Quốc hữu hóa Ngân hàng xây dựng! Cổ phần của em để làm gì bây giờ?

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,950 Mã lực
thế thì cổ đông cũng về mo hết hả cụ
Đúng thế Cụ ạ.
Nhưng thiết nghĩ cần phải công khai số liệu cụ thể của VNCB để cổ đông họ biết rõ thực trạng của ngân hàng này: Căn cứ vào đâu để xác định giá trị cổ phiếu VNCB hiện bằng "0"?
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,950 Mã lực
Mời các Cụ tham khảo:
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/luat-su-noi-gi-ve-quyen-loi-co-dong-trong-vu-nhnn-mua-lai-toan-bo-co-phan-vncb-gia-0-dong-20150204142440053.chn
Sự kiện đáng chú ý nhất trong giới tài chính ngân hàng hiện nay có lẽ là việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần. Sở dĩ sự kiện này thu hút sự quan tâm của nhiều người là do đây là trường hợp quốc hữu hóa ngân hàng đầu tiên của của Việt Nam.

Xoay quanh vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với luật sư Trương Thanh Đức – Người có nhiều năm kinh nghiệm theo dõi ngành ngân hàng.

Ông đánh giá như thế nào về trường hợp quốc hữu hóa ngân hàng đầu tiên này của Việt Nam?

Đúng là việc này hoàn toàn giống với việc việc quốc hữu hoá ngân hàng như quy định tại Điều 25 , Hiến pháp năm 1980 “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những cơ sở kinh tế của địa chủ phong kiến và tư sản mại bản đều bị quốc hữu hoá không bồi thường”. Tuy nhiên, về pháp lý, thì lại không thể gọi đây là việc quốc hữu hoá, vì Hiến pháp năm 1992 trước đây cũng như Điều 51 Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.” Tức là chế độ ta đã từ bỏ hẳn hình thức quốc hữu hoá.

Việc này cũng không phải là hình thức trưng thu tài sản, vì việc trưng thu cũng chỉ có trong Hiến pháp năm 1980, mà không có trong 2 bản Hiến pháp gần đây. Theo quy định tại Điều 32 của Hiến pháp hiện hành, thì “Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường”. Trường hợp này, nếu gọi là trưng thu, thì phải mua theo giá thị trường. Chưa thấy cơ sở pháp lý nào khẳng định rằng, giá thị trưởng của cổ phần VNCB là bằng 0.

Điều 149 của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: Ngân hàng Nhà nước có quyền “mua lại đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, nếu chủ sở hữu không có khả năng hoặc không thực hiện việc tăng vốn.” Tuy nhiên, chỉ có 2 cách mua lại . Nếu như mua lại toàn bộ tài sản của VNCB với giá 0 đồng, thì 551 cổ đông vẫn còn nguyên là cổ đông của ngân hàng. Còn nếu muốn loại bỏ 551 cổ đông, thì phải mua lại toàn bộ số cổ phần thuộc quyền sở hữu của tất cả cổ đông, chứ không thể mua từ ngân hàng.

Nhiều người đang muốn có câu trả lời rõ ràng về con số lỗ cụ thể của ngân hàng này là bao nhiêu để từ đó có lý giải thỏa đáng về việc quốc hữu hóa này, ông nghĩ sao về ý kiến này?

Rất cần phải xác định rõ rằng, việc xử lý VNCB là theo quy định nào của pháp luật. Và dù xử lý theo bất kỳ quy định nào, thì đồng thời cũng phải xác định cụ thể con số lỗ là bao nhiêu, trong đó do trích lập dự phòng ở mức nào. Đã đến nước này rồi, thì chẳng còn lý do gì mà không công bố.

Có ý kiến cho rằng, việc NHNN quốc hữu hóa VNCB đồng nghĩa các cổ đông "trắng tay", còn ý kiến của ông thế nào?

Việc này xét trên các khía cạnh khác nhau thì sẽ dẫn đến kết quả khác nhau. Nếu tính toán theo đúng quy định, do phải trích dự phòng quá nhiều, tức hạch toán vào chi phí quá cao so với thu nhập, thì kết quả sẽ lỗ và mất hết vốn, thậm chí là âm vốn. Như vậy thì đúng là giá trị vốn cổ phần của cổ đông là bằng không.

Tuy nhiên xét theo khía cạnh khác, thì việc cổ đông bỗng chốc không còn nghĩa vụ và quyền lợi gì là điều rất không thoả đáng. Trên thực tế trong nước cũng như thế giới, đã từng có rất nhiều doanh nghiệp và ngân hàng lỗ lớn quá mức vốn điều lệ, đứng trên bờ vực phá sản, nhưng sau đó vẫn phục hồi trở lại.

Đặc biệt, khi lỗ là do nguyên nhân phải trích lập dự phòng, thì không hoàn toàn giống như trường hợp lỗ do thu không đủ chi. Theo quy định, thì khả năng thu hồi nợ luôntỷ lệ nghịch với con số chi phí đã trích lập dự phòng, tức trích dự phòng càng cao, thì khả năng thu hồi nợ càng thấp.

Tuy nhiên, điều này có thể lại khác với thực tế. Ví dụ có khoản nợ đã trích lập dự phòng 50%, tức là coi như khả năng mất vốn là 50%. Nhưng sau đó có thể mất toàn bộ vốn, không thu hồi được đồng nào. Ngược lại, có khoản nợ đã trích lập dự phòng 100%, tức là coi như khả năng mất vốn là 100%. Tuy nhiên, sau đó vẫn có thể thu hồi được toàn bộ số vốn, thậm chí cả tiền lãi.

Ông có nghĩ rằng việc NHNN mua lại toàn bộ cổ phần của VNCB lần này với giá 0 đồng sẽ tạo tiền lệ nào đó trên thị trường hay không?

Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và Luật Doanh nghiệp năm 2005, thì một ngân hàng chỉ có thể bị phá sản, giải thể hay bị hợp nhất, sáp nhập, nếu không còn đủ điều kiện để tồn tại và hoạt động. Nhưng trường hợp này, thì VNCB vẫn tiếp tục tồn tại là một pháp nhân độc lập, chỉ thay đổi chủ sở hữu từ 551 cổ đông thành một chủ sở hữu là Ngân hàng Nhà nước.

Trong khi đó, không có quy định nào của pháp luật cho phép chuyển đổi một công ty cổ phần thành công ty TNHH 1 thành viên. Cũng không thể giải thích được rằng, tại sao một ngân hàng thương mại lại có thể chuyển đổi sang một hình thức khác để tiếp tục duy trì hoạt động với số vốn điều lệ bằng 0 hoặc là âm trong khi vốn thực có tối thiếu phải là 3.000 tỷ đồng?

Và vấn đề nữa phải đặt ra là còn một số ngân hàng khác cũng trong tình trạng âm vốn tương tự thì có tiếp tục bị xử lý như vậy hay không.

Qua sự việc lần này, ông có lưu ý gì với các nhà đầu tư nhất là những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu ngân hàng?

Cổ đông VNCB nói riêng, nhà đầu tư nói chung bị sốc nặng trước tình huống này. Công ty thua lỗ, thì vốn cổ phần của cổ đông đương nhiên là bị suy giảm giá trị, thậm chí là mất trắng (nhưng không bao giờ mất quá số vốn cổ phần đã góp). Đó là điều tất yếu đối với các công ty hoạt động trong nền kinh tế thị trườngmà xưa nay đã xảy ra không ít.

Tuy nhiên, cổ đông ngân hàng tự dưng mất trắng chỉ trong nháy mắt thì là điều chưa từng có và không bao giờ có thể nghĩ đến. Đối với họ, thì điều này còn kinh khủng hơn nhiều so với việc ngân hàng bị phá sản . Vì dù ngân hàng có bị phá sản, thì cũng phải giải quyết qua nhiều năm tháng và người ta vẫn có quyền hy vọng vớt vát được một phần vốn thông qua việc thu hồi các khoản tiền từ tín dụng, đầu tư, nợ nần khác và xử lý tài sản của ngân hàng.

