[Funland] Putin đang tung cú đấm bồi để kết liễu Petrodollar?

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,672
Động cơ
567,385 Mã lực
BÂy giờ cụ nào vào siêu thị Nga mà xem,Hàng hoá còn phong phú và rẻ hơn lúc bị khủng hoảng.Nga là 1 trong những nước xk ngũ cốc,vũ khí... hàng đầu nên khó nhai Nga ngố đấy,ko dễ đâu ăn đc thì mấy ảnh Mẽo đã nuốt lâu rồi.
Em luôn tin vào nước Nga, một đất nước nếu nhìn trên gg map thì 90% diện tích cảm giác như bỏ hoang ko có người ở
Một đất nước như vậy tồn tại hàng ngàn năm, ngày càng phình ra, tất phải có lý do.
 

Xôi chè

Xe hơi
Biển số
OF-704387
Ngày cấp bằng
17/10/19
Số km
110
Động cơ
-18,236 Mã lực
Cụ nói sao vậy cụ (?)
Hiện nay mỗi ngày Mỹ tiêu thụ hơn 9 triệu thùng dầu thô, chắc chỉ thua TQ
Mỹ cũng là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất , nhập nhiều mà xuất cũng nhiều thì thực dùng cũng chẳng bao nhiêu. Còn TQ là nước nhập chứ xuất được tẹo nào đâu
 

vuronaldo05

Xe tải
Biển số
OF-560954
Ngày cấp bằng
26/3/18
Số km
302
Động cơ
153,000 Mã lực
Tuổi
34
Mỹ cũng là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất , nhập nhiều mà xuất cũng nhiều thì thực dùng cũng chẳng bao nhiêu. Còn TQ là nước nhập chứ xuất được tẹo nào đâu
Mẽo nó sản xuất dầu chỉ nhỉnh hơn mức nó tiêu thụ là 9.3 triệu thùng/ngày, ở đâu ra mà mẽo là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất?
Còn chuyện thực dùng là nó cần 9.3 triệu thùng/ngày chứ là gì nữa mà cụ nói đó không phải là thực dùng (?)

Cụ nói chuyện thật khó hiểu, hay thật sự là cụ chẳng hiểu gì cả hehe
 

coconvn

Xe buýt
Biển số
OF-198981
Ngày cấp bằng
19/6/13
Số km
663
Động cơ
330,683 Mã lực
- Kỷ nguyên phương tiên chạy điện đang được bắt đầu rồi. Đến Vinfast còn nhảy vào nữa là.

Tesla model 3 bán chạy nhất 2019 trong các xe điện mà cụ kêu ko thấy có lợi thế cạnh tranh? Nhà máy xây bên tàu cũng như nhà máy sắp xây tại Đức thôi.

Tất nhiên để xe điện vượt qua xe xăng thì còn cần nhiều thời gian. Nhưng việc dầu mỏ có hạn và khí thải gây ô nhiễm thì phương tiện chạy điện sẽ là sự thay thế.

Điều đó có nghĩa là petrodollar sẽ sớm phải chuyển sang một thứ khác. Người ta đang dự đoán đó là datadollar.

Khi những doanh nghiệp như hãng xe điện Tesla càng phát triển, thì bản vị đô la dầu hỏa - Petrodollar càng suy thoái. Hay nói cách khác, nguồn năng lượng thay thế sẽ kết thúc sự thống trị của đồng “đô la dầu hỏa”. Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng thực tế, mô hình Tesla càng phát triển thì càng xung đột với lợi ích cốt lõi của Mỹ, gây phương hại lên vị thế của đồng USD, nếu không muốn nói là quyết định đến sự tồn vong của Petrodollar. Bởi vì, khi nguồn năng lượng mới có thể thay thế năng lượng hóa thạch, người ta không thể áp đặt việc mua nắng, gió của các quốc gia bằng đồng USD. Sức mạnh của Mỹ không chỉ là “đặc quyền phi lý” sở hữu đồng tiền quốc tế, mà còn gắn chặt nó với các giao dịch dầu hỏa toàn cầu.



