Quảng Trị - Di tích chiến tranh.

Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
phanvili nói:
Lúc cởi áo em chuẩn bị lên 1 sao /2 vạch :D :D
hi hi. Thế thì bác hơn iem mấy cái vạch thôi à!! :))
Oánh Tầu xong , lúc ấy VN có khoảng hơn triệu quân. Nuôi không xuể nên cho giải ngũ hàng loat. Ưu tiên 1 là lính qua trận 1975 trở về trước, ưu tiên 2 là các chú đã có giấy gọi Đại học mà vưỡn tình nguyện đi BĐ. Iem thuộc loại thứ 2. Thủ trưởng tâm sự "anh thấy chú mày có tướng theo đường binh nghiệp lắm, ở lại đi học sĩ quan rồi chẳng mấy mà lên... Tá".
Iem thé thọt: "báo cáo thủ trưởng, iem lính tình nguyện nên tư tưởng vững vàng lắm, nhưng iem tình nguyện đi...chiến đấu. Nay hết chiến tranh thì iem xin về đi... học". Thế là thủ trưởng rút tờ giấy xuất ngũ đưa cho iem và ngay chiều đó iem chào đồng đội, bắt xe đò phắn về leo vào cổng trường ĐH. Thời binh nghiệp lui vào dĩ vãng. :D :D :D
 
A

Awake

[Đang chờ cấp bằng]
Hồi năm 2000, trên đường đi Vịnh Mốc, Cửa Tùng, được khoảng nửa đường thì cái xe máy em lái bị chết máy (hồi đấy chưa có ô tô, về quê vợ mượn xe máy họ hàng để đi chơi). Giữa đồng không mông quạnh chẳng có ai để nhờ giúp đỡ cả, mà chỗ em bị chết máy lại cách 1 nghĩa trang liệt sỹ vài mét. Em liền kính cẩn hướng về phía nghĩa trang và lẩm nhẩm khấn cầu xin các bác các chú liệt sỹ phù hộ để em chữa được xe. Sau đó, em mới phán đoán là chắc xe nó bị tắc xăng ở đâu đó, vì xăng vẫn đầy bình và điện đóm vẫn ngon. Thế là em rút ống dẫn xăng ra khỏi chế hòa khí, đúng là nó tắc thật, vì rút ra rồi, không vặn khóa xăng về Off mà xăng vẫn không chảy ra được. Việc tiếp phải làm là em đành ngậm mồm vào cái ống và thổi ngược trở lại vào bình xăng, thế là thông được, xe lại nổ máy ngon lành. Em không biết có phải do các liệt sỹ phù hộ hay không chứ bình thường em dốt đặc về máy móc, lúc ấy sao mà suy nghĩ sáng suốt thế cơ chứ.
 

vili

Xe tải
Biển số
OF-2988
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
448
Động cơ
564,370 Mã lực
Vote bác phát về tư tưởng - lập trường vững vàng
 

hailua_dichat

Xe tải
Biển số
OF-179
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
239
Động cơ
583,390 Mã lực
Nơi ở
U U Minh Minh, Cà Mau
shumi nói:
Nó không chiến lược sao bác khi VT17 đi ngang. Chỗ đó là chỗ mà ta và nó oánh nhau tranh dành. Chỗ mà bộ đội vượt tuyến , chỗ mà nó phải phòng thủ. Ở đó nhận nhiều đạn pháo & bom/m2 nhất đó bác.
ặc
cái chỗ "chiền Luợc" ới chỗ " vuợt tuyến" 2 chỗ này cách xa nhau tới 50 km lận
 

shumi

Xe tải
Biển số
OF-776
Ngày cấp bằng
14/7/06
Số km
471
Động cơ
582,170 Mã lực
Nơi ở
với 1 Thằng Cò, 1 vợ cả và 9 bà vợ hai => Mệt
Bác ơi là em nói cả tỉnh, nó phải có vành đai lân cận chứ chẳng lẽ 2 bên làm sợi dây thừng, đứng bên này là Ta, sang kia là Ngụy ? Còn chiến lược hay không, như thế nào thì em không có chuyên môn, không phát biểu. Chỉ suy luận thế thôi .
 