Điều an ủi duy nhất đối với cổ đông có lẽ là công chúng gửi tiền không bị thiệt hại vì sự sụp đổ của ngân hàng mình.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm: 551 cổ đông của Ngân hàng Xây dựng bỗng chốc trở nên “trắng tay”?
 

tia sang

Xe tải
Biển số
OF-27109
Ngày cấp bằng
8/1/09
Số km
256
Động cơ
488,282 Mã lực
Thế mà trước đây em cứ hình dung cái bọn đeo mặt nạ đen, tay lăm lăm súng tiểu liên lao vào trụ sở ngân hàng để xxx. Hóa ra bọn này chỉ là làm ăn cò con
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,417
Động cơ
523,885 Mã lực
một kiểu chôn xác chết không kèn trống chứ mua bán gề=))
 

tia sang

Xe tải
Biển số
OF-27109
Ngày cấp bằng
8/1/09
Số km
256
Động cơ
488,282 Mã lực
Nếu làm thế này em đảm bảo NHNN có thể mua bất cứ một ngân hàng nào với giá 0 đồng. Tin em đi
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,950 Mã lực
Nếu làm thế này em đảm bảo NHNN có thể mua bất cứ một ngân hàng nào với giá 0 đồng. Tin em đi
Không đâu Cụ! Thực tế thì VNCB này âm vốn rồi nên buộc NHNN mới phải đứng ra (nhận nợ thay ) để giữ ổn định cho hệ thống NH.
 

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
16,137
Động cơ
509,367 Mã lực
đúng là NHNN ra tay với NH này là để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, đảm bảo ổn định cho hệ thống, nhưng không có quy định nào cho phép thay đổi chủ sở hữu bằng một quyết định hành chính cả, không quy định nào cho phép định giá hàng hóa, đặc biệt là cổ phần, bằng quyết định hành chính, bằng cảm nghĩ của cá nhân nào đó cả.

em vẫn cho rằng anh Bình là công chức rất tốt, phát huy tốt quyền lực, cả cứng và mềm, cả trên mặt bàn và dưới gầm bàn, của mình, thực hiện tốt chỉ đạo của cấp trên, nhưng hành động mang tính hành chính, không theo quy luật, nguyên tắc thị trường. Thể hiện rõ nhất qua vụ Vàng, lãi suất, giờ là vụ này
 

cafesuada

Xe container
Biển số
OF-154599
Ngày cấp bằng
29/8/12
Số km
6,583
Động cơ
397,390 Mã lực
Tóm tắt:

- Ngân hàng này âm vốn, mất thanh khoản
- NHNN đứng ra họp và ra điều kiện cho cổ đông là chúng mày phải tiếp tục góp thêm vốn để duy trì hoạt động của NH
- Cổ đông không muốn góp thêm vốn
- Nếu cứ để mặc thì sẽ phá sản dây chuyền, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô.
- Cho nên Nhà nước phải rước của nợ này

Chả lẽ cổ đông VNCB cứ muốn để mặc NH này phá sản để gây hệ lụy đến bao người khác ?
 

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
16,137
Động cơ
509,367 Mã lực
Vốn âm rồi, các cổ đông thậm chí còn phải nộp thêm tiền để duy trì ấy chứ.
sao cụ biết vốn âm? kiểm toán có báo cáo thì cũng chỉ là quan điểm của kiểm toán.
 

cafesuada

Xe container
Biển số
OF-154599
Ngày cấp bằng
29/8/12
Số km
6,583
Động cơ
397,390 Mã lực
Vốn âm rồi, các cổ đông thậm chí còn phải nộp thêm tiền để duy trì ấy chứ.
Chính xác là NHNN đã họp và yêu cầu cổ đông NH nộp thêm vốn để duy trì hoạt động.
Cổ đông không muốn góp thêm tiền nữa.
 