Lưu ý! Xe điện không phải độc quyền của Mèo và Lông mút, ngoài những thứ hoa lá cành bọn marketing bơm thổi vào đầu đám cần lao ngu ngốc, chưa thấy có lợi thế cạnh tranh nào của Mèo trong lĩnh vực này, thậm chí Mút còn phải xây nhà máy ngay bên Tàu, thằng mà đang đấm tay bo kinh tế với chú Sam. Lưu ý tiếp theo, google xem trước xem thằng nào đang là ông trùm sản xuất xe điện trước khi cãi;)).
Chừng nào dầu mỏ còn chưa cạn kiệt thì đừng vội mơ đến những thứ xa hoa phù phiếm như gió với mặt trời, những thứ đấy phù hợp với bọn nhà thơ hơn;)).
 

Xôi chè

Xe hơi
Biển số
OF-704387
Ngày cấp bằng
17/10/19
Số km
110
Động cơ
-18,236 Mã lực
Mẽo nó sản xuất dầu chỉ nhỉnh hơn mức nó tiêu thụ là 9.3 triệu thùng/ngày, ở đâu ra mà mẽo là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất?
Còn chuyện thực dùng là nó cần 9.3 triệu thùng/ngày chứ là gì nữa mà cụ nói đó không phải là thực dùng (?)

Cụ nói chuyện thật khó hiểu, hay thật sự là cụ chẳng hiểu gì cả hehe
Là nền kinh tế lớn nhất và là quốc gia giàu nhất thế giới, Mỹ rõ ràng phải nằm trong danh sách 10 quốc gia ngốn năng lượng hàng đầu. Tuy nhiên, một thực tế khó hiểu là mặc dù kinh tế tăng trưởng hàng năm, song tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người của Mỹ vẫn duy trì ở mức tương tự kể từ thập kỷ 1970. Theo EIA, cách giải thích chỉ đơn giản là do Mỹ đã chuyển được rất nhiều phần năng lượng phục vụ nhu cầu sản xuất ra nước ngoài.

 

4weelbike

Xe tăng
Biển số
OF-11938
Ngày cấp bằng
7/12/07
Số km
1,126
Động cơ
535,770 Mã lực
Nơi ở
Lơ lửng
Không biết tại Nga khỏe hay Mỹ yếu. Nhiều cụ bớt sùng Mỹ đi, mỗi quốc gia có điểm mạnh điểm yếu khác nhau chả có thằng nào là bất khả chiến bại cả.
FB_IMG_1584075216291.jpg
kh
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Mỹ càng cấm vận Iran, Venezuela, Sirya chặt thì các nước này càng phải dựa vào Nga để bán dầu qua đường cửa hậu
Dĩ nhiên bán lậu thì phải bán giá thấp
Thế nên cuộc chiến bán dầu giá thấp Nga nó sợ đóe gì Mỹ?
Mỹ cũng thấm đòn Nga + Tàu song kiếm hợp bích, nên phải sang Ấn la liếm gấp. Cứ bảo đa cực nhưng mấy thằng nhơ nhỡ nó liên thủ với nhau thì khổng lồ cũng bị bóp zái
VN khai thác dầu toàn lỗ, mà thủy sản, may mặc vượt qua dầu khí cả thập kỷ rồi nên chả sợ, quay về đun rơm khéo lại thân thiện môi trường, kekeke
Vụ sang định liên thủ với Ấn xịt rồi cụ ạ.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Nga đang bán dầu của Iran với Vene đấy :)) mà nhờ Mẽo mà 2 túi dầu đấy nó lại chảy qua Nga chứ ai :D Chum quả nhiên điệp viên gộc của KGB cài vào rồi :))
Em nhớ ở đâu đó Mr. # cũng bỏ của chạy lấy người khi làm ăn với bạn Hoa Hậu đó rồi :D.
Thực sự nước Nga đang bị cô lập, nhờ có mấy cuộc chiến mà người ta mới để ý tới.
Dầu mỏ cũng là cuộc chiến để thế giới cần phải để mắt đến Nga. Ngân sách Nga đang khó về nguồn thu nếu tiếp tục hạn chế sản lượng. OPEC cũng vậy ko chịu ăn miếng bánh nhỏ đi. Kết cục là toang, thả cửa sản lượng thì giá sập. Không rõ sản lượng xuất khẩu của Nga có tăng lên gấp đôi để bù lại việc giảm giá được hay không? Nếu Mỹ gây sức ép lên các nước nhập khẩu nhiều dầu mỏ của Nga để họ chuyển sang OPEC thì thế quả thực rất khó cho Nga.
Nước Mỹ đương nhiên ngành dầu mỏ bị vỡ mồm theo, thậm chí có công ty phá sản. Nhưng nước Mỹ là nền kinh tế thị trường, sống chết năm có đến cả ngàn doanh nghiệp. Lớn như Yahoo, Motorola...lỡ có die thì chính phủ nó cũng ko lấy làm nặng lòng lắm. Ngược lại đồng đô la của Mỹ lại càng có giá hơn khi dầu và vàng sẽ giảm. Mong lắm một triều đại mới của Petrorup.
 