vili

Xe tải
Biển số
OF-2988
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
448
Động cơ
564,370 Mã lực
shumi nói:
Bác ơi là em nói cả tỉnh, nó phải có vành đai lân cận chứ chẳng lẽ 2 bên làm sợi dây thừng, đứng bên này là Ta, sang kia là Ngụy ? Còn chiến lược hay không, như thế nào thì em không có chuyên môn, không phát biểu. Chỉ suy luận thế thôi .
bác shumi ạ, cái bác Hai lúa ấy từng là sỹ quan tham mưu đấy - gi gỉ gì gi cái gì cũng chọc đấy, bây giờ thì đã về làm phó thường dân rồi, nhưng vẫn nổi máu như nhiều chục năm trước mà thôi
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Đời lính có câu ngạn ngữ: "chỉ được cái cầm đèn chạy trước ô tô". Iem lính cảnh kg dám cầm đèn để phân tích chiến lược chiến thuật gì hết nhưng nhìn thực tế cái vùng cát trắng Q.bình - Qtrị đã đi qua thì thấy thế này.
Khúc từ QBình đến QTrị là eo nhất VN. Nếu oánh vào chỗ này thì có thể chia cắt được Bắc Nam.
Khúc QB là hẹp nhất nhưng phía biển là dải đất hẹp, phía sau là dẫy Trường Sơn, nên chiếm thì dễ nhưng giữ hơi bị khó. Nếu bị phản kích từ trong ra thì dễ bị đẩy xuống biển là tèo. Vì thế, oánh vào vùng này kg phải là thượng sách.

Phía ngoài Vĩnh Linh (VT17) là chuông Nhà Hồ - một vùng đầm phá rất nguy hiểm. Phía trong sát sông Bến Hải là khu Cửa Tùng với mạch núi đất án ngữ sát biển , phía ngoài có đảo Cồn Cỏ (mà ngay cả Mỹ chiếm cũng kg được) => Coi bộ khó nuốt vùng này.

Vậy chỉ còn lại khúc Đông Hà. Địa thế cũng chẳng đắc địa vì 4 bề trống rỗng, rất khó giữ nhưng muốn chiếm được Đông Hà -> tiến lên đường 9 chia cắt khu vực thì buộc phải đánh rộng ra xung quanh để chiếm cả vùng. Vì thế mới có các tuyến phòng thủ xung quanh Đông hà ở phía bắc là khu dốc Miếu , phía trên đường 9 là Cồn Tiên...

Nếu từ biển muốn lên ĐHà thì phải vượt qua Cửa Việt hoặc Mỹ Thuỷ. Cả 2 hướng này lên Đhà đều bị thành cổ QT án ngữ. Vì vậy, muốn vượt qua thì phải xoá được Thành Cổ. Ngược lại muốn bảo vệ Đông Hà từ hướng Đông Nam thì phải ngăn chặn từ xa tức là dựa vào Thành Cổ (vì phía bắc sông Thạch Hãn lại là vùng đồng ruộng trũng - kg tác chiến được).

Trong mùa hè đỏ lửa năm 1972 , để ngăn Nguỵ tái chiếm Đông Hà - đường 9 nên Thành Cổ trở thành điểm quyết chiến nhưng thực ra trận tuyến kéo dài từ Thành Cổ về tới vùng cát Cửa Việt. (ta chiếm nửa trên, địch chiếm nửa dưới). Có lúc , xe tăng ta đã vào sâu đến vùng Mỹ Thuỷ (sát Thùa Thiên Huế) nhưng vì kg có xe tiếp liệu -> hết xăng -> nên xe đều phải nằm lại và bộ đội phải tự huỷ trước khi rút. Năm 1979 tôi đóng ở vùng này vẫn còn thấy nhiều xác xe tăng của ta vùi trong cát. Nay dân đã rã bán phế liệu xuất sang Nhật nên chẳng còn vết tích chiến tranh ở vùng này.

