1. Không phải nhà xưởng xí nghiệp nào cũng mở ở kcn được, phụ thuộc vào đặc thù ngành nghề sx, vùng nguyên liệu, chuỗi cung ứng, nhân công.. Mà những DN nhỏ hoặc trong quá trình khởi nghiệp thì ko đủ khả năng mở nhà xưởng quy mô như ở kcn đâu nha cụ. Còn logistic ý e nhắc đến ở đây là bao gồm cả quá trình phân phối, cái này ko có đặt ở kcn đc đâu cụ.
2. Giá BĐS tăng cao sẽ kéo giá hàng hoá dịch vụ tăng theo, vì hàng hoá dịch vụ nào cũng phải cần mặt bằng cả. Làm gì có chuyện BĐS tiêu dùng tăng còn BĐS công nghiệp thì đứng yên 1 chỗ được ạ. Nếu vậy thì chả ai dại đi đầu tư BĐS công nghiệp làm gì.
3. Nước nào cũng có tình trạng này, e đồng ý với cụ, tiêu biểu và tương tự là Hàn, Nhật, Đài. Người ta đã áp thuế sở hữu Bđs theo mức luỹ tiến từ rất lâu, vì vậy họ đã kiềm được giá bđs rất tốt. Ở Nhật hầu như ko tăng trong chục năm nay. Còn ở xứ Việt thì cứ để mặc chả có giải pháp gì.
4. Phân lô bán nền ko chỉ là chung cư thôi nha cụ. Chỉ cần một dự án bđs đc triển khai là sẽ có phân lô bán nền. Có thể là villa, nhà phố,… ko nhất thiết phải là cc. Lúc đó đất xung quanh dự án đó sẽ tăng chóng mặt, dần dần đẩy giá mặt bằng chung của bđs cả thị trường tăng theo.
1. Không phải nhà xưởng xí nghiệp nào cũng mở được ở KCN, em nói cụ đừng giận, phần lớn không ở KCN đều có vấn đề về khí thải, nước thải, chất thải rắn, cụ chọn duy trì ô nhiễm hay cụ chọn ô nhiễm được xử lý ? Em nói về Logistic đương nhiên bao gồm cả phân phối, phân phối lẻ còn đi vào khu dân cư, nếu phân phối về kho đại lý để phân phối lẻ cũng ở khu dân cư thì làm thế nào ?
2. BĐS tăng kéo các thứ tăng lên, cụ đứng từ góc độ người mua, nếu không có BĐS tăng thì lấy cái gì để cho các ngành phụ trợ xây dựng thu lợi ? BĐS công nghiệp thì nó có khung của nó rồi, không tăng như BĐS dân dụng đâu cụ, cụ cứ ngó các KCN họ xây dựng thì rõ.
3. Nước nào cũng có tình trạng này và không nước nào kìm hãm được, khi kìm hãm được thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bị tác động tiêu cực, cụ nói đến thuế BĐS, mình cũng đang tính toán áp thuế này, còn hiện trạng thì nếu muốn chặn BĐS thì phải chấp nhận mất rất nhiều thứ, TQ đã từng định áp dụng, nhưng khi áp vào gây nên ảnh hưởng kinh tế, nên không phải cứ thích là áp được, nguồn tiền nó có vòng quay của nó, nó dẫn động các thứ khác, nếu chặn vòng quay này hoặc kiềm chế nó thì những thứ được nó dẫn động cũng bị hạn chế theo, quan điểm của em là nếu cái được vẫn cao hơn cái mất thì vẫn chấp nhận hiện trạng được, còn đa số bây giờ thấy cái mất khủng khiếp một phần từ truyền thông làm quá, mà truyền thông nước ngoài nó vẫn luôn làm quá cái này lên.
4. Phân lo bán nền cụ coi không chỉ là CC, vậy những sản phẩm khác nó có dẫn động các ngành khác không, nếu cụ không muốn nó tăng giá vô lý thì các ngành khác cũng phải chấp nhận đừng kiếm nhiều tiền nữa, em nghĩ khi cụ nằm trong chuỗi cung ứng sản xuất của BĐS, cụ sẽ có cái nhìn khác.
Quan điểm của em từ đầu khi phản biện là đừng có quá tiêu cực khi nói về chuyện phân lô bán nền, đừng nghĩ đầu tư vào xây dựng hạ tầng trong đó có BĐS là không tốt, đừng nghĩ chỉ mang được ngoại tệ về mới là tốt, ở góc độ tổng quan, cụ không thể nhiều tiền mà các chuỗi sản xuất cung ứng lại èo uột, dù có nhiều ngoại tệ, cụ cũng sẽ phải bỏ ra nhiều để trợ cấp cho những người không có công ăn việc làm, đấy mới là ảnh hưởng nặng nề của nền kinh tế.