Vớ vẩn!
Quảng Ngãi nếu trừ nguồn thu điều tiết từ dầu khí ra (dân tình gọi là nguồn thu trời cho) thì thu nội địa của Quảng Ngãi tầm gần 5.000 tỷ (trong đó Nhà máy đường với Công ty bia Sài Gòn chiếm phần lớn (tính ngay thời điểm 2016)), lấy méo đâu ra 30.000 tỷ mà bi bô.
Quảng Ngãi có Tập đoàn Công nghiệp nặng Doosan của Hàn Quốc chuyên làm hàng CN nặng xuất khẩu. Thằng này doanh thu từ xuất khẩu cứ gọi là thuộc hàng khủng của Việt Nam nhưng Quảng Ngãi chỉ thu được vài đồng tiền lẻ từ thuế TNCN của đám chuyên gia Hàn
. Đấy, bài học đấy, đi đâu cho xa ...
Có tâm với đất nước và người dân thì ăn nói trên mạng cũng phải có suy nghĩ. Còn lũ rân chủ rắn độc thì không chấp.
Cứ bám vào nông nghiệp thì có **** mà đổ vào mồm. Đói rã họng muôn đời, rồi lại ngửa tay xin bố thì từ các tỉnh khác thôi.
Dự toán thu: có tới 50 tỉnh phải nhận trợ cấp Chính phủ
Nhìn vào bảng dự toán thu, chi ngân sách các tỉnh, thành phố năm 2015 lại thấy thấm thía điều người xưa đã tổng kết:
“Phi công bất phú phi thương bất hoạt”.
Thật vậy, gần như tất cả các tỉnh, thành phố mà dự toán thu, chi ngân sách năm 2015 cóđiều tiết về trung ương đều là địa phương có cơ cấu kinh tế ngiêng hẳn về công nghiệp, dịch vụ. Điều đó càng được chứng minh khi nhìn vào top 10 địa phương dẫn đầu về dự toán tổng thu ngân sách: TP.HCM (266.776 tỉ đồng), TP.Hà Nội (141.690 tỉ), Bà Rịa–Vùng Tàu (118.650 tỉ), TP Hải Phòng (48.275 tỉ), tỉnh Đồng Nai (37.215 tỉ), Quảng Ninh (35.815 tỉ), Quảng Ngãi (33.190 tỉ), Bình Dương (32.624 tỉ), Vĩnh Phúc (21.990 tỉ), Khánh Hòa (14.850 tỉ). Cùng với top 10 nói trên, còn có ba địa phương khác tự cân đối được nhu cầu chi và có điều tiết về ngân sách trung ương nữa là Bắc Ninh (tổng thu đứng thứ 11 cả nước), Đà Nẵng (thứ 12) và Cần Thơ (đứng thứ 15). Đáng chú ý là bên cạnh những địa phương thực sự đã là tỉnh, thành phố công nghiệp, thương mại dịch vụ hàng đầu Việt Nam, cũng có những tỉnh chưa hẳn đã được coi là tỉnh công nghiệp, dịch vụ đúng nghĩa nhưng vẫn lọt vào danh sách địa phương có số thu ngân sách lớn là do có nhà máy công nghiệp lớn đóng trên địa bàn, như Quảng Ngãi (có nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn và KCN Dung Quất), Bắc Ninh (tổng thu 13.306 tỉ – có khu công nghiệp Samsung), Hà Tĩnh (9.760 tỉ đồng – có khu kinh tế Vũng Áng)…
Ngược lại với những tỉnh thành nói trên, tuy không thuộc vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa như miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, thậm chí có tỉnh còn hội đủ cả “rừng vàng biển bạc” hay cửa khẩu quốc tế lớn nhưng công nghiệp, dịch vụ chậm phát triển, nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế thì đều phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương mới bảo đảm cân đối nhu cầu chi. Điển hình như: Thanh Hóa (phải trợ cấp bổ sung 6.503 tỉ đồng, bằng 40% tổng cân đối chi trong năm), Nghệ An (trợ cấp 5.138 tỉ đồng, bằng 37,5% tổng chi). Một tỉnh từng là một trung tâm công nghiệp miền Bắc những năm 1960 – 1980 là Nam Định năm nay dự toán thu ngân sách thấp nhất vùng Đồng bằng Sông Hồng (còn thấp hơn bình quân một huyện – thị của Bình Dương), chỉ 2.443 tỉ đồng, phải trợ cấp bổ sung 3.249, 5 tỉ đồng, tức xấp xỉ 50% tổng chi. Ngoài ra còn phải kể đến Thái Bình (trợ cấp 2.753,9 tỉ, bằng 41% tổng chi), Trà Vinh (trợ cấp 2.078 tỉ, bằng 50% tổng chi), Lào Cai (trợ cấp 2.160 tỉ đồng)… Thậm chí, dù là những địa phương dẫn đầu về sản lượng lúa hàng năm với từ 3-4 triệu tấn mỗi tỉnh và đương nhiên là đóng góp chủ yếu vào lượng gạo xuất khẩu cả nước như An Giang vẫn phải nhận trợ cấp 2.019 tỉ đồng (32,5% tổng chi), Kiên Giang (trợ cấp 1.992 tỉ, bằng 33% tổng chi), Đồng Tháp (trợ cấp 1.174 tỉ, bằng 21,7% tổng chi) và Hậu Giang (trợ cấp 1.254 tỉ, bằng 47% tổng chi)…. Rõ ràng thực tế thu nhập thấp và bấp bênh trong lĩnh vực nông nghiệp đã dẫn đến những chênh lệch rất lớn về thu ngân sách, cũng là về qui mô kinh tế giữa các địa phương. Chẳng hạn như tỉnh Thái Bình, vốn là một “vựa” lúa ở đồng bằng Sông Hồng, dù dân số tương đương với tỉnh Bình Dương ở Đông Nam Bộ (cùng hơn 1,7 triệu người), nhưng dự toán thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 của tỉnh Bình Dương gấp tới 9,8 lần tỉnh Thái Bình (chỉ 3.319.tỉ đồng). Nói cách khác, thu ngân sách của cả tỉnh nông nghiệp Thái Bình dù khá hơn Nam Định kế bên nhưng cũng mới chỉ tương đương bình quân một huyện của tỉnh Bình Dương. Lý do đương nhiên là đã rõ: Bình Dương là tỉnh công nghiệp với hàng chục khu công nghiệp, hàng ngàn nhà máy còn Thái Bình gần như vẫn thuần nông. Một thực tế khác, nếu so sánh khu vực thì dự toán tổng thu ngân sách trên địa bàn của 13 tỉnh thành vùng Đồng bằng Cửu Long chỉ là 40.680 tỉ đồng trong khi chỉ 6 tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ đã lên tới 460.816 tỉ đồng, gấp 11,3 lần. Thế nên mới có người nói vui: “vựa lúa ở miền Tây, kho bạc ở miền Đông” !