Có vẻ chúng ta lại có thêm 1 vụ án được xét xử theo hướng CHIỀU LÒNG DƯ LUẬN.
Quan điểm khá thú vị về vụ án Lại Thị Kiều Trang. Trích bài biên của Tony Hoài, nguồn Võ Tòng:
>>Link Gốc<<
Nội dung:
Các cụ lưu ý này, bài Biện này sử dụng 1 khái niệm pháp lý khác (thêm mới) để thay đổi cách nhìn nhận vấn đề so với cách nhìn nhận ban đầu (mà Toà đang nhìn nhận)
Để chứng minh rằng quan điểm khác trên đây là sai, các cụ không thể lại nhắc lại về quan điểm ban đầu (giống Tòa), thứ mà đã cháu đã xem xét cân nhắc nhiều lần, mà các cụ PHẢI VÀ CHỈ PHẢI chứng minh MỘT TRONG các vấn đề sau, là quan điểm cháu nêu ra sẽ sụp đổ ngay:
1. Khái niệm Sai lầm về nhân quả là một khái niệm sai (Nó không tồn tại, không nên tồn tại)
2. Việc áp dụng SLNQ vào vụ án trên là sai (điểm khác biệt mấu chốt trong vụ án SO VỚI những dấu hiệu mà SLNQ phát biểu).
Quan điểm khá thú vị về vụ án Lại Thị Kiều Trang. Trích bài biên của Tony Hoài, nguồn Võ Tòng:
>>Link Gốc<<
Nội dung:
TỬ HÌNH BỊ CÁO BƠM CYANUA VÀO TRÀ SỮA ĐẦU ĐỘC CHỊ HỌ LÀ ÁP DỤNG KIỂU "TRẢ THÙ" NGANG BẰNG!
Trích bài biên trên FB anh Tony Hoài:
"Sáng 17-7, TAND tỉnh Thái Bình xử sơ thẩm vụ án bơm cyanua vào trà sữa đầu độc chị họ đã tuyên phạt tử hình bị cáo Lại Thị Kiều Trang (26 tuổi, trú huyện Kiến Xương, Thái Bình) về tội giết người.
Trang được xác định đã có quan hệ bất chính với anh rể nên đã bơm cynua vào trà sữa nhằm đầu độc chị họ. Tuy nhiên, một đồng nghiệp của người chị họ là chị NTH (SN1990), cán bộ điều dưỡng khoa Nội 3 Bệnh viện Phổi tỉnh Thái Bình, đã uống phải trà sữa có chất độc và tử vong.
Theo cáo trạng, Trang là em họ chị ĐTHY (31 tuổi, trú huyện Kiến Xương) làm tại Bệnh viện Phổi tỉnh Thái Bình nhưng có quan hệ yêu đương với chồng chị Y.Tháng 10-2019, do anh rể chấm dứt quan hệ với mình nên Trang nảy sinh ý định tự tử. Sau đó, Trang lên mạng đặt mua 1 lít cyanua dạng lỏng với ý định đầu độc chị họ để được tiếp tục quan hệ với anh rể.
Biết chị họ có sở thích uống trà sữa, ngày 2-12-2019, Trang gọi điện đặt mua sáu cốc trà sữa mang về nhà, bơm chất cyanua vào. Sau khi bơm cyanua vào 4 cốc thì hết dung dịch cynua, Trang dùng băng dính dính miệng cốc đã rạch lại.Chiều cùng ngày, Trang mua 1 túi quýt, bỏ vào 1 phong bì 100.000 đồng rồi mang quýt và trà sữa tới bệnh viện gửi cho chị Y.
Do chị Y đã về nên Trang gửi lại cho cán bộ điều dưỡng cầm cho chị Y. Người này để trà sữa vào tủ lạnh.Chị H. lấy 1 cốc trà sữa trong tủ lạnh uống. Đồng nghiệp phát hiện chị này nằm co quắp trong nhà vệ sinh, miệng sùi bọt nên đưa đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong.
Tại tòa, bị cáo Trang thừa nhận do bị anh rể chấm dứt quan hệ nên đã mua cyanua bơm vào trà sữa nhằm đầu độc chị họ.
Đại diện VKS nhận định bị cáo biết chất độc cyanua hết sức độc hại, một lượng rất nhỏ đã có thể gây chết người nhưng vì động cơ đê hèn, bị cáo đã sử dụng cyanua để đầu độc chị họ.
Bị cáo thực hiện hành vi giết người một cách quyết liệt, có thể gây chết nhiều người.
Đại diện VKS đề nghị phạt bị cáo mức án cao nhất của khung hình phạt, loại bỏ bị cáo ra khỏi đời sống xã hội.
Luật sư của bị cáo cho rằng bị cáo ăn năn hối cải, đề nghị HĐXX cho hưởng hình phạt nhẹ hơn so với mức án tử hình mà đại diện VKS đề nghị.
HĐXX nhận định bị cáo đã sử dụng chất độc cyanua đầu độc chị họ với mục đích được tiếp tục quan hệ với anh rể. Hành vi của bị cáo có thể làm chết nhiều người, không chỉ gây nguy hiểm cho xã hội mà còn gây hoang mang trong dư luận.
