chủ thớt là "
người lái xe" và quay đâu như thế là sai luật ! Em sẽ nhắc nhở Anh Em ở Trần Phú tác nghiệp chuẩn hơn
còn cụ nào quay đầu ở đèn xanh đền đỏ được thì Em cũng bái phục! luật cho quay đầu ở ngã 4 là luật hàng không thì phải...Em bó tay với các cậu làm luật.
Em bổ sung...""khu dân cư"" theo định nghĩa của SGK lớp 5 là ""khu vực dành cho nhân dân ăn, ở sinh hoạt"" để phân biệt với ""khu sản xuất"" và "" khu bảo tồn thiên nhiên"" - chữ ""khu"" có nghĩa là bên trong.
Đấy đấy, cái vấn đề xxx khó xơi nó nằm ở chỗ này đây, đoạn này thì chỉ có khu "quân cư" và "Cơ quan cư" thôi, lấy đâu ra dân ăn ở mà cấm.
Trích luật tỵ nhé:
"Trong giáo trình giảng dạy dành cho đối tượng học lái ô-tô cũng nêu rất rõ và cụ thể những nơi tuyệt đối cấm quay đầu ô-tô,
đó là khu vực trước cổng trường học, cổng bệnh viện lúc mở cửa, phần đường dành cho người đi bộ, lên cầu vượt, nơi có bảng “cấm quay đầu xe”. Theo các chuyên gia về an toàn giao thông Cục Đường bộ giải thích, đây là những điểm tài xế buộc phải ghi nhớ, vì nếu quay xe tại những vị trí này rất dễ dẫn đến TNGT."
Suy ra quay đầu đoạn này em ứ sai luật.
Tham khảo thêm nghĩa của cụm từ "Khu Dân Cư":
"Vậy “khu dân cư” là gì? Từ trước đến nay, khái niệm “khu dân cư” chưa được Nhà nước, hoặc các ngành chức năng quan tâm nghiên cứu để có quy chuẩn. Khái niệm “khu dân cư” chưa thấy định nghĩa trong các từ điển Tiếng Việt cũng như trong các văn bản của Nhà nước. Chính vì vậy, việc hiểu về “khu dân cư” hiện nay còn chưa có sự thống nhất. Chẳng hạn, “khu dân cư” còn được hiểu là (tương ứng) cộng đồng dân cư, cụm dân cư. Tuy nhiên, có nơi nhiều “khu dân cư” mới hợp thành cụm dân cư. Có nơi “khu dân cư” đồng nghĩa với một thôn, xóm, bản, làng, khóm, ấp, khu phố... Ở nơi khác, một thôn, xóm, bản, làng, khóm, ấp, khu phố có khi lại có từ 2 đến nhiều “khu dân cư”. Có “khu dân cư”, dân số chỉ vài chục người; nhưng có “khu dân cư” lại đông đến hàng ngàn người. “khu dân cư” ở khu vực các tỉnh đồng bằng, khu vực đô thị khác với “khu dân cư” ở các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số về địa giới hành chính, dân số, trình độ dân trí, điều kiện lao động, sản xuất, sinh hoạt văn hoá tinh thần...
Về phương diện tổ chức, “khu dân cư” không phải là một cấp hành chính, nhưng dù tồn tại dưới hình thức, tên gọi nào, quy mô địa giới hành chính đến đâu thì “khu dân cư” vẫn có 3 đặc trưng chung chủ yếu sau:
- “Khu dân cư” là một cấu trúc cộng đồng bao gồm: một số hộ gia đình tụ cư, sống đan xen trong một khu vực địa lý nhất định (thôn, xóm, bản, khu phố...). Có “khu dân cư” tồn tại ổn định từ lâu đời, có “khu dân cư” mới đang trong quá trình hình thành biến đổi... tuỳ theo yêu cầu, cách sắp xếp bố trí của mỗi địa phương.
- Các hộ dân sinh sống ở “khu dân cư” không phụ thuộc theo huyết thống, có quan hệ gắn bó với nhau trong lao động sản xuất, sinh hoạt văn hoá tinh thần, trong giao tiếp xã hội, tâm lý tư tưởng và ứng xử cộng đồng.
- Các hộ dân sinh sống ở “khu dân cư” ngoài chịu sự tác động, chi phối của chủ trương, chính sách, pháp luật chung của ****, Nhà nước, còn chịu sự tác động, chi phối của bộ máy chính quyền địa phương, của “Hệ thống chính trị khu dân cư” cùng các phong tục, tập quán nơi bản thân mình cư trú, sinh sống.
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Đại hội VI Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua tháng 9-2004, tại Điều 27, Chương IV có ghi: Ban Công tác Mặt trận được thành lập ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu phố (gọi chung là “khu dân cư”).
"