45 quy định chỉ CSGT mang bảng hiệu tuần tra kiểm soát màu xanh (do Bộ Công an cấp) trên ngực trái mới có quyền dừng các phương tiện đang lưu thông để xử lý nhưng trên thực tế, anh vẫn bị CSGT không đeo bảng hiệu màu xanh, thậm chí cả lực lượng và lực lượng khác, không phải CSGT, không mang bảng hiệu xanh yêu cầu dừng xe để kiểm tra giấy tờ.
“Cách đây mấy hôm, trong lúc đi đường, tôi bị hai CSGT không đeo bảng hiệu màu xanh như BộCông an đã quy định nhưng vẫn tuýt còi ra hiệucho tôi dừng xe để kiểm tra giấy tờ.
Khi tôi hỏi thì được giải thích: Chúng tôitrong tổ công tác liên ngành 141, chúng tôi nhận được tin báo ở tuyến trên anh có dấu hiệu khảnghi nên yêu cầu anh dừng xe để kiểm tra. Yêu cầu anh nghiêm túc hợp tác…”, anh L kể.
Theo anh L, sau khi kiểm tra giấy tờ và bằng lái xong, do không vi phạm lỗi gì nênanh đã được cho đi ngay sau đó. Tuy nhiên điều này khiến anh “rất khó hiểu”.
“Đành rằng trong Thông tư 45 đã quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của CSGT như thế, nhưng CSGT thuộc lực lượng141 dù không đeo bảng hiệu nhưng vẫn có quyền kiểm tra xe, thế thì khác gì quy định đã ‘dẫm chân’ lên nhau?”, anh L nói.
Phải hiểu Thông tư 45 thế nào mới là… đúng?
Về nội dung của quy định trong Thông tư 45 của BộCông an, hiện nay, đa số dư luận (trong đó có báo chí) đều hiểu theo nghĩa CSGT phải đeo thẻ xanh (loại mới do BộCông an cấp) mới được yêu cầu dừng xe và xử lývi phạm. Ngoài ra, ai không đeo bảng hiệu này mà ra tín hiệu dừng xe đều sai quy định của ngành.
Bảng hiệu màu xanh (mẫu mới) là quy định về hình thức đồng phục của CSGT khi tham gia tuần tra. Nếu vi phạm quy định về hình thức này, CSGT sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của ngành.
Nhiều người cho rằng Thông tư 45chỉ nhắm đến việc quy định hình thức, trang phục của CSGT chứ không quy định về thẩm quyền hay điều kiện xử phạt hành vi vi phạm giao thông.
Trong Khoản 3, Điều 9 Thông tư 65 của Bộ Công an quy định: Khi tuần tra, CSGT phải sử dụng trang phục đúng theo quy định của Bộ Công an. Tuy nhiên,Thông tư 65 lại không có quy định về hình thức xử lý trong trườnghợp CSGT không đeo thẻ, vì vậy không có cơ sở để cho rằng nếu CSGT không đeo thẻ thì không được quyền dừng xe người tham gia giaothông để kiểm tra.
Về nguyên tắc, việc xử phạt hànhchính chỉ phải tuân thủ 2 điều kiện: thẩm quyền và thủ tục (Khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002) nên việc vi phạm về hình thức trang phục khônglàm ảnh hưởng tới thẩm quyền xử lý vi phạm của CSGT vì thiếu các văn bản quy định cụ thể khác.
Từ những quy định có vẻ “lỏng lẻo” trên sẽ dẫnđến hệ quả là người tham giagiao thông vẫn có nghĩa vụ phải hợp tác với CSGT nếu được yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra.
Bởi vậy, nếu tiến hành theo đúng thủ tục thì việc xử lý viphạm của CSGT sẽ vẫn được coi là hợp pháp, dù… “quên” đeo bảng hiệu (!)
Nhiều người đặt ra câu hỏi: Phải chăng về bản chất, dường như Thông tư45 chỉ nhắm đến việc quy định hình thức, trang phục của CSGT chứ không quy định về thẩm quyền hay điều kiện xử phạt hành vi vi phạmgiao thông? Và phải hiểu nội dung quy định trong Thông tư 45 theo cách nào mới… đúng?
