có 2 thông số quan trọng cụ ơi:nếu vậy cứ tụ cho dòng lớn qua là được à cụ, thế trị số càng to càng tốt hay sao cụ
hay nó phải theo tần số như nào ạ
1. Điện áp mà tụ chịu được các tụ quạt thường là 400V (AC) ~ điện áp lớn nhất mà tụ chịu được, nếu quá thì ló lổ ạ (lổ to phết)
2. Điện dung thường với quạt dân dụng, làm con 2~2.5 uF (micro Fara) là được. Tụ điện dung to quá thì lại tác dụng ngược vì thời gian nạp, xả của nó dài hơn và làm cho hiệu suất quạt giảm đi (bản chất của tụ trong mạch xoay chiều là liên tục nạp xả nên ta tưởng là tụ dẫn điện, ngày xưa em học vật ní, các thày dạy vại). Công thức tính điện dung của quạt như sau
C(µF)[điện dung của tụ] = (P(W)[Công suất] x h [hiệu suất] x 1000) / (V(V)[điện áp nguồn điện xoay chiều] x V(V) x f[tần số nguồn điện])
Hiệu suất quạt nhà ta thường đạt khoảng 70-90% ta có thể lấy 85% làm chuẩn;
Công suất quạt nhà tầm 70-100 W
Điện áp danh định của quạt vào khoảng 220VAC (ở nhà ta thường tầm ý ạ)
F: Tần số điện lưới nước ta là 50Hz.
Với công thức trên thì có trị số của tụ là (µF) = (70 x 85% x 1000)/(220 x 220 x 50) ~ 2.46
Đấy cụ ơi, tầm 2.5 uF là okie rùi ạ!
Còn điện áp mà tụ chịu được thì tính bằng công thức
Điện áp chịu đựng tối đa của tụ được tính theo công thức sau:
V(C) = Vp √(1+n2)
Trong đó:
+ V(C): Điện áp tối đa mà tụ có thể chịu
+ Vp: Điện áp đo được tại 2 đầu dây cuộn chính của quạt;
+ n là tỷ lệ số vòng dây của cuộn chính và cuộn khởi động
Thông thường với quạt nhà ta thì cứ dùng loại 400VAC là ổn.