Awake nói:
Có "MÙa hè đỏ lửa 1972" là vì lúc ấy còn đang đàm phán Hiệp định Paris, VN mình muốn đẩy lùi giới tuyến xuống sâu hơn vĩ tuyến 17, lập luận rằng mình đã giải phóng QUảng Trị, đã cắm cờ tại thành cổ trong thị xã (khi ấy thị xã Q Trị là trung tâm hành chính của tỉnh, chứ không phải Đông Hà). Bọn Mỹ-Ngụy thì ra sưc phản kích để chiếm lại. Quân ta giữ được Thành cổ trong 81 ngày đêm và chịu nhiều thương vong (81 ngày đêm, 81 tiểu đoàn), nhưng cuối cùng cũng rút ra. HIệp định Paris cuối cùng được ký kết tháng 1-1973 với đường giới tuyến giữ nguyên là vĩ tuyến 17.
Xin đính chính bác Awake : vùng Thành Cổ Cửa Việt chính là một trong những mắt xích bảo vệ vùng ngã 3 Đông Hà - Đường 9 từ phía Nam và chiến sự ác liệt đã xẩy ra ở đây. Sau hiệp định Paris, giới tuyến quân sự được phân chia thế này. VT17 (sông Bến Hải) là ranh giới giữa VNDCCH (cờ đỏ sao vàng) và chính phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN (cờ nửa đỏ nửa xanh sao vàng), còn sông Thạch hãn (bắc Thành Cổ) là ranh giới giữa Cp LT CHMNVN và VNCH (cờ vàng 3 sọc). Ngày nay phía bờ bắc sông Thạch hãn đối diện với Thành Cổ vẫn còn cột cờ của Cp LT CHMNVN.
Trên con sông này năm 1973 đã diễn ra nhiều đợt trao đổi tù binh của 2 bên.

Cũng xin nói thêm sau năm 1972 , tỉnh lỵ QT (của Nguỵ) đành rút vào đóng tại vùng Hải Lăng nằm cách phía nam Thành Cổ khoảng 10km. Còn Cp CMTL CHMNVN đóng thủ phủ ở Cam Lộ (nay có khu di tích) và Phiden đã tới thăm nơi này vào năm 1973-1974 gì đó tôi kg nhớ.
 
Chỉnh sửa cuối:

hailua_dichat

Xe tải
Biển số
OF-179
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
239
Động cơ
583,390 Mã lực
Nơi ở
U U Minh Minh, Cà Mau
shumi nói:
Bác ơi là em nói cả tỉnh, nó phải có vành đai lân cận chứ chẳng lẽ 2 bên làm sợi dây thừng, đứng bên này là Ta, sang kia là Ngụy ? Còn chiến lược hay không, như thế nào thì em không có chuyên môn, không phát biểu. Chỉ suy luận thế thôi .
Vầng đúng là như thế , Bác siêu thiệt!!!
nhưng tụi mẽo nó hổng kêu bằng dây thừng như dân nam mình
mà nó kêu bằng hàng rào Mac Namanar
 

hailua_dichat

Xe tải
Biển số
OF-179
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
239
Động cơ
583,390 Mã lực
Nơi ở
U U Minh Minh, Cà Mau
phanvili nói:
bác shumi ạ, cái bác Hai lúa ấy từng là sỹ quan tham mưu đấy - gi gỉ gì gi cái gì cũng chọc đấy, bây giờ thì đã về làm phó thường dân rồi, nhưng vẫn nổi máu như nhiều chục năm trước mà thôi
Ặc , Phanvili là bá cnào mà đóan mò thế nhỉ!

Phó thuờng dân dự bị!
Hailúa Miệt vuờn chánh hiệu chó sĩ quan gì bác ui!!!

bác cứ nói thế , bà con trên đây tưởng thiệt thì kẹt cho tui qua!!!
mong bác thông cảm!!!
đa tạ , đa tạ!!!


Bác Gấu! em nhớ hồi nẳm, em tham quan cái hàng rào này tại khu vực gần cầu Hiền Luơng _ xã Xuân Hòa hay Vĩnh Thành chi chi đó
cái hàng rào thẳng băng như đường kẻ vĩ tuyến trên bản đồ
nay chẳng hay bác Gấu trongnớ , có cái tư liệu nào hay tấm hình nào chụp cái hàng rào còn sót lại, post lên cho bà con chiêm ngưỡng thì quý hóa quá!!!
 