quangsot

Xe lăn
Biển số
OF-106745
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
12,211
Động cơ
537,096 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thông tin này cũ mèm rồi chứ có gì mới hả cụ?
Vì sao Mỹ dự trữ dầu trong các mỏ muối sâu 1 km dưới lòng đất?
Sau khi các cơ sở dầu trọng yếu của Saudi Arabia bị tấn công, Mỹ để ngỏ khả năng mở kho dầu dự trữ chiến lược. Đó là 640 triệu thùng dầu dưới lòng đất ở Texas ở Louisiana.
Để trấn an thị trường trước nguy cơ giá cả tăng cao, Tổng thống Trump tuyên bố có thể dùng dầu dự trữ “để ổn định nguồn cung cho thị trường”.
Ông đang nói đến 640 triệu thùng dầu cất giữ trong các hang động thuộc mỏ muối dưới lòng đất ở bang Texas và Louisiana.
Làm thành cái bể trữ nó khác với bơm ngược trở lại giếng dàu.
 

vuronaldo05

Xe tải
Biển số
OF-560954
Ngày cấp bằng
26/3/18
Số km
302
Động cơ
153,000 Mã lực
Tuổi
34
Là nền kinh tế lớn nhất và là quốc gia giàu nhất thế giới, Mỹ rõ ràng phải nằm trong danh sách 10 quốc gia ngốn năng lượng hàng đầu. Tuy nhiên, một thực tế khó hiểu là mặc dù kinh tế tăng trưởng hàng năm, song tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người của Mỹ vẫn duy trì ở mức tương tự kể từ thập kỷ 1970. Theo EIA, cách giải thích chỉ đơn giản là do Mỹ đã chuyển được rất nhiều phần năng lượng phục vụ nhu cầu sản xuất ra nước ngoài.

Cụ nói chuyện hòa vốn nhỉ (?)
TQ tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, cũng 1 phần lớn thành phẩm đó xuất khẩu ra nước ngoài

Nhu cầu tiêu thụ là nhu cầu cần có để đảm bảo sự ổn định sản xuất và kinh tế
 
Chỉnh sửa cuối:

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Là nền kinh tế lớn nhất và là quốc gia giàu nhất thế giới, Mỹ rõ ràng phải nằm trong danh sách 10 quốc gia ngốn năng lượng hàng đầu. Tuy nhiên, một thực tế khó hiểu là mặc dù kinh tế tăng trưởng hàng năm, song tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người của Mỹ vẫn duy trì ở mức tương tự kể từ thập kỷ 1970. Theo EIA, cách giải thích chỉ đơn giản là do Mỹ đã chuyển được rất nhiều phần năng lượng phục vụ nhu cầu sản xuất ra nước ngoài.

Cụ nói chính xác, em đưa thêm 1 ví dụ:
Trong cuộc chiến chống dịch, có 1 cuộc chiến âm thầm ngắn ngủn khác là cuộc chiến khẩu trang, có lẽ ít cụ biết, hơn 90% khẩu trang của thế giới trước khi đại dịch bùng nổ được sản xuất ở TQ, trong đó phần lớn là các công ty của Mỹ, công ty có gốc TQ chỉ có 1 và chiếm gần 10% sản lượng khẩu trang. Khi dịch bùng phát ở TQ, TQ đã nhanh chóng ban bố lệnh cấm xuất vật tư y tế, khẩu trang sản xuất ra không xuất khẩu ra khỏi TQ, Mỹ đã không có cách nào đưa số khẩu trang sản xuất bởi công ty của Mỹ về Mỹ, do vậy, đằng sau câu chuyện người khỏe mạnh không cần khẩu trang là hiện thực không đủ khẩu trang cho khối y tế, trạng thái này xuất hiện ở các quốc gia đang trên đà vỡ trận trước dịch covid-19, gần đây Việt Nam cũng đã dần có các tiếng nói hạn chế khẩu trang để giành cho khối y tế cũng là vì thế. Mỹ chuyển sản xuất ra nước ngoài, đích đến là TQ, nên câu chuyện khí thải luôn là Mỹ và TQ cãi nhau, khí thải phát ra từ TQ, nhưng chính xác lại phần lớn từ các nhà máy của Mỹ.
 

SG30_PLP

Xe đạp
Biển số
OF-709724
Ngày cấp bằng
7/12/19
Số km
32
Động cơ
88,330 Mã lực
Tuổi
36
Luận điệu của mấy ông spin, vủ cả mấy lôpvừa bị xì lốp, thu bằng.... giống hệt đận mẽo, anh eu cấm vận Ngố năm 2014. Các ông khẳng định Ngố sắp chết đến đít, Tin hói sập đến chôn rồi. Giờ 2020 tôi vẫn thấy Tin hói cả dân Ngố sống khỏe. Giờ sẽ xem vụ giá dầu này sẽ đi đâu, chắc cũng giống như trên thôi.
 

aliabu2

Xe buýt
Biển số
OF-714631
Ngày cấp bằng
3/2/20
Số km
525
Động cơ
88,420 Mã lực
Tuổi
35
Em nhớ ở đâu đó Mr. # cũng bỏ của chạy lấy người khi làm ăn với bạn Hoa Hậu đó rồi :D.
Thực sự nước Nga đang bị cô lập, nhờ có mấy cuộc chiến mà người ta mới để ý tới.
Dầu mỏ cũng là cuộc chiến để thế giới cần phải để mắt đến Nga. Ngân sách Nga đang khó về nguồn thu nếu tiếp tục hạn chế sản lượng. OPEC cũng vậy ko chịu ăn miếng bánh nhỏ đi. Kết cục là toang, thả cửa sản lượng thì giá sập. Không rõ sản lượng xuất khẩu của Nga có tăng lên gấp đôi để bù lại việc giảm giá được hay không? Nếu Mỹ gây sức ép lên các nước nhập khẩu nhiều dầu mỏ của Nga để họ chuyển sang OPEC thì thế quả thực rất khó cho Nga.
Nước Mỹ đương nhiên ngành dầu mỏ bị vỡ mồm theo, thậm chí có công ty phá sản. Nhưng nước Mỹ là nền kinh tế thị trường, sống chết năm có đến cả ngàn doanh nghiệp. Lớn như Yahoo, Motorola...lỡ có die thì chính phủ nó cũng ko lấy làm nặng lòng lắm. Ngược lại đồng đô la của Mỹ lại càng có giá hơn khi dầu và vàng sẽ giảm. Mong lắm một triều đại mới của Petrorup.
:)) Mr.# đầu tư vào xong nó khủng hoảng thì toang chứ Nga có bỏ đồng nào vào đâu, Ven hút lên Nga bán hộ, trung gian ăn tiền thì toang vào đâu :)) Mà lâu rồi cũng không thấy anh Gai đỗ quậy nữa, như con rối bị vứt xó, nằm xuội lơ rồi :)) bố Mẽo hết tiền bơm là các anh dâm chủ nằm bẹp ruột hết cả :)) cả mấy cháu Hóng Cỏng cũng im re =)) có mỗi đội dâm chủ phím /// là vẫn hăng hái lắm =))
 

vuronaldo05

Xe tải
Biển số
OF-560954
Ngày cấp bằng
26/3/18
Số km
302
Động cơ
153,000 Mã lực
Tuổi
34
Làm thành cái bể trữ nó khác với bơm ngược trở lại giếng dàu.
Thôi cụ đừng cãi cùn quá
Đến cả suy luận của con nít thì cũng hiểu là mẽo nó mua dầu về dự trữ, những chỗ nào trữ được thì mẽo nó đổ vào đó

Có thế thôi mà cũng vặn vẹo mãi
 

Chay.Sa.Hinh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-72809
Ngày cấp bằng
13/9/10
Số km
2,405
Động cơ
447,790 Mã lực
Nơi ở
Thủ đô Hà nội
Cụ nói cũng có lý đấy chứ, biết đâu 2 thằng ngấm ngầm chơi thằng kia, xong rồi lại nâng giá kiếm lời.
Đơn giản như thế này nếu Ngố bắt tay sáu đĩ thì sản lượng dầu sẽ càng ngày càng giảm như vậy tổng thu cũng giảm đi cũng chả bảo đảm được cái mức thụt thu ngân sách. Vậy sao ko thử tất tay một vố xem ra răng? Kiểu bị dồn vào ngọ cụt thì hoặc trèo lên hay nhảy xuống. Còn khi ra chiêu ai cũng muốn mình thắng nhưng kết quả phụ thuộc rất nhiều yếu tố, nhưng e thấy như Ngố can thiệp vào Siri thì có thể thấy là Pu đi những nước cờ nhỏ một để vây hãm cũng như tránh đối đầu trực tiếp. Như vụ này thì người khơi mào cuộc chiến lại là Sau đĩ chứ ko phải Ngố.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Việc Saudi giảm giá theo Nga

Cụ vuronaldo05 và các cụ khác cho em hỏi: Nga đã giảm giá dầu đâu mà cứ nói Saudi giảm giá theo Nga nhỉ?

Đợt giảm giá vừa rồi là Saudi đi tiên phong đấy chứ?

Nữa, Nga chỉ là không muốn giảm sản lượng hay bị giới hạn sản lượng, thì thành ra là bên giảm giá, bán phá giá à?
Vậy Mỹ cũng có muốn giảm sản lượng đâu, lại không bị giới hạn, sao không gọi là bên đang bán phá giá đi?

Em nghĩ Nga chưa bao giờ muốn giá dầu giảm cả. Chỉ là muốn có sự công bằng
Tại sao phải giảm sản lượng khi mà có giảm thì cũng khó làm tăng giá dầu, vì giảm bao nhiêu Mỹ lại tăng sản lượng để lấp đầy thị trường.

Vậy việc gì phải giảm? Việc gì phải giới hạn? Cứ để thì trường tự do. Giá giảm thì 3 anh lớn là Saudi Mỹ Nga cùng chịu thiệt hoặc cả 3 anh phải cùng ngồi vào thỏa thuận. Không thể chỉ 2 anh thỏa thuận còn anh kia bán tự do, chỉ thiệt cho 2 anh thỏa thuận anh tự do hưởng lợi.

Nên lần này Nga không đồng ý giảm là lựa chọn khôn ngoan nhất rồi. Chờ xem Mỹ chịu được giá bao nhiêu. Đến giới hạn giá thành dầu đá phiến thì Mỹ buộc phải vào thỏa thuận với Nga và Saudi

Nhưng dù 3 anh có không thỏa thuận được với nhau thì giá cũng không thể dưới 30$ đâu. 30$ là giá đáy rồi, Mỹ từng đấu Nga đến giá đó phải chịu thua , phải thông qua Opec thúc Saudi thỏa thuận với Nga ủn giá lên không thì Nga chưa thấy chết dầu đá phiến Mỹ đã chết nhăn răng.
 

quangsot

Xe lăn
Biển số
OF-106745
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
12,211
Động cơ
537,096 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thôi cụ đừng cãi cùn quá
Đến cả suy luận của con nít thì cũng hiểu là mẽo nó mua dầu về dự trữ, những chỗ nào trữ được thì mẽo nó đổ vào đó

Có thế thôi mà cũng vặn vẹo mãi
Cụ bảo em cãi cùn cái gì? Em thấy thông tin khoa học của một Cụ bảo là Mỹ nó bơm ngược dàu vào giếng thì em thắc mắc thôi. Cụ có thể lội lại còm mà xem.
 

ktqsminh

Xe điện
Biển số
OF-102576
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
2,027
Động cơ
394,925 Mã lực
Mỹ nó nhập khẩu dầu đồng thời vẫn xuất khẩu dầu vì các nhà máy lọc hóa dầu định hình thiết kế cho 1 loại dầu nhất định không phải mua dầu gì về cũng lọc hóa dầu được đâu.
 

Skoda_Favorit

Xe container
Biển số
OF-108279
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
7,184
Động cơ
442,607 Mã lực
Các cụ thấy bác Thống phân tích hay không? :))
Putin đang tung cú đấm bồi để kết liễu Petrodollar?
Thứ Năm, 12/03/2020 13:57
https://www.facebook.com/sharer/sharer.php?u=http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/putin-dang-tung-cu-dam-boi-de-ket-lieu-petrodollar-3398423/
0
36
(Quan hệ quốc tế) - Trong hệ thống ngôn ngữ, không có từ nào mạnh hơn từ KHÔNG. Nga đã nói KHÔNG với OPEC và do đó với Petrodollar.