Bèo Bọt

Xe tăng
Biển số
OF-173168
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
1,977
Động cơ
355,224 Mã lực
Một nước mà có đến 60 ngân hàng, trong khi tỷ lệ sử dụng giao dịch chưa đến 10% tương lai còn sát nhập nhiều!
 

cafesuada

Xe container
Biển số
OF-154599
Ngày cấp bằng
29/8/12
Số km
6,583
Động cơ
397,390 Mã lực
sao cụ biết vốn âm? kiểm toán có báo cáo thì cũng chỉ là quan điểm của kiểm toán.
Chờ đến lúc xe ôm, bán nước biết số liệu chính xác của vốn âm thì chắc phá sản hàng loạt dây chuyền rồi cụ.

Vụ này bắt anh Danh, rồi thẩm vấn khai hàng loạt, chắc âm khủng lắm, nên nhà nước mới phải ra tay nhanh và gấp như thế.
 

captured

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-45479
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
3,245
Động cơ
485,470 Mã lực
Tóm tắt:

- Ngân hàng này âm vốn, mất thanh khoản
- NHNN đứng ra họp và ra điều kiện cho cổ đông là chúng mày phải tiếp tục góp thêm vốn để duy trì hoạt động của NH
- Cổ đông không muốn góp thêm vốn
- Nếu cứ để mặc thì sẽ phá sản dây chuyền, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô.
- Cho nên Nhà nước phải rước của nợ này

Chả lẽ cổ đông VNCB cứ muốn để mặc NH này phá sản để gây hệ lụy đến bao người khác ?
Thông tin của cụ chưa có cơ sở để khẳng định nhé.

Em hóng thấy anh luật sư ĐỨc phán ntn, em thấy đúng:

Theo luật sư Trương Thanh Đức:

- Chưa thấy cơ sở pháp lý nào khẳng định rằng, giá thị trường của cổ phần VNCB là bằng 0.

- Đã đến nước này rồi, thì chẳng còn lý do gì mà không công bố toàn bộ số liệu tài chính của Ngân hàng Xây dựng

- Xét theo khía cạnh khác, thì việc cổ đông bỗng chốc bị trắng tay là điều rất không thoả đáng

- Nếu có ngân hàng khác cũng trong tình trạng tương tự thì có tiếp tục bị xử lý như vậy hay không?

- Điều an ủi duy nhất đối với cổ đông có lẽ là công chúng gửi tiền không bị thiệt hại vì sự sụp đổ của ngân hàng mình
 

tia sang

Xe tải
Biển số
OF-27109
Ngày cấp bằng
8/1/09
Số km
256
Động cơ
488,282 Mã lực
Không đâu Cụ! Thực tế thì VNCB này âm vốn rồi nên buộc NHNN mới phải đứng ra (nhận nợ thay ) để giữ ổn định cho hệ thống NH.
Sao cụ biết là âm ạ? các tiêu chí định giá tài sản là thế nào? Và nếu áp dụng các tiêu chí này cho các ngân hàng khác thì sao? Chứ mua 0 đồng nghe nó thô quá không thuận kinh tế thị trường. Còn đương nhiên khi đã quyết định mua lại VNCB thì NHNN đã chuẩn bị để ko sai
 

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
16,137
Động cơ
509,367 Mã lực
Chờ đến lúc xe ôm, bán nước biết số liệu chính xác của vốn âm thì chắc phá sản hàng loạt dây chuyền rồi cụ.

Vụ này bắt anh Danh, rồi thẩm vấn khai hàng loạt, chắc âm khủng lắm, nên nhà nước mới phải ra tay nhanh và gấp như thế.
thông thường, khi phát hiện sai phạm, CA sẽ điều tra, tìm cách thu hồi tài sản thất thoát. Nguyên tắc định giá tài sản phải là Thị trường. một cục nợ xấu, kiểm toán có thể đánh giá là mất vốn, giá trị = 0, rất có thể khi đấu giá trên TT lại có kết quả khác. Giá cổ phiếu được NHNN định giá =0, rất có thể có người định giá khác, vì chỉ một cái giấy phép thành lập NH thôi cũng đã có giá hàng trăm triệu rồi.
vậy nên mới có đánh giá rằng quyết định của NHNN là QĐ hành chính, theo chủ quan của người ra qđ, không phải của TT
 

