[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Ừ thì cóp bết này


Không có bản gốc để copy, hệ thống 'siêu khủng' FT-2000 Trung Quốc chỉ 'làm cảnh'



Chia sẻ:
(Soha.vn) - Trung Quốc ngày càng thể hiện khả năng copy siêu đẳng của mình trong lĩnh vực vũ khí. Nhưng khi không có bản gốc để copy, các loại vũ khí của họ chỉ xứng đáng để "làm cảnh".


Theo trang missilethreat.com, từ những năm 2004, Quốc hội Mỹ đã nhận được báo cáo của Bộ quốc phòng về việc Trung Quốc đưa vào triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không chống bức xạ. Hệ thống này được thiết kế để chống lại các máy bay gây nhiễu điện tử, máy bay AWACS và các mục tiêu bức xạ khác.
FT-2000 được phát triển và sản xuất bởi Tổng công ty Xuất nhập khẩu Máy móc chính xác (CPMIEC) trong thời gian cuối những năm 1990, FT-2000 cũng được cho là có khả năng phá hủy các tên lửa đạn đạo chiến thuật, tương tự như Patriot của Mỹ và hệ thống S-300P của Nga mà nó “dựa theo”.

Được biết đến như là hệ thống tên lửa đất đối không chống bức xạ duy nhất trên thế giới hiện nay, nó được sử dụng để tiêu diệt các máy bay AWAC, các máy bay tác chiến điện tử. Và chúng ta có thể biết rằng Mỹ là quốc gia sở hữu nhiều phương tiện này nhất.
Được phát triển dựa trên cơ sở của HQ-9, FT-2000 sử dụng một radar tìm kiếm mục tiêu thụ động H-200 đặt trên khung gầm xe tải hạng nặng 8x8 bánh. Về cơ bản, FT-2000 sử dụng tần số gây nhiễu để chống lại sự nhận biết của mục tiêu, nó chứa một radar thụ động được lập trình để phát hiện các tín hiệu phát ra từ các mục tiêu của nó. Ngoài ra, FT-2000 có một hệ thống dẫn đường thụ động mà không truyền sóng điện từ, giảm thiểu cơ hội mà kẻ thù của nó phát hiện ra nó trong quá trình bay đến mục tiêu.
FT-2000 có thời gian triển khai khá chậm, mất từ 20-30 phút cho việc chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, và cũng mất từng ấy thời gian để thu hồi lại toàn bộ hệ thống. Mỗi xe phóng của FT-2000 mang hai quả tên lửa được treo phía dưới rãnh phóng, có kích thước tương đương với đạn tên lửa của HQ-9. Điều này gây khó khăn cho việc tái nạp tên lửa sau khi phóng.
Theo công bố, hệ thống này có 2 phiên bản, phiên bản di động FT-2000 và cố định FT-2000a. Điểm khác biệt là FT-2000a sử dụng một tên lửa HQ-2 đã được cải tiến, có trang bị thêm hệ thống tìm kiếm và dẫn đường tự động. Mỗi tên lửa HQ-2 được trang bị một đầu đạn phân mảnh 60kg, tầm cao tối đa là 18km. Ngoài ra, FT-2000a có 12 bệ phóng tên lửa, mỗi bệ có 1 tên lửa và trạm điều khiển trung tâm. Trạm điều khiển này được trang bị một cảm biến thụ động tổng thể và 3 cảm biến thụ động phụ trợ, nó có khả năng hoạt động trong dải tần số 2 và 6 GHz. Đây cũng chính là lí do vì sao Trung Quốc lại gọi nó là “kẻ hủy diệt AWAC”.
Ngoài vai trò như một hệ thống chống tên lửa bức xạ, FT-2000 cũng có khả năng chống lại tên lửa đạn đạo chiến thuật, tuy nhiên, khả năng này cũng mới chỉ được quan chức Trung Quốc “giới thiệu”.
Được biết, một số hệ thống này đã được triển khai đến tỉnh Phúc Kiến gần với eo biển Đài Loan cùng với một số tiểu đoàn S-300PMU2. Đây có thể là mối nguy hiểm cho các sân bay Đài Loan bởi khoảng cách giữa hai bờ eo biển chỉ là 130km.
Mặc dù đây là hệ thống đầu tiên trên thế giới, song năng lực của hệ thống này “không được thể hiện” nhiều và nó đang có nguy cơ đi vào quên lãng. Nguyên nhân cơ bản là do năng lực công nghệ còn hạn chế của Trung Quốc, đi liền với nó là sự phát triển mạnh mẽ của trang thiết bị kỹ thuật của “đối tượng tác chiến” của Trung Quốc. Suy cho cùng, tầm tác chiến của hệ thống này làm việc khá khiêm tốn so với các hệ thống đánh chặn của Nga và Mỹ - chúng có thể tiêu diệt các máy bay AWAC và EW ngay trên không phận của đối phương.
Có thể nói thêm rằng, về cơ bản đây là hệ thống do Trung Quốc tự phát triển nên chưa có công nghệ để họ nhái theo, do đó hiệu quả rất thấp, chỉ xứng đáng dùng để làm cảnh.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Lên tiếng chê bai S300/400 sau đó lại cử chuyên gia sang đàm phán, thế mới biết người Trung Quốc nổ như thuốc súng của họ.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
thực chiến mới biết đc
không thể võ đoán