A

Awake

[Đang chờ cấp bằng]
polar bear nói:
Xin đính chính bác Awake : vùng Thành Cổ Cửa Việt chính là một trong những mắt xích bảo vệ vùng ngã 3 Đông Hà - Đường 9 từ phía Nam và chiến sự ác liệt đã xẩy ra ở đây. Sau hiệp định Paris, giới tuyến quân sự được phân chia thế này. VT17 (sông Bến Hải) là ranh giới giữa VNDCCH (cờ đỏ sao vàng) và chính phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN (cờ nửa đỏ nửa xanh sao vàng), còn sông Thạch hãn (bắc Thành Cổ) là ranh giới giữa Cp LT CHMNVN và VNCH (cờ vàng 3 sọc). Ngày nay phía bờ bắc sông Thạch hãn đối diện với Thành Cổ vẫn còn cột cờ của Cp LT CHMNVN.
Trên con sông này năm 1973 đã diễn ra nhiều đợt trao đổi tù binh của 2 bên.

Cũng xin nói thêm sau năm 1972 , tỉnh lỵ QT (của Nguỵ) đành rút vào đóng tại vùng Hải Lăng nằm cách phía nam Thành Cổ khoảng 10km. Còn Cp CMTL CHMNVN đóng thủ phủ ở Cam Lộ (nay có khu di tích) và Phiden đã tới thăm nơi này vào năm 1973-1974 gì đó tôi kg nhớ.
Cảm ơn bác Gấu làm rõ vấn đề này. Thực ra thì em cũng chỉ nhớ láng máng qua sách vở. Bác nói lại em mới nhớ rằng ngày sau khi ký HĐ Pa-ri, bọn ngụy đã đánh tái chiếm Cửa Việt và lập tức bác Giáp ra lệnh tung xe tăng vào đánh bật bọn ngụy và chiếm lại Cửa Việt. Em nhớ lại là bác Giáp viết trong hồi ký là khi ấy đơn vị bộ đội trấn giữ Cửa Việt bị tấn công bất ngờ, nhưng vì bộ đội mình vẫn tin tưởng là HĐ Pa-ri sẽ được thực thi nghiêm túc, nên bộ đội mình không đánh lại mà chỉ rút. Sau đó người chỉ huy của đơn vị này báo cáo lại cho bác Giáp là sẽ đến gặp bọn ngụy để phản đối, bác Giáp đã cáu quát luôn là không cần phải phản đối gì cả, cứ việc tấn công chiếm lại, và phải dùng lực lượng mạnh để tấn công. Và tất nhiên là mình đã chiếm được.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
hailua_dichat nói:
Bác Gấu! em nhớ hồi nẳm, em tham quan cái hàng rào này tại khu vực gần cầu Hiền Luơng _ xã Xuân Hòa hay Vĩnh Thành chi chi đó
cái hàng rào thẳng băng như đường kẻ vĩ tuyến trên bản đồ
nay chẳng hay bác Gấu trongnớ , có cái tư liệu nào hay tấm hình nào chụp cái hàng rào còn sót lại, post lên cho bà con chiêm ngưỡng thì quý hóa quá!!!
Iem chẳng có giề trong tay cả bác ui. Bữa nào rảnh, iem hành hương về lại vùng VT17 , chui vào mấy cái bảo tàng chớp lại hình trong đó post sau bác nhé.

Còn nhớ, năm 1975-76 qua lại Dốc Miếu thấy công binh đang rà phá bom mìn. Cứ gặp mìn, đầu đạn...là cắm một cái cờ đuôi nheo trắng hoặc đỏ để đánh dấu (kg biết phân biệt thế nào). Nhưng nhìn cả khu vực dốc toàn một mầu trắng/đỏ. Mỗi mét vuông có đến 5 -6 cái cờ. Tướng Mác-na-ma-ra nói "một con chuột cũng không chui lọt" kể cũng đúng. Nhưng kg hiểu mấy ông "đặc công Cộng sản" thăng ngả nào mà qua được? !:^) *-)
 

raklei

Xe điện
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
4,870
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
Mời các bác xem lại một số hình ảnh cho có khí thế:


Thành cổ lúc nguyên vẹn chưa bị tàn phá:


Bộ đội ta chiếm toà hành chính quảng trị


Bộ đội ta canh gác tại cổng thành
 

korandovinhyen

Xe container
Biển số
OF-115722
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
6,782
Động cơ
454,834 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh yên - Vĩnh phúc
Em đọc cái này thấy hay hay, các cụ nào có thêm nhiều thông tin thì tốt. Nhiều khi chính sách bưng bít thông tin của... càng làm cho bọn nhẩng nhẩng như em tò mò...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top