- Biển số
- OF-24893
- Ngày cấp bằng
- 27/11/08
- Số km
- 50
- Động cơ
- 491,190 Mã lực
Bài hay em đánh đấu để ngấm dần .
toàn bọn dân đen dốt về luật, nên cứ thấy xxx là phản xạ: chắc mình sai rồi đây...xxx là đầy tớ của ND, mà mình là ND thì sao phải run hả mợ? Em dự là "lũ bạn" của mợ là "đầy tớ" đúng không?
bác buicongchuc
Em thấy trong bài viết có đoạn
4. Làm việc:
Dứt khoát chúng ta không đưa giấy tờ cho xxx trước khi xxx thông báo lỗi, chứng minh chúng ta vi phạm.
Nhưng theo điểm c điều 14 thông tư 65 thì xxx có quyền dừng xe để kiểm soát theo chuyên đề...
Và trường hợp này thì xxx k cần thông báo lỗi với chúng ta trước và cũng k cần có văn bản kèm theo để chứng minh cho người tham gia giao thông là mình đang làm việc theo chuyên đề. và xxx sẽ kiểm tra giấy tờ rồi mới thông báo lỗi.
Em có nghe nói là quy trình thường được thực hiện sẽ là kiểm tra giấy tờ rồi sau đó nếu thiếu thì sẽ thông báo tất cả các lỗi cùng một lúc. em chưa bị bắt bao giờ nên cũng k chắc về quy trình thực tế!
Em nghi ngờ nick này là âm binh của xxx, nhưng không sao.Xin phép bác bổ sung một tí: Thông tư 65 gì đó bác nói là quy định xxx làm nhiệm vụ tuần tra. Con theo mình biết, ngoài việc tuần tra, nếu chỗ nào (ví dụ như ngã 3, ngã 4... nhất là giờ cao điểm) mà xxx làm nhiệm vụ ĐHGT mà bác vi phạm thì vẫn bị xử phạt như thường, chỉ cần có biển tên và các điều kiện khác như bác nói, chứ không cần cái thẻ xanh gì đâu. Bác mà đòi hỏi cái thẻ xanh là coi chừng bị đòn đó.
Cám ơn bác về những thông tin bổ ích nha!
Tại Điều 3, TT 65 quy định về yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ sau:Thế cho mình hỏi những người hỗ trợ có những quyền gì ? có giống như quyền của XXX có thẻ xanh hay ko ? Theo em thấy trên thực tế thì lực lượng hỗ trợ (LLHT) vẫn dừng xe của mình thì khi ấy mình làm việc với ai ?? Rồi lỡ khi LLHT kêu XXX ra mình có quyền bảo là "XXX ko phải là người dừng xe tôi, tôi ko có nghĩa vụ phải làm việc với XXX" không vậy bác chủ thớt ???
Điều 4. Những trường hợp cần thiết phải huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị - xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương.
2. Các đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp.
4. Trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Điều 5. Thẩm quyền huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền huy động lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi toàn quốc.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội có thẩm quyền huy động lực lượng Cảnh sát khác thuộc lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi toàn quốc.
3. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền huy động lực lượng Cảnh sát khác thuộc quyền quản lý và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên.
4. Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền huy động lực lượng Cảnh sát khác thuộc quyền quản lý và Công an xã phối hợp với Cảnh sát Giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương mình phụ trách.
Điều 8. Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ cùng Cảnh sát giao thông đường bộ phải thực hiện đúng Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chịu sự kiểm tra, giám sát của Cảnh sát giao thông đường bộ, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì Cảnh sát giao thông đường bộ xử phạt vi phạm hành chính những hành vi vi phạm thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
2. Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.
Nếu mình sai cùng lắm là phải nộp phạt thôi chứ có gì mà phải run. Lo nhất đang trên đườn xa, xxx giữ giấy tờ, mình lại phải mất công vào nộp phạt rồi lấy lại giấy tờ sẽ mất nhiều thời gian và công sức.Hay quá. rất hữu ích. Mình đi xe cũng được 4 năm rồi mà bị xxx dừng xe vẫn còn run lắm.