Từ đó, HĐXX quyết định tuyên án như trên"...
Từ nội dung và diễn biến vụ án như trên, tôi cho rằng Tòa án Thái Bình tuyên tử hình bị cáo là chưa phù hợp với quy định của pháp luật hình sự. Bởi những lý do như sau:
- Từ ý thức đến hành động bị cáo đều nhằm giết người chị họ để mong tiếp tục thỏa mãn dục vọng đen tối, nhưng may mắn nên người bị hại không bị hề hấn gì. Rõ ràng hành vi giết người chị họ của bị cáo thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt;
- Theo lý luận về sai lầm đối tượng trong Luật hình sự, khi người phạm tội định giết người này nhưng do nhầm lẫn (người giống người) mà giết người khác thì vẫn xử lý về tội giết người. Trường hợp của bị cáo Trang không phải là giết nhầm người khác, mà do nạn nhân tự lấy ly trà sữa mà bị cáo gởi cho chị họ uống nên tử vong. Đây là trường hợp mà khoa học LHS gọi là "sai lầm về quan hệ nhân quả", bị cáo không đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà bị cáo thực hiện, khi có sự sai lầm như vậy và gây ra hậu quả, thì người thực hiện hành vi chỉ chịu trách nhiệm đối với hậu quả với lỗi vô ý.
Như vây đối với cái chết của nạn nhân, bị cáo chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội "vô ý làm chết người".
Vụ án trên phải xét xử bị cáo về 2 tội là "giết người" (thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt) và tội "vô ý làm chết người" mới đúng quy định.
Theo Điều 57 BLHS thì việc tuyên tử hình với người phạm tội chưa đạt là sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật, và kiểu áp dụng như thế giống tính chất của pháp luật Phong kiến, là "sự trả thù" tương xứng của xã hội đối với tội phạm.
Còn hình phạt của tội thứ 2 chỉ 1-5 năm.
Tôi đề nghị Tòa án Cấp cao tại Hà Nội phải nghiêm túc phân tích về vấn đề lý luận mà tôi đã chỉ ra như trên.
- Các cụ đọc kỹ, đừng như cháu, đọc thoáng qua rồi nhầm nhọt hết. Lưu ý là tác giả đang cáo buộc bị can là 2 tội, chứ ko phải chỉ 1 tội duy nhất là Vô ý nhé!
- Về phương diện tình cảm, cháu thích xử tử hơn. Nhưng, lý vẫn là lý. Lý thuyết đã được xây dựng thì phải thực hiện theo nó. Ở đây, có 1 khái niệm khiến kết quả xét xử thay đổi là Sai lầm về nhân quả, được phát biểu như sau: "Sai lầm về nhân quả là sai lầm của chủ thể trong việc định giá sự phát triển của hành vi đã thực hiện của mình. Trong trường hợp này, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý mà họ định thực hiện và về tội vô ý mà họ gây ra."
- Theo quan điểm này, Tòa chỉ có thể xử kịch khung bị cáo Trang tối đa là 25 năm tù.
- Cách hành văn của Tác giả mang xu hướng nặng nề quá. Tuy không cho rằng là "Trả thù ngang bằng" như tác giả, nhưng với cháu đây là cách xét xử theo hướng Xét xử theo dư luận, một cách xét xử gây bức xúc cho những người yêu thích sự công bằng của pháp luật.
- Trong các trường hợp giết người đơn lẻ, khái niệm này khi áp dụng có vẻ khá hợp lý (trong việc áp dụng). Trong trường hợp sử dụng phương pháp gây nguy hiểm tính mạng cho nhiều người thế này, cháu thấy bất hợp lý quá (trong việc áp dụng).
- Các cụ am hiểu pháp luật cho hỏi, các khái niệm chung nhất trong hình sự, ví dụ như khái niệm "Sai lầm nhân quả" này, thì được quy định trong văn bản nào? Nó khiến hình phạt thay đổi rất nhiều.
Các cụ lưu ý này, bài Biện này sử dụng 1 khái niệm pháp lý khác (thêm mới) để thay đổi cách nhìn nhận vấn đề so với cách nhìn nhận ban đầu (mà Toà đang nhìn nhận)
Để chứng minh rằng quan điểm khác trên đây là sai, các cụ không thể lại nhắc lại về quan điểm ban đầu (giống Tòa), thứ mà đã cháu đã xem xét cân nhắc nhiều lần, mà các cụ PHẢI VÀ CHỈ PHẢI chứng minh MỘT TRONG các vấn đề sau, là quan điểm cháu nêu ra sẽ sụp đổ ngay:
1. Khái niệm Sai lầm về nhân quả là một khái niệm sai (Nó không tồn tại, không nên tồn tại)
2. Việc áp dụng SLNQ vào vụ án trên là sai (điểm khác biệt mấu chốt trong vụ án SO VỚI những dấu hiệu mà SLNQ phát biểu).
Chỉnh sửa cuối: