Chênh lệch trong nhà ngoài nhà của nhà cụ nó phụ thuộc nhiều yếu tố. Cái em đang nói là nhiệt độ giảm được khi hơi nước ra khỏi cái quạt.
Nói khơi khơi thì dễ, nhưng 1 ví dụ đơn giản, nếu ngoài trời 37 độ, để duy trì nhiệt độ trong phòng 31 độ thì 1 ngày cái điều hoà phải chạy ko ít, và chả nhẽ hiệu suất của cái quạt hơi nước và mớ nước giếng khoan mà lại cao bằng cái điều hoà??? Đấy là còn chưa nói đa phần mùa nóng ở miền bắc độ ẩm quá cao.
Chênh lệch do hệ thống quạt hút gió qua mấy tấm cooling pad này đấy bác ạh.
Nhiệt độ ngoài nhà không như nhiều bác ngây thơ tin, mà là em đo ở cái phòng ngoài cùng, ngăn với cả cái nhà dài được làm mát đấy. Chỗ đó phía trên vẫn có trần tôn lạnh, mái lợp tôn chống nóng, nước phun trên mái làm mát như bên trong, chỉ không có dòng không khi được cooling pad thổi qua thôi (nếu đo nhiệt độ của nước giọt gianh chảy từ trên mái tôn nóng bỏng xuống thì chênh lệch không phải 10 hay 15oC đâu)...
Nguyên lý nó đơn giản nước thấm trên lớp giấy bị gió mạnh làm bay hơi nhanh lấy nhiệt xung quanh (không khí). Nhiệt lượng riêng bay hơi của nước thuộc hàng khủng. Nhưng phụ thuộc vào khả năng bay hơi của nước nên mùa nồm, ẩm thì chênh lệch sẽ không cao, trong miền trung khô-nóng chắc chênh lệch sẽ hơn hẳn ngoài này.
Ở những nơi phải tránh độ ẩm họ không cho luồng không khi được làm mát trực tiếp vào nhà mà qua 1 hệ thống trao đổi nhiệt, tất nhiên như thế thì hiệu suất thấp hơn, chênh lệch nhiệt độ sẽ không cao được như vậy nữa, nhưng trong những hôm nhiệt độ ngoài trời 36-37oC thì người ta cảm thấy rất rõ.
Chắc rất ít người biết những cách chống nóng như thế này.
Hệ thống chống nóng của tụi em từ tôn lợp, tôn trần, cây tạo bóng xung quanh, phun nước mái, cooling pad,... Trước khi vào hè là mấy ông thợ điện bò ra kiểm tra chạy thử.
Tụi em nhận cái XN này hơn 15 năm rồi, nên cũng đủ thời gian cho hệ thống cây xanh lên đủ cao, phủ kín gần hết chỗ đất trống, chạy dọc quanh các nhà!