Hôm trước bên thớt kia có cụ cho là từ này xuất xứ từ 1 làng nào ở Thái Bình, em e là không đúng.
Từ "Qua" là từ tương đối phổ biến ở miền Tây Nam bộ ngày xưa, có vẻ như từ sau ngày GP (1975) người ta ít dùng dần. Tuy nhiên nếu vào miền Tây gặp các ông cao tuổi thỉnh thoảng cũng còn nghe dùng.
Từ này dùng cho ngôi thứ nhất, như là từ "tôi" nhưng khá đặc biệt, người dùng chỉ xưng Qua với người cách 1 thế hệ, tức hàng con cháu, không dùng với người ít hơn vài tuổi. Người dùng cũng phải có tý vai vế, chứ lão nông nghèo rớt mùng tơi cho kẹo cũng không dám xưng "qua".
"Qua" thường đi liền với "em", các cụ miền Tây khi xưng qua gọi người kia bằng "em" dù cách biệt tuổi tác, như nói trên là phải 1 thế hệ, nghe rất thân mật: "Qua nói em nghe, chuyện thế này, thế kia..."; "Em lấy giùm qua chai rượu trên nóc tủ" vân vân và mây mây.
Thế nên mấy bạn nhà báo, thấy trong hình chụp có vẻ như tuổi tác cũng xem xem thằng Vũ, mà ngồi không thấy phản ứng gì với cách xưng này, em thấy cũng hơi lạ. Một là các nhà báo, mặc dù hành nghề chính là chữ nghĩa, nhưng mà cũng không biết từ này; Hai là có khi đám này coi hắn như thằng khùng, để nó muốn xưng thế nào cũng được. Chứ ở miền Nam ngày xưa, xưng "qua" với người nhỏ hơn chỉ một vài tuổi thường là phải đi nha sỹ ngay sau đó.
Cụ nào chỉ hơn em độ 10 tuổi trở lại, gặp em mà xưng "qua" thì nhớ mang mũ bảo hiểm loại có bảo vệ cằm nhé!