- Biển số
- OF-114802
- Ngày cấp bằng
- 29/9/11
- Số km
- 193
- Động cơ
- 388,495 Mã lực
Cụ này mới lái. gặp ai xin cũng cho
Nói chung các tình huống vượt chưa chắc do người ta muốn chứng tỏ với cụ 1 cái gì đó. Em ko hoàn toàn tán thành với cụ vì có vô số trường hợp mọi người cần vượt vì lý do khó nói, tào tháo đuổi, quên đt, máy tính ở chỗ nhậu, con cái hoặc người nhà bị sao đó đang cần sự có mặt của mình............tất nhiên em ko phủ nhận có những trường hợp vượt ẩu. Lái xe là cả chặng đường dài cụ à, ko chỉ 1, 2 ngày. Theo em nếu có thể nên nhường đường, em nghĩ ai trên đường cũng có lúc vội, kể cả cụ chủ thớt. Vấn đề cụ nêu nếu thấy bên phải ko an toàn thì em nghĩ cả diễn đàn đều k cho vượt. Văn hóa giao thông khi mọi người cố gắng tuân thủ đúng luật và kèm theo chút nhường nhịn thì đẹp biết bao. Mai cụ còn lái xe ko, kính cụ!E thấy đi đường nhiều xe bám tịt vào ***, hú còi, xi nhan trái, rồi nhấp nháy đèn pha, đủ trò để đòi vượt. Hồi đầu lái còn sợ sợ toàn cho vượt vì mình đi chậm hơn, nhưng quen rồi thì thấy nhiều tình huống phải đè không cho vượt, cứ ung dung mà đi. E rút ra các quy tắc không nhường đường sau:
1) Khi bên phải mình không an toàn để né sang thì tuyệt đối không cho vượt. Tóm lại, cảm thấy k an toàn cho mình thì kệ nó, xin xỏ gì cũng không cho.
2) Khi ở đường hạn chế tốc độ mà mình đang đi gần tốc độ tối đa thì không cho vượt (vì mình k đi chậm). Thí dụ đường khu dân cứ tối đa 40km/h mình đi ~40km/h thì cứ ung dung mà đi, thằng đằng sau xin vượt cứ mặc.
Khi không cho vượt thì xi-nhan trái hoặc bật đèn cảnh báo và đi chậm lại để thằng đằng sau biết rõ là "bố *** cho mày vượt nhé!".
Ngoài ra còn những tình huống nào khác phải rắn hả các bác?
Like mạnh cụ,Pháp trị, Kỹ trị hay Nhân trị thì cũng tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh. Trong xã hội phương Đông thì nó dung hòa những yếu tố đó. Giao thông cũng là một hoạt động trong muôn vàn các hoạt động xã hội. Vấn đề không phải mình sợ hay không sợ kụ/mợ nhé. Chúng ta đi không sợ không đúng luật vì tin chắc các lái xe tham gia giao thông (nhất là bốn bánh) đều hiểu Luật cả, chỉ có nhiều hay không nhiều thôi. Dù nhiều hay ít thì nguyên tắc vượt thế nào ai cũng biết đó là điều chắc chắn với các bác tài bốn bánh.
Xe sau muốn vượt nói gì thì nói vẫn muốn đạt mục đích nhanh hơn. Vậy thì tại sao người ta muốn nhanh hơn? Cái này cụ/ mợ tự suy diễn nhé! Xin hầu cụ mợ một câu chuyện nho nhỏ đời xưa: Khổng Tử (hoặc Mạnh Tử không nhớ chính xác chú nào) dạy học trò đại ý như sau: Các trò đọc Kinh (sách) thì phải Chấp Kinh (làm theo sách). Một học trò mới hỏi lại: Trong sách có dạy: Nam nữ thụ thụ bất thân. Nhưng nếu một cậu học trò kia gặp chị dâu sắp ngã xuống ao nếu không đưa tay ra đỡ tay chị dâu thì không được nhưng nếu đưa tay ra thì không đúng như Sách dạy,... Khổng Tử (Mạnh Tử) lại nói: Kinh quyền tịnh dụng, tức là theo sách nhưng cũng có thể thay đổi cho phù hợp, tức là cũng đừng quá lý thuyết.... Về già Khổng Tử có bộc bạch mới học trò: Ta ngoài 70 tuổi sống trên đời mới hiểu được hai chữ Trung dung (ở giữa, cái gì cũng vừa phải thôi)....
Chuyện đúng sai không bàn.
Chuyện Khổng Tử bên Tàu có nhiều cụ/mợ ghét cũng không bàn.
Các cụ mợ đi đúng luật nhưng chưa chắc đã là đúng (con ông đi cấp cứu muốn nhanh mày cứ lượn lờ trước mặt thì liệu hồn)... Thế nên cái đúng luật không đồng nghĩa 100% với Văn hóa giao thông!
Kính cẩn!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!