(Vũ khí) - Báo Nga vừa tiết lộ thông tin về các dòng hàng không mẫu hạm do Trung Quốc đang bí mật chế tạo tại Đại Liên và Thượng Hải.

Kể từ đầu năm đến nay, các nguồn tin quân sự liên tục xôn xao về kế hoạch đóng tàu sân bay thứ hai và cũng là tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc.
Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay Bắc Kinh đang bí mật triển khai dự án tại thành phố biển Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh. Quá trình đóng tàu sân bay dự kiến sẽ mất 6 năm và giới chức Trung Quốc tuyên bố nước này đã quyết định phải sở hữu ít nhất 4 chiếc hàng không mẫu hạm từ nay cho đến năm 2020.
Trong một diễn biến mới nhất, tạp chí Military Parade có trụ sở tại Moscow, Nga hé lộ những thông tin chi tiết đầu tiên về dòng tàu sân bay nội địa bí ẩn của Trung Quốc.
Theo tạp chí này, tổng cộng có 2 dự án đóng tàu đang được triển khai song song với một chiếc ở Đại Liên và chiếc còn lại ở Thượng Hải. Cụ thể, tàu sân bay ở Đại Liên được gọi là 001A, do Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc thực hiện tại một xưởng bí mật.
Bản vẽ thiết kế tàu sân bay Trung Quốc được cho là dựa trên siêu tàu sân bay Ulyanovsk Nó sẽ được trang bị máy phóng thủy lực và lớn hơn tàu sân bay đầu tiên của nước này là Liêu Ninh. Trong khi đó, chiếc thứ hai mang số 002 đang được đóng tại xưởng tàu Giang Nam trên đảo Trường Hưng thuộc Thượng Hải. Kích thước của chiếc 002 sẽ tương tự như tàu sân bay USS Kitty Hawk của Mỹ với độ choán nước 61.351 tấn, lớn hơn 5% so với 001A.
Tàu sân bay Liêu Ninh thuộc lớp Tàu đô đốc Kuznetsov được mua từ Ukraine vào năm 1998 còn 2 tàu sân bay đang đóng được dựa trên bản vẽ thiết kế của lớp tàu Ulyanovsk chưa được hoàn tất của Liên Xô.
Đây là lớp siêu tàu sân bay chạy năng lượng hạt nhân (4 lò phản ứng hạt nhân KN-3) với sức mạnh tương đương các lớp tàu sân bay của Mỹ, từng được kỳ vọng đóng vai trò chủ lực cho lực lượng hải quân viễn dương của Liên Xô.
Military Parade đưa tin tàu 002 của Trung Quốc sẽ được trang bị 4 máy phóng thủy lực để phóng máy bay trong khi chiếc 001A chỉ có 2 máy. Ngoài ra, 001A nhiều khả năng sẽ được đặt tên chính thức theo tỉnh Sơn Đông và có thể bắt đầu gia nhập lực lượng hải quân Trung Quốc sớm nhất vào năm 2018.
Trung Quốc hy vọng một khi sở hữu được 4 nhóm tác chiến tàu sân bay, hải quân có thể mở rộng được ảnh hưởng tại Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cũng như trường hợp tàu Liêu Ninh, nhiều chuyên gia quân sự nước ngoài không đánh giá cao 2 tàu mới của Trung Quốc khi chúng vẫn dựa trên thiết kế xưa cũ từ thời Liên Xô và vẫn phải dùng mũi tàu hếch lên để cho máy bay cất cánh.
Được biết, Trung Quốc có tham vọng tàu sân bay rất lớn, tại cuộc họp báo cuối cùng của năm 2013, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã nói về khả năng chế tạo tàu sân bay nội địa.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc từng tuyên bố, tàu sân bay Liêu Ninh tuyện đối không phải là duy nhất. Bộ ngành có liên quan của Trung Quốc sẽ cân nhắc tổng hợp nhân tố trên các phương diện, nghiên cứu nghiêm túc vấn đề phát triển tàu sân bay của Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định: Tàu Liêu Ninh không phải là duy nhất. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho rằng, tàu sân bay của Trung Quốc nếu muốn hình thành sức chiến đấu, ít nhất cần 3 chiếc. "Tàu sân bay là một trang bị tiêu hao rất lớn, đối với bất kỳ nước nào, nó đều là một loại hàng xa xỉ, đồng thời cũng là một loại trang bị cao cấp có chức năng cao cấp.
Một chiếc tác chiến, một chiếc huấn luyện, một chiếc đang bảo trì, như vậy một khi có sự cố, có thể bảo đảm ít nhất có 1 tàu sân bay có thể xuất hiện ở khu vực nên xuất hiện. Trung Quốc ít nhất cần hình thành 2 cụm chiến đấu tàu sân bay, như vậy mới có thể ứng phó với một số hành động tác chiến quy mô cỡ vừa trở lên".
Phó Tham mưu trưởng Hải quân Trung Quốc Tống Học từng nói rõ rằng, Trung Quốc sẽ chế tạo 1 chiếc tàu sân bay tiếp theo, hy vọng có thể chế tạo được tàu sân bay lớn hơn, có thể mang nhiều máy bay hơn, sức chiến đấu mạnh hơn. Trọng tải tàu sân bay càng lớn, có nghĩa là phạm vi ảnh hưởng càng rộng, chức năng càng mạnh.
Chuyên gia tàu sân bay Lý Kiệt cho rằng, tàu sân bay nội địa đầu tiên không khác gì về vóc dáng so với tàu Liêu Ninh, trọng tải có thể lớn hơn một chút. Hiện nay, lượng giãn nước tiêu chuẩn của tàu Liêu Ninh là 55.000 tấn, lượng giãn nước đầy là 67.500 tấn, tàu sân bay mới hứa hẹn được đưa vào danh sách "70.000-90.000 tấn".
Lý Kiệt cho rằng, Trung Quốc phát triển thích hợp tàu sân bay hạng trung trở lên. Trong tương lai, Trung Quốc cần "bảo vệ quyền lợi biển", không chỉ ở biển gần, mà còn cần cho biển xa.
Mai Thùy (Tổng hợp)
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Hom rồi nghe nói là Tàu phù chưa thể chế tạo được cum cáp hãm đà, không biết nay đã chế được chưa ? Chế tạo được tàu mà không chế tạo được cáp hãm đà, lị không thằng nào chịu bán cáp cho tàu phù thì....... cũng vứt .
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Một phiên bản hàng nhái của LCS-2 ?. Vũ khí nhõn một ụ CIWS Type 1030, không có đến một khẩu pháo 57mm.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Vấn đề noa làm ra để làm gì? Với loại này tuần tra ven bờ cao tốc thì thế là đủ. Cộng thêm 2 con 14.5 và ít tên lửa vác vai là đủ
 

Jerry Minh

Xe tăng
Biển số
OF-58486
Ngày cấp bằng
7/3/10
Số km
1,578
Động cơ
459,200 Mã lực

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Những nước nào tiếp sức công nghệ quốc phòng Trung Quốc?
(Vũ khí) - Những năm gần đây nền công nghiệp quốc phòng TQ đã có những tiến bộ rất lớn, kết quả này khiến người ta nghi ngờ về nguồn gốc công nghệ của TQ.

Đức giúp Trung Quốc công nghệ phát triển tàu ngầm
Nghi vấn trên hoàn toàn có căn cứ khi tờ Qianzhan đưa tin, gần đây Hải quân Đức có thể đã chuyển giao cho Trung Quốc công nghệ mới tàu ngầm phi hạt nhân Type 214 mà không cần sự chấp thuận từ chính phủ. Công nghệ này cho phép các tàu ngầm Trung Quốc "vượt mặt" Nga, Mỹ.
“Với công nghệ mới, tàu ngầm Trung Quốc có thể chạy tuần tra dưới nước với tốc độ 2-6 hải lý/h trong hơn 3 tuần với hệ thống pin nhiên liệu. Nếu nó sử dụng ống thông khí, nó có thể chạy tốc độ 6 hải lý/h trong 12 tuần, vượt 12.000 dặm”, nguồn tin trên báo cho biết.
Tàu ngầm phi hạt nhân AIP Type 214.​
Theo phán đoán của tờ Qianzhan, công nghệ mới mà Đức chuyển giao cho Trung Quốc chỉ có thể là hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) trên tàu ngầm Type 214. “Hệ thống AIP trên tàu ngầm Type 214 tốt hơn nhiều so với hệ thống tương tự của Trung Quốc. Với AIP Type 214, Trung Quốc có thể sử dụng tàu ngầm thông thường để làm những gì trước đây được thực hiện bởi tàu ngầm hạt nhân đắt tiền”, Qianzhan viết.
Nguồn tin cho biết thêm, nhiều khả năng, Trung Quốc sẽ sử dụng công nghệ AIP Type 214 để cải tiến hệ thống động lực trên tàu ngầm phi hạt nhân Type 041 lớp Nguyên do nước này tự phát triển, có tham khảo tàu ngầm Kilo của Nga, theo báo Kienthuc.
Israel đã cung cấp công nghệ nào cho Trung Quốc
Ngoài sự giúp đỡ từ Đức, sự tiến bộ của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc trong những năm gần đây còn do sự trợ giúp đắc lực từ việc chuyển giao công nghệ từ Israel. Hiện nay, dự án quân sự quan trọng nhất mà Trung Quốc đang thực hiện có sử dụng rộng rãi công nghệ của Israel là việc sản xuất máy bay tiêm kích hạng nhẹ J-10.
Israel cung cấp cho Trung Quốc mẫu dự án máy bay Lavi, bán một số mẫu máy bay riêng rẽ và rất có thể là đã bán cả công nghệ sản xuất một số hệ thống: hệ thống dẫn đường quán tính của các công ty “Công nghiệp hàng không vũ trụ Israel” và “Taman INS”; hệ thống tác chiến điện tử “Elisra”; hệ thống điều khiển “Lir Sigler”/MBT; đài liên lạc vô tuyến ARC-740; trạm radar EL/M-2035 và EL/M-2032.
Tiêm kích J-10 của Trung Quốc phát triển dựa trên công nghệ của Israel​
Israel cũng là nguồn cung cấp quan trọng nhất các tên lửa lớp “không đối không” và công nghệ chế tạo chúng cho Trung Quốc. Bắc Kinh đã mua của Israel tên lửa “Piton-3” (ký hiệu của Trung Quốc là PL-8). Cuối những năm 1990, Israel cung cấp cho Trung Quốc các mẫu các tên lửa phiên bản hiện đại hơn là “Piton-4” tầm ngắn chuyên để chống lại các máy bay tiêm kích thế hệ 4 của Nga.
Một lĩnh vực hợp tác khác tương đối hiệu quả là sản xuất các máy bay không người lái. Các nguyên mẫu của máy bay không người lái trinh sát chiến thuật của Trung Quốc như W-30 và W-50 chính là “Searcher” của Israel, và trong quá trình chế tạo Trung Quốc đã sử dụng nhiều công nghệ của Israel.
Năm 2000, Trung Quốc đã nhận khoảng 200 máy bay không người lái chống radar tấn công “Harpy”. Một số nguồn tin còn cho rằng, hai nước tiến hành chung một dự án chế tạo riêng cho Trung Quốc tên lửa hàng không có cánh theo công nghệ Israel “Delaila” với tên gọi là “STAR-1”.
