Trên OF có rất nhiều các cụ cao thủ, có kiến thức sâu và rộng nên em lập thớt này để các cụ nào có kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực này cùng chia sẻ lên đây để chúng ta cùng bàn luận
- Em có mua nhiều tài sản vỡ nợ ngân hàng, nợ xấu ..... nhưng vẫn có cơ hội để mình đóng tiền cho chủ cũ roiif lấy sổ ra ký HĐMB công chứng ngay ( mảng này cụ nào cần tham khảo kinh nghiệm e sẽ chia sẻ) - Cái này nhiều ông cắn lưỡi... Về cơ bản thì pháp lý tài sản không có gì quá phức tạp, tuy nhiên nhiều người cho rằng găm tiền sẵn vào bank, sau đó bank tạm xuất tài sản ra để công chứng treo, bên bán ký sẵn hồ sơ giải chấp và ủy quyền cho bên mua... sau đó bank thực hiện thu nợ và xuất kho bàn giao tài sản cũng như hồ sơ giải chấp cho bên bán để đi xóa thế chấp và đăng bộ sang tên. Rủi ro ở chỗ:
1. Thời điểm ngân hàng công chứng thế chấp thì không phát sinh các vấn đề tranh chấp giữa chủ nhà với các bên có liên quan nên công chứng thế chấp bình thường. Tuy nhiên đến khi chủ mới sang tên thì lại bị vướng bởi các tranh chấp này.
2. Lúc bên mua đến tìm hiểu về tài sản thì không có vấn đề gì lưu ý, không buộc bên bán cam kết các nội dung liên quan. Đến khi nhận nhà thì tòi ra ông trời ơi đất hỡi nào đó thuê nhà có hợp đồng công chứng đã trả tiền 1 lần cho thời gian dài (chủ cũ cố tình chơi) - Sang tên mà vướng tranh chấp về quyền sử dụng.
- Đối với các tài sản không còn cơ hội nộp tiền thay chủ nhà để lấy sổ ra nữa, mà bắt buộc phải mua bán thông qua 1 cty đấu giá. Vewf cơ bản thì trải qua các vòng như : mua hs , nộp hs và ký bảo lãnh, đợi kq trúng nếu bỏ giá cao nhất, sau đó hoàn thành nghia vụ tài chính và đợi ngày nhận sổ. Nhưng trên thực tế nghe nói có cũng có rất nhiều rủi ro,
Cụ nào có kinh nghiệm chia sẻ xem các rủi ro đó là gì ? Và các quy trình như trên thì cần bổ xung gì nữa không ? ( mảng này thật sự e chưa có kinh nghiệm )
Thường thì dạng này ít rủi ro hơn. Tài sản được bán qua đấu giá thường xuất phát từ 2 lý do sau:
1. Ngân hàng thu giữ và đấu giá theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017
2. Ngân hàng khởi kiện và đề nghị cơ quan thi hành án kê biên phát mãi tài sản
Việc mua qua công ty đấu giá nếu giao dịch không thành công (không sang tên được) thì tiền/tài sản của ai về nhà nấy, tất nhiên rủi ro là mất thời gian. Tuy nhiên, rủi ro này rất thấp.
Em biết 1 trường hợp tranh chấp khá hi hữu. Cách đây hơn chục năm bank A nhận thế chấp căn nhà tại Quận 12, sau đó khách hàng không trả được nợ nên khởi kiện, chuyển thi hành án và phát mãi tài sản thu hồi nợ. Nợ đã thu gần 10 năm, nhà đã giao cũng gần 10 năm, chủ mới bán qua tay chắc 4 - 5 vòng. Giờ tự dưng anh em trong nhà chủ cũ kiện nhau ra tòa, lý do kiện nhau là di chúc tặng cho tài sản trước đây của cha mẹ cho chủ cũ là giả mạo. Giờ THA yêu cầu giữ nguyên hiện trạng tài sản/cấm chuyển dịch. Nếu cơ quan chức năng xác định hồ sơ tặng cho tài sản là giả mạo thì chẳng biết thiệt hại sẽ về những ai?