Trở lại cuộc chiến Khe Sanh
20-1-1968, sau khi mở màn đánh và bao vây Khe Sanh, thì mười hôm sau nổ ra Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân
Bộ đội Bắc Việt Nam đã đánh chiếm thành phố Huế và trụ được ở đó gần ba tuần
TQLC Hoa Kỳ được điều động để tái chiếm Huế
Lực lượng Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam cũng phải đối phó ở nhiều khu vực mà họ đồn trú
Không thể có lực lượng bộ binh đến giải cứu cho Khe Sanh, đang bị vây hãm
Quốc lộ 9 bị chặt đứt từ cầu Dakrong tới Khe Sanh.
Tình cảnh Khe Sanh phần nào giống như ở Điện Biên Phủ, chỉ còn đường tiếp tế bằng máy bay
Nhưng khác với Điện Biên Phủ, Hoa Kỳ có lực lượng không quân rất mạnh, để tiếp tế cho Khe Sanh dù sân bay đang nằm trong tầm pháo của Bắc Việt Nam.
Ngay từ 14-1-1968 Mỹ đã tung ra Chiến dịch Niagara sử dụng không quân ném bom vào vị trí của bộ đội Bắc Việt Nam, dù những vị trí này sát hàng rào căn cứ Khe Sanh chỉ vài chục mét
Từ 14-1 đến 31-3 (kết thúc chiến dịch), máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ đã xuất kích 24.000 lần, cộng với 2.700 lượt B-52 ném bom 24/24 giờ
với tổng số bom ném xuống 250.000 tấn (riêng B-52 ném 60.000 tấn)
Dưới sức ép của máy bay, cuộc tấn công của Bắc Việt Nam vào ngày 29-2-1968 (năm đó là năm nhuận) được coi như là cuộc tấn công cuối cùng vào căn cứ.
Từ ngày đó, nguy cơ Khe Sanh thất thủ không còn đặt ra, nhưng Khe Sanh vẫn bị vây hãm
Từ giữa tháng 3-1968, Westmoreland gom quân và chuẩn bị cơ sở chiến dịch giải vây Khe Sanh.
Khi hoàn tất, ngày 1-4-1968, Westmoreland tung Sư đoàn không vận 1 và Sư đoàn TQLC cùng với Sư đoàn Dù VNCH vào Chiến dịch Pegasus giải vây Khe Sanh
Xe tăng và bộ binh tiến theo Quốc lộ 9, trên đường đi đã đụng độ mạnh với bộ đội Bắc Việt Nam
Sau 7 ngày tiến quân, toán lính đầu tiên của Sư đoàn không vận 1 đã tới Căn cứ Khe Sanh
Nhưng phải đến 14-4-1968,việc giải vây mới xong hoàn toàn