Em không có chuyên môn, chẳng biết biển sạch hay chưa sạch. Các cụ thử nghiên cứu kết luận của bọn này, rồi tự rút ra kết luận cho bản thân thôi.
Báo cáo đợt 2:
http://bit.ly/ketQuaDot2PTDL
Báo cáo đợt 1:
http://bit.ly/PTDLKetQuaDot1
1. Gần như tất cả các mẫu nước đều nằm trong giới hạn an toàn, vậy có thể kết luận là nước không bị nhiễm độc kim loại nặng?
Đúng. Có thể kết luận nước không bị nhiễm độc kim loại nặng có độ độc cao như chì, crom, cadmium, asen và thuỷ ngân tại thời điểm lấy mẫu tại tất cả các vị trí đã báo cáo.
2. Nếu đúng, vậy là nước biển an toàn?
Biển được kết luận an toàn theo các tiêu chuẩn đã đánh giá, bao gồm vùng nuôi trồng, đánh bắt hải sản và tắm biển, từ cả phân tích nước biển & trầm tích. Đánh giá chỉ có hiệu lực tại những điểm nhóm lấy mẫu phân tích và tại thời điểm lấy mẫu. Các tiêu chuẩn được đánh giá ở đây là nồng độ của tất cả các dạng tồn tại của một nguyên tố (ví dụ Cd, Hg, Pb). Theo ý kiến của các chuyên gia về kim loại độc, nồng độ của những dạng cực độc của từng kim loại và sự phát tán của những dạng cực độc này từ trầm tích vào nước cần được phân tích kĩ hơn. Ví dụ, thủy ngân tồn tại ở nhiều dạng khác nhau trong môi trường và có độc tính khác nhau, trong đó dimethyl thủy ngân (CH3)2Hg là độc nhất và có độ độc cao hơn nhiều so với những dạng khác.
3. Có khả năng nước còn ô nhiễm do Asen? Sắt? Dẫn xuất phenol?
Asen: Trong trầm tích một số điểm (9/65 mẫu) phát hiện asen nồng độ cao hơn quy chuẩn: Như vậy có thể kết luận là một số vị trí bị ô nhiễm asen. Ô nhiễm có thể do dặc trưng của từng vùng, vì nhiều vùng ở Việt Nam có nồng độ asen cao.
Sắt: Nồng đồ sắt trong mẫu nước hầu hết nằm trong giới hạn cho phép, trừ hai điểm ở Quảng Bình. Sắt trong trầm tích không nằm trong các tiêu chuẩn an toàn của Việt Nam và quốc tế. Với tất cả thông tin hiện có, chúng tôi chưa thể có kết luận cuối cùng về nguồn gốc của sắt trong trầm tích cũng như trong nước biển. Chi tiết hơn có tại phân tích về sắt trong
Báo cáo 2.
Dẫn xuất phenol và một số nhóm hợp chất hữu cơ tồn dư lâu trong môi trường: Dẫn xuất phenol và các sản phẩm phụ của luyện sắt như PCBs hay PAHs là nhóm nghi ngờ, và đồng thời trong một số bài báo khoa học họ có khẳng định những hợp chất này sinh ra từ luyện kim. Vì vậy nhóm sẽ tiến hành phân tích. Nhưng phân tích những chất này tốn nhiều chi phí, và chưa hẳn có tiền thì có thể phân tích được. Nhiều lab hiện đại ở nước ngoài vẫn gặp rất nhiều khó khăn để detect những chất này trong mẫu môi trường và mẫu sinh vật biển. Ngay cả báo cáo của chính phủ cũng chỉ báo cáo chung chung về nhiễm phenol chứ không hề nói gì đế những sản phẩm phụ độc hại và bền hơn trong môi trường, vì nhóm cho rằng họ khó phân tích những hợp chất này được ở VN.