- Biển số
- OF-203955
- Ngày cấp bằng
- 28/7/13
- Số km
- 4
- Động cơ
- 320,340 Mã lực
Cảm ơn các cụ, mình mới lái xe, đọc mục này của các cụ thấy cũng hiểu thêm về luận và vững tin hơn )
Mấy tuần nay bên vnexpress lại đang cãi nhau chuyện xe bán tải có được phép chạy vào làn xe con không, cũng lôi điều 4 QCVN 41: 2012/BGTVT ra bàn luận dẫn chứng tới lui nhưng vẫn lằng nhằng vướng mắc cái "trọng tải" với "tải trọng", rồi lại còn "tổng trọng tải" ...6. Về việc xe bán tải, xe tải VAN: Em thấy có một số thớt tranh luận xe tải VAN, xe bán tải (trong đăng ký, đăng kiểm ghi là xe tải) có được coi là "ô tô con" hay không? hay là "ô tô tải"?
Em xin khẳng định luôn đây là "ô tô con"! Theo QCVN 41: 2012/BGTVT tại Điều 4 đã định nghĩa:
4.23 Ôtô con là chỉ ôtô chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả lái xe, hoặc ôtô
chở hàng với trọng tải không quá 1,5tấn. Ôtô con bao gồm cả các loại có kết cấu như
môtô ba bánh nhưng khối lượng bản thân lớn hơn 400kg trở lên và trọng tải không quá
1,5tấn;
4.24 Ôtô tải là chỉ ôtô chở hàng hoặc thiết bị chuyên dùng có trọng tải từ 1,5tấn
trở lên;
Chính vì thế, khi đi vào các đoạn đường có biển "cấm tất cả các loại xe tải" thì tất cả các loại xe theo mục "4.23" được đi các cụ nhá, kể cả việc xe bán tái mà trong đăng ký, đăng kiểm ghi là "xe tải" thì vẫn chỉ là xe con thôi.
Vì cái từ "trọng tải" và "tải trọng" không định nghĩa + với các văn bản của BGT nhắc đến các cụm từ "trọng lượng toàn bộ", "trọng lượng bản thân", "trọng lượng được phép chuyên chở"... nên cái điều 4.23 quy định ô tô con là ô "ô tô chở hàng với trọng tải không quá 1,5 tấn" = hiểu là "trọng lượng được phép chuyên chở không quá 1,5 tấn". Do đó, ô tô con được định nghĩa là ô tô chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả lái xe, hoặc ô tô chở hàng với trọng tải không quá 1,5 tấn.Em xin phép lôi thớt này lên để hỏi lại mục này:
Mấy tuần nay bên vnexpress lại đang cãi nhau chuyện xe bán tải có được phép chạy vào làn xe con không, cũng lôi điều 4 QCVN 41: 2012/BGTVT ra bàn luận dẫn chứng tới lui nhưng vẫn lằng nhằng vướng mắc cái "trọng tải" với "tải trọng", rồi lại còn "tổng trọng tải" ...
http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/dien-dan/xe-ban-tai-tai-trong-hay-trong-tai-3230768.html
http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/dien-dan/dung-nham-lan-giua-tai-trong-hay-trong-tai-3232323.html
2 bài đối nhau 180 độ:
http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/dien-dan/ban-tai-duoc-doi-xu-nhu-oto-con-3231895.html
http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/dien-dan/xe-ban-tai-thuc-su-chay-lan-nao-3229623.html
Vậy theo ý kiến các bác là như thế nào?
Em lại thấy ngược lại, gân nên tí lại được bỏ qua lỗi. Vì với em, cùng lắm lập BB ra kho bạc thôi + mất tí thời gian.Lý thuyết thôi các bác, như em về quê, bị tuýt lại, cứ gân lên mà làm theo đúng qui định, kiểu gì cũng bị nó hành cho bằng chết.
Không phải theo nghị định 171, như vậy biên bản này là sai hả các cụ?Khi xxx lập biên bản, trước khi ký chúng ta phải kiểm tra 03 việc và yêu cầu xxx thực hiện đúng, chính xác:
- Thứ nhất: Mẫu biên bản có đúng mẫu được ban hành đúng luật không (có dấu đỏ, số thứ tự…)
- Thứ hai: Phần ghi lỗi vi phạm, yêu cầu xxx ghi đúng lỗi vi phạm của mình theo Điều, Khoản, Mục nào trong Luật GTĐB 2008 hay các văn bản hướng dẫn dưới Luật… chứ không phải ghi theo Nghị định 171 đâu nhé! Nghị định số số 171/2013/NĐ-CP quy định về chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB và đường sắt. Một lần nữa các cụ hãy nhớ nghị định 171 là chế tài xử lý nhé!