3077

Xe container
Biển số
OF-146453
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
9,670
Động cơ
-391,453 Mã lực
Đúng thế Cụ ạ.
Nhưng thiết nghĩ cần phải công khai số liệu cụ thể của VNCB để cổ đông họ biết rõ thực trạng của ngân hàng này: Căn cứ vào đâu để xác định giá trị cổ phiếu VNCB hiện bằng "0"?
Cụ có phải là cổ đông của nó không? Nó chỉ có trách nhiệm cung cấp số liệu cho cổ đông thôi, nếu cụ là 1 trong 551 cổ đông của nó nhưng không biết tý j về hoạt động của nó thì nên kiện còn không thì làm sao cụ biết được :). Công ty CP nào chả có 1 lần đại hội cổ đông để thông báo tình hình SXKD.
 

ceiling

Xe máy
Biển số
OF-149627
Ngày cấp bằng
18/7/12
Số km
74
Động cơ
358,430 Mã lực
Tóm tắt:

- Ngân hàng này âm vốn, mất thanh khoản
- NHNN đứng ra họp và ra điều kiện cho cổ đông là chúng mày phải tiếp tục góp thêm vốn để duy trì hoạt động của NH
- Cổ đông không muốn góp thêm vốn
- Nếu cứ để mặc thì sẽ phá sản dây chuyền, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô.
- Cho nên Nhà nước phải rước của nợ này

Chả lẽ cổ đông VNCB cứ muốn để mặc NH này phá sản để gây hệ lụy đến bao người khác ?
Bác đừng suy nghĩ cảm tính như vậy, nhất là vấn đề về kinh tế.
Xã hội làm việc theo pháp luật chứ không theo suy nghĩ đúng sai theo ý bác. Theo ý bác thì cổ đông thiệt hại, người gửi tiền hàng tỷ được lợi (thay vì chỉ bồi thường 50 triệu theo luậ), ngân sách bù lỗ vào ngân hàng này để tiếp tuc hoạt động nhân dân thiệt hại....

Đã có luật thì theo luật mà xử, trừ khi có ngân hàng khác mua lại. Tuyên bố phá sạn theo Luật doanh nghiệp và luật tổ chức tín dụng, định giá rõ tài sản, công bố thông tin rõ ràng theo qui định phá sản, bồi thường mỗi người gửi tiền tối đa 50 triệu theo qui định của Bảo hiểm tiền gửi.... Nếu mà có cổ đông nước ngoài trong ngân hàng này biết đâu nó lại kiện ra tòa án kinh tế quốc tế cách hành xử vô luật của NHNN Việt Nam.
Nhưng mà thôi ở VN nói luật làm gì, còn lâu
 
Chỉnh sửa cuối:

xe_cong_an

Xe tăng
Biển số
OF-176413
Ngày cấp bằng
12/1/13
Số km
1,331
Động cơ
349,220 Mã lực
trước mắt ai đang cầm cp của nó không nghe lung tung mà hại thân ,cứ giữ giấy tờ chứng minh mình đang nắm cp của nó ,khi nào rõ ràng tính tiếp ,em copy thông tin từ một số nguồn như sau :

Hiến pháp năm 1980 “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những cơ sở kinh tế của địa chủ phong kiến và tư sản mại bản đều bị quốc hữu hoá không bồi thường”. Tuy nhiên, về pháp lý, thì lại không thể gọi đây là việc quốc hữu hoá, vì Hiến pháp năm 1992 trước đây cũng như Điều 51 Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.” Tức là chế độ ta đã từ bỏ hẳn hình thức quốc hữu hoá.

và đây nữa ...........

Theo quy định tại Điều 32 của Hiến pháp hiện hành, thì “Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường”. Trường hợp này, nếu gọi là trưng thu, thì phải mua theo giá thị trường. Chưa thấy cơ sở pháp lý nào khẳng định rằng, giá thị trưởng của cổ phần VNCB là bằng 0
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top