Putin dang tung cu dam boi de ket lieu Petrodollar?

Nếu như ai đã quên thì hãy nhớ lại, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký lệnh siết chặt cấm vận Nga vào năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: “Nga sẽ trả đũa Mỹ tại một thời điểm và địa điểm mà chính họ lựa chọn”. Và bây giờ có lẽ đã đến lúc…
Thứ Sáu, ngày 6 tháng 3 năm 2020, tại cuộc họp của các ********* OPEC+ ở Viena, theo lệnh Putin, ********* năng lượng Nga đã nói KHÔNG với quyết định của OPEC với chương trình giảm sản lượng sản xuất dầu để ổn định giá “vàng đen”, khiến các ********* OPEC bị sốc.
Cuộc họp không thành công, giá dầu ngay lập tức sụp đổ từ 45 xuống còn 31 USD/thùng, gía thấp nhất kể từ năm 1991 – chiến tranh vùng Vịnh. Cuộc chiến giá dầu lửa giữa Nga và Arabia Saudi với Mỹ bắt đầu! Và nếu như Nga chiến thắng thì ngày 6 tháng 3 năm 2020 được coi như là giỗ của “dầu đá phiến” và Hệ thống Petrodollar.
Mục tiêu của Putin là hạ giá giá dầu…
Đúng lúc giá dầu đã hạ khi nguồn cầu hạn chế bởi dịch COVID-19 khiến thế giới xây xẩm thì Putin tung quả đấm bồi rút khỏi OPEC+, các thỏa thuận hiện tại sẽ chấm dứt sau khi hết hạn vào ngày 31/3/2020 và bắt đầu từ thời điểm này, mạnh ai nấy sản xuất…
Câu hỏi đầu tiên là tại sao Nga lại rời khỏi OPEC+


Để kiểm soát giá dầu, dù ở mức độ nào, là vấn đề an ninh của Nga. Nhưng Nga không phải là nhà sản xuất và xuất khẩu dầu độc quyền. Có thêm hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Nga trên thị trường thế giới: Ả Rập Saudi và Mỹ.

Nga sau cuộc khủng hoảng 2014, 2015, đã đồng ý với thỏa thuận OPEC + mà Nga thừa biết tổ chức này đứng đầu là Ả rập Saudi do Mỹ chỉ đạo, theo đó, những người tham gia của nó giảm và đóng băng sản xuất dầu ở một mức độ nhất định để ổn định giá cả. Điều hiển nhiên là, thỏa thuận này không bao gồm Mỹ, đối thủ cạnh tranh chính của Nga trong lĩnh vực chính trị. Do đó, Mỹ có quyền tự do mặc sức tăng cả sản xuất dầu và xuất khẩu mà không chịu bất cứ ràng buộc nào, trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất, đồng thời lấy đi một phần thị trường từng thuộc về Nga và các nhà xuất khẩu dầu khác.
Nga và các công ty dầu mỏ đang mất kiên nhẫn do những nỗ lực của OPEC nhằm khôi phục lại sự cân bằng trên thị trường dầu mỏ. Trong nhiều năm, Nga đã hỗ trợ OPEC trong việc giảm sản xuất để giữ giá dầu giảm. Tuy nhiên, với mỗi lần giảm sản lượng, Nga đang mất dần vị thế đối với ngành năng lượng dầu đá phiến đang phát triển nhanh chóng của Mỹ. Nga và các ông chủ lớn dầu mỏ Nga sẽ không thể nào chấp nhận điều này.
Nga rời khỏi OPEC+ để bảo vệ thị phần, thị trường của mình dù trong ngắn hạn bị mất tiền vì giá dầu giảm.
Câu hỏi thứ 2 là tại sao Nga “đấm bồi” để knockout giá dầu như vậy?
Thực chất cú đấm bồi này là mở đầu cho một “cuộc chiến dầu giá rẻ” mà Nga-Putin triển khai để bóp chết ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ.
Như đã biết, Mỹ không có các mỏ dầu như Nga và Ả rập Saudi nên Mỹ chỉ sản xuất dầu bằng công nghệ đá phiến. Chính vì vậy giá thành sản xuất cao gấp 1,5 lần với sản xuất truyền thống. Tuy vậy mười năm nay, Mỹ nhờ công nghệ này và sử dụng quân bài OPEC đã trở thành một nhà xuất khẩu dầu lớn trên thế giới.
Nhưng, thật không may, công nghệ dầu đá phiến của Mỹ tồn tại rất mỏng manh trên đống nợ nần, sống nhờ giá dầu cao…
Vào năm 2016, theo lệnh Mỹ để bóp chết Nga, Ả rập Saudi đã tuyên chiến với Nga bằng dầu giá rẻ nhằm buộc nền kinh tế Nga – được coi như là một trạm xăng, sụp đổ. Giá dầu lúc đó đã giảm xuống 30,8 USD/thùng. Tuy nhiên Nga đã trụ vững buộc Mỹ phải là kẻ “chớp mắt đầu tiên” khi hàng loạt công ty dầu đá phiến của Mỹ không chịu nổi, đã phá sản.
Theo Haynes và Boon, cuộc cách mạng đá phiến một lần nữa bị hoãn lại. Kết quả tài khóa 2018 cho biết, rằng năm ngoái, những Công ty khai thác đã tạo ra khoản lỗ ròng 140 tỷ USD, và số lượng các công ty phá sản đã vượt quá 50, số còn lại đang chuẩn bị thủ tục...
Việc Nga gia nhập OPEC+ sau đó, khiến giá dầu lên và cũng khiến cho ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ tăng trưởng mạnh. Năm 2019, Mỹ đã trở thành nhà xuất khẩu dầu lớn nhất, kết hợp với cấm vận, trừng phạt Iran và Venezuela…Mỹ đã chiếm rất nhiều thị phần.