Đại tá Nguyễn Kim Hải – Phòng Hướng dẫn đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ, Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (C67), Bộ Công an chobiết, trước khi Thông tư 45 có hiệulực, lực lượng CSGT các địa phương đã được tập huấn, quán triệt nội dung của thông tư.
Theo ông Hải, quy định của Thông tư 45 nhằm tránhtình trạng cảnh sát lạm quyền, chặn xe trên đường.
Tuy nhiên, đại tá Nguyễn Kim Hải cho rằng trong một số tình huống nhất định thì lực lượng cảnh sát khác cũng được dừng phương tiện nhưng phải phối hợp với lực lượng giao thông, tuy nhiên đây là các tình huống bắt quả tang, có dấu hiệu tội phạm.
Tiền Phong - Cảnh sát cơ động, công an phường được dừng xe, xử phạt
TPO- Ngoài cảnh sát giao thông đeo thẻ xanh, Bộ Côngan cho biết, cảnh sát trật tự, cơ động, công an phường... cũng được phép dừngxe vi phạm giao thông và xử phạt.
Chiều23-1, đại tá Trần Sơn Hà, Cục phó Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắtcho biết, Bộ Công an ban hành thông tư 45 nhằm quản lý cán bộ, chiến sĩ tốthơn, tạo điều kiện cho nhân dân giám sát công khai minh bạch. Cảnh sát giaothông được tập huấn kỹ, cấp giấy chứng nhận và biển hiệu tuần tra kiểm soát.
Theoông Hà, không chỉ cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra mà Luật Giao thôngđường bộ quy định, nhiều lực lượng khác cũng được làm nhiệm vụ tuần tra, kiểmsoát giao thông, trong đó có cả cảnh sát trật tự, cơ động.
"Luật cũng quy định, có thể huy động các lực lượng công an khác, kể cả công an xã vàothực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông. Khi huy động lực lượng khác thì phải docấp có thẩm quyền như Tổng cục Trưởng Tổng cục Cảnh sát, Cục trưởng, giám đốccông an, trưởng công an", ông Hà nói và cho hay, các lực lượng cảnh sátlàm theo pháp luật và chịu sự giám sát của nhân dân.
Trước câu hỏi của PV về tình trạng lạm quyền khi công an phường, xã, cảnh sát trật tựở nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội thích xử phạt vi phạm giao thông hơn làdẹp lấn chiếm vỉa hè, ông Hà cho biết, vỉa hè Hà Nội làm chưa tốt lắm. Còn khihuy động các lực lượng khác thì người ra mệnh lệnh, như trưởng công an phườngphải chịu trách nhiệm về việc đó.
"Thẻ xanh” là quy định riêng của cảnh sát giao thông
Đại tá Trần Sơn Hà cho biết, Thông tư 45 của Bộ Công an quy định biển hiệu và giấychứng nhận tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT (có hiệu lực từ1-1-2013) chỉ điều chỉnh lực lượng CSGT, không điều chỉnh các lực lượng cảnh sát khác.
Theo đại tá Trần Sơn Hà, Thông tư 45 quy định chỉ có CSGT đeo “thẻ xanh” mới đượctham gia công tác tuần tra kiểm soát và ra hiệu lệnh dừng phương tiện.
Tuy nhiên, luật Giao thông đường bộ không chỉ giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát cácphương tiện tham gia giao thông cho CSGT mà còn quy định một số lực lượng kháccũng được huy động để đảm bảo an toàn trật tự giao thông như công an xã, thanh tra giao thông.
"Việc đưa ra quy định CSGT đeo thẻ xanh mới được tuần tra kiểm soát hay dừng xe nhằmmục đích quản lý tốt hơn, minh bạch hoạt động của CSGT, còn các lực lượng khácthì vẫn có quyền tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định về nhiệm vụchức năng của họ”, ông Hà nói.