Phía Israel đã đánh giá một cách lạc quan triển vọng hợp tác quân sự với Trung Quốc, dù hiện nay châu Âu vẫn áp dụng lệnh cấm vận vũ khí với Bắc Kinh, tuy nhiên lện cấm này cũng bộc lộ nhiều sơ hở khiến Israel lách luật và tiến hành buôn bán vũ khí, thiết bị quân sự với Trung Quốc bất chấp phản đối của Mỹ và các nước đồng minh châu Âu.
Tiêm kích hạm J-15​
Ukraine giúp gì cho nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc
Theo thông tin được tờ Duowei News cho biết, Ukraine là khách hàng lớn nhất của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc và sẽ trở thành đối tác công nghệ hàng đầu của nước này. Ukaine đã xuất khẩu hơn 30 loại công nghệ quốc phòng tới Trung Quốc bao gồm cả tàu sân bay và các loại tàu lớn, máy bay huấn luyện siêu âm, công nghệ xe tăng và tên lửa không đối không. Nhờ những công nghệ này mà nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc tiến rất nhanh trong 10-20 năm trở lại đây.
Ngoài tàu sân bay Liên Ninh – vốn là tàu sân bay Varyag được đóng dưới dưới thời Liên Xô (sau thuộc sở hữu Ukarine, bán cho Trung Quốc với giá siêu rẻ), Trung Quốc cũng hợp tác với Ukraine để sản xuất động cơ DN/DA-80 cho tàu khu trục của Trung Quốc, động cơ diesel 6TD-2E dành cho xe tăng Al-Khalid được Trung Quốc phát triển cho Pakistan và động cơ Al-222 cho máy bay huấn luyện tiên tiến L-15 và công nghệ tên lửa dẫn đường.
Tiếp đến là tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới hiện nay - Zubr. Trước hết, Trung Quốc rất hao tâm tốn sức để đặt vấn đề với Nga mua loại tàu này, tuy nhiên, đều thất bại. Ukraine một lần nữa đóng vai đấng cứu tinh khi nhà máy Morie ở Feodosya (Ukraine), trước đây lại là nơi chế tạo loại tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới này.
Ngay lập tức, Trung Quốc đã chơi trội khi thanh toán toàn bộ khoản nợ của công ty này. Đồng thời đặt lên bàn đàm phán 350 triệu USD để mua về 4 tàu đổ bộ đệm khí “sao chép hoàn toàn từ Project 12322 Zubr của Nga với cái tên Project 958 Bizon. Điều đáng chú ý, trong 4 chiếc tàu, 2 chiếc sẽ được đóng tại Ukraine, còn 2 chiếc sẽ được Trung Quốc đóng với sự giúp đỡ, giám sát của kỹ sư Ukraine.
Ngoài ra, đã có những thông tin mập mờ việc Ukraine có thể sẽ trợ giúp Trung Quốc phát triển công nghệ máy phóng áp dụng trên tàu sân bay tương lai của Hải quân Trung Quốc.
Không chỉ Ukraine mà ngay cả Nga cũng gián tiếp giúp Trung Quốc phát triển công nghiệp quốc phòng của mình bằng những hợp đồng mua bán vũ khí. Đặc biệt sau khi Nga cung cấp giấy phép sản xuất tiêm kích Su-27 cho Trung Quốc với tên gọi J-11 đã mở đường cho một làn sóng sao chép vũ khí Nga một cách dữ dội.
Trung Quốc đã mua được từ Nga 76 chiếc tiêm kích Su-30MKK và 24 chiếc Su-30MK2. Sau đó, Trung Quốc đã tạo phiên bản song sinh của tiêm kích này thành J-16. Vũ khí tiếp theo Nga “giúp” công nghệ cho Trung Quốc là hệ thống phòng không HQ-9. Ngoài ra, Trung Quốc còn tiến hành hàng loạt hành động sao chép vũ khí Nga từ gián điệp mạng.
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Khẳng định TQ mạnh hơn VN, còn so với các cường cuốc của TG thì thua xa về chất!b-)
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Nát bét luôn!:-|
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top