Cụ Mèo Sạch thiu, cảm ơn về những tư vấn của cụ, cụ có thể giúp em Quy trình cho Gara từ 15 - 20 thợ được không cụ, em quan tâm nhất hiện nay là phần "siết chặt thu chi, đặt hàng đầu vào........." nếu có tài liệu gì về quy trình vận hành gara, cụ share cho em xin với, xin cảm ơn cụ nhiều.................
Quy mô em nhỏ thôi cụ ơi, tầm 600m2 với khoảng hơn 10 - 15 con người, em rất mong cụ và các Ofer giúp đỡ em. Cảm ơn các cụ nhiều
Em giống cụ httgara, mối quan tâm của em và kính nhờ các cụ chỉ bảo thêm là nhưng vấn đề trên đó ạ
Các bước tiến hành quản lý chất lượng cho Garage - theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Bao gồm
1. Cam kết lãnh đạo:
- Theo tiêu chuẩn ISO có yêu cầu rất chi tiết về cái này. Khi tiến hành tư vấn chất lượng thì phần lớn các ông tư vấn chả hiểu léo gì ... chỉ đưa ra mỗi cái khẩu hiệu in ở phòng khách .. thế là xong và mọi việc rắc rối phát sinh từ đây ...
- Người chủ (đầu tư tài chính) cho garage phải xác định rõ mục tiêu đặt ra: kiếm tiền, lấy chỗ quan hệ hay .. giải quyết công ăn việc làm cho người thân ... mấy cái này thường mâu thuẫn với nhau & là một trong những yếu tố chính dẫn đến kinh doanh garage ở miền bắc không hiệu quả. Em đã chứng kiến ít nhất gần chục cái garage mà ông chủ nào cũng hô hào về nghề garage ghê lắm nhưng thực tế lại .. đang muốn cái khác & thực hiện kiểu khác ...
- Khi đã ngồi thống nhất với nhau về quan điểm thì
phải (em nhấn mạnh là bắt buộc phải) làm thành văn bản cam kết ... ông nào sai thì các ông khác có thể lấy đó làm căn cứ để chấn chỉnh.
- Quan điểm xác định nó là nghề kiếm tiền lâu dài thông qua chất lượng dịch vụ phải được chia sẻ cho tất cả các thành viên quản lý chính &
người chủ phải làm gương trước. Phần lớn các ông chủ VN không làm được điều này ...
- Khi nâng cấp chất lượng dịch vụ thì người chủ có cam kết tuân thủ chặt chẽ hệ thống chất lượng không, vì đó là người thường hay phá nhất.
- Phần này phải thực hiện được thì mới nói đến cái phần thứ hai ...
2. Quản lý nguồn lực:
- Ngồi nhìn lại đánh giá ưu, nhược, khó khăn & thuận lợi ... một cách thẳng thắn & có tham khảo bên ngoài .. đừng nên tự huyễn hoặc mình nhiều quá. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm:
+ nhân sự: thợ chính, cố vấn dịch vụ, vật tư, hậu mãi, kế toán, quản đốc ... hiện mình đang có ai, trình đến đâu & quen với kỷ luật ntn ???
+ mặt bằng: được bao lâu, thuận tiện cho dòng xe gì, khu vực nào ..
+ hạ tầng cơ sở: có mấy cầu, buồng sơn, máy đọc lỗi .. cần bổ xung thêm cái gì ???
+ Uy tín: đã có chưa, có thể mua chịu hàng từ nhà cung cấp được không ... ??
+ tài chính: vốn lưu động là bao nhiêu .. chịu nhiệt được chi phí mấy tháng ??
- Khi xác định được mình rồi thì nói đến định hướng ... chuyên dòng xe gì (nhật, hàn, châu âu ... ) , dòng khách ntn (bảo hiểm, lẻ, đội xe ... ), mức độ dịch vụ (bảo dưỡng, sửa chữa nhẹ hay làm xe đại tu, đâm va nặng ... )
- Khi có định hướng rồi tiến hành xác định cơ cấu, mô hình tổ chức dịch vụ từ đó xem xét nên cần bổ xung / loại bỏ nhưng vị trí nào trong garage ..
3. Quá trình kinh doanh
4. Đo lường, phân tích, cải tiến
Các cụ đang bỏ qua hai cái cực kỳ quan trọng ban đầu mà nóng vội nhẩy ngay vào phát vào cái thứ 3 nên e sợ hơi khó thành công. Trước mắt e bàn hai cái đầu tiên đã .. thủng được thì tiếp đến hai cái còn lại ...
.
Quy trình phải do chính mình đặt ra & thực hiện thì nó mới có hiệu quả .. mọi hình thức copy chỉ mang tính tham khảo vì nó không phải của mình ..