Đời lính có câu ngạn ngữ: "chỉ được cái cầm đèn chạy trước ô tô". Iem lính cảnh kg dám cầm đèn để phân tích chiến lược chiến thuật gì hết nhưng nhìn thực tế cái vùng cát trắng Q.bình - Qtrị đã đi qua thì thấy thế này.
Khúc từ QBình đến QTrị là eo nhất VN. Nếu oánh vào chỗ này thì có thể chia cắt được Bắc Nam.
Khúc QB là hẹp nhất nhưng phía biển là dải đất hẹp, phía sau là dẫy Trường Sơn, nên chiếm thì dễ nhưng giữ hơi bị khó. Nếu bị phản kích từ trong ra thì dễ bị đẩy xuống biển là tèo. Vì thế, oánh vào vùng này kg phải là thượng sách.
Phía ngoài Vĩnh Linh (VT17) là chuông Nhà Hồ - một vùng đầm phá rất nguy hiểm. Phía trong sát sông Bến Hải là khu Cửa Tùng với mạch núi đất án ngữ sát biển , phía ngoài có đảo Cồn Cỏ (mà ngay cả Mỹ chiếm cũng kg được) => Coi bộ khó nuốt vùng này.
Vậy chỉ còn lại khúc Đông Hà. Địa thế cũng chẳng đắc địa vì 4 bề trống rỗng, rất khó giữ nhưng muốn chiếm được Đông Hà -> tiến lên đường 9 chia cắt khu vực thì
buộc phải đánh rộng ra xung quanh để chiếm cả vùng. Vì thế mới có các tuyến phòng thủ xung quanh Đông hà ở phía bắc là khu dốc Miếu , phía trên đường 9 là Cồn Tiên...
Nếu từ biển muốn lên ĐHà thì phải vượt qua Cửa Việt hoặc Mỹ Thuỷ. Cả 2 hướng này lên Đhà đều bị thành cổ QT án ngữ. Vì vậy, muốn vượt qua thì phải xoá được Thành Cổ. Ngược lại muốn bảo vệ Đông Hà từ hướng Đông Nam thì phải ngăn chặn từ xa tức là dựa vào Thành Cổ (vì phía bắc sông Thạch Hãn lại là vùng đồng ruộng trũng - kg tác chiến được).
Trong mùa hè đỏ lửa năm 1972 , để ngăn Nguỵ tái chiếm Đông Hà - đường 9 nên Thành Cổ trở thành điểm quyết chiến nhưng thực ra trận tuyến kéo dài từ Thành Cổ về tới vùng cát Cửa Việt. (ta chiếm nửa trên, địch chiếm nửa dưới). Có lúc , xe tăng ta đã vào sâu đến vùng Mỹ Thuỷ (sát Thùa Thiên Huế) nhưng vì kg có xe tiếp liệu -> hết xăng -> nên xe đều phải nằm lại và bộ đội phải tự huỷ trước khi rút. Năm 1979 tôi đóng ở vùng này vẫn còn thấy nhiều xác xe tăng của ta vùi trong cát. Nay dân đã rã bán phế liệu xuất sang Nhật nên chẳng còn vết tích chiến tranh ở vùng này.
Awake nói:
Có "MÙa hè đỏ lửa 1972" là vì lúc ấy còn đang đàm phán Hiệp định Paris, VN mình muốn đẩy lùi giới tuyến xuống sâu hơn vĩ tuyến 17, lập luận rằng mình đã giải phóng QUảng Trị, đã cắm cờ tại thành cổ trong thị xã (khi ấy thị xã Q Trị là trung tâm hành chính của tỉnh, chứ không phải Đông Hà). Bọn Mỹ-Ngụy thì ra sưc phản kích để chiếm lại. Quân ta giữ được Thành cổ trong 81 ngày đêm và chịu nhiều thương vong (81 ngày đêm, 81 tiểu đoàn), nhưng cuối cùng cũng rút ra. HIệp định Paris cuối cùng được ký kết tháng 1-1973 với đường giới tuyến giữ nguyên là vĩ tuyến 17.
Xin đính chính bác Awake : vùng Thành Cổ Cửa Việt chính là một trong những mắt xích bảo vệ vùng ngã 3 Đông Hà - Đường 9 từ phía Nam và chiến sự ác liệt đã xẩy ra ở đây. Sau hiệp định Paris, giới tuyến quân sự được phân chia thế này. VT17 (sông Bến Hải) là ranh giới giữa VNDCCH (cờ đỏ sao vàng) và chính phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN (cờ nửa đỏ nửa xanh sao vàng),
còn sông Thạch hãn (bắc Thành Cổ) là ranh giới giữa Cp LT CHMNVN và VNCH (cờ vàng 3 sọc). Ngày nay phía bờ bắc sông Thạch hãn đối diện với Thành Cổ vẫn còn cột cờ của Cp LT CHMNVN.
Trên con sông này năm 1973 đã diễn ra nhiều đợt trao đổi tù binh của 2 bên.
Cũng xin nói thêm sau năm 1972 , tỉnh lỵ QT (của Nguỵ) đành rút vào đóng tại vùng Hải Lăng nằm cách phía nam Thành Cổ khoảng 10km. Còn Cp CMTL CHMNVN đóng thủ phủ ở Cam Lộ (nay có khu di tích) và Phiden đã tới thăm nơi này vào năm 1973-1974 gì đó tôi kg nhớ.