Xem thêm


Không chỉ thế, ngành dầu khí đá phiến của Mỹ mang lại 1,3 ngàn tỷ USD mỗi năm, đóng góp 7,6 %GDP nước Mỹ đã khiến cho Mỹ trở nên hung hăng, hiếu chiến. Mỹ dùng đòn bẫy năng lượng để cấm vận, trừng phạt Nga như phá hoại Nord Stream-2, trừng phạt công ty dầu khí Nga tại Venezuela…
Đáng tiếc, “gót chân Asin” của ngành khai thác đá phiến Mỹ là quá rõ: Nó chỉ sống khi giá dầu trên 50 USD/thùng, dưới đó nó sẽ chết. Năm 2016 đã chết ngắc ngoãi một lần đã đủ cho Putin chuẩn bị kỹ cho đòn trả đũa mà khi đã ra đòn là khiến đối thủ phải “sấp mặt” lần này để dạy cho Mỹ một bài học, là được ăn thì đừng nên láo!
Nga đã chuẩn bị tư thế như nào để ra đòn?
Đầu tiên chúng ta phải biết hậu quả của cuộc chiến này như nào nếu như Nga thắng. Đó là, không chỉ loại bỏ ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ mà đánh sập hệ thống Petrodollar. Khi hệ thống Petrodollar bị sụp đổ, Mỹ sẽ mất hết sức mạnh, quân đội Mỹ hết hung hăng…Do đó, để bảo vệ yếu tố sống còn của vị trí bá chủ, Mỹ đã đang và sẽ thực hiện 2 phương án thường thấy:

1, Cấm vận, trừng phạt buộc đối thủ đầu hàng.

2, Sử dụng vũ lực.
Nhưng nước Nga thời Putin đã dám thách thức và quyết tâm phá bỏ hệ thống Petrodollar trong cuộc chiến giá dầu giá rẻ này là dựa trên 5 cơ sở sau:
1, Tiềm lực quân sự Nga bây giờ khiến Mỹ không dám tấn công bằng vũ lực ngay cả trong suy nghĩ.
2, Với tài chính hiện có, Nga đủ sức duy trì giá dầu từ 20-30 USD/thùng trong thời gian 4-6 năm. (trong khi đó ngành dầu đá phiến Mỹ sống khi giá trên 50 USD/thùng và Ả rập Saudi phải 80 USD/thùng).
3, Khi giá dầu xuống thấp, đồng rub sẽ bị ảnh hưởng nhưng thì trường rub trôi nổi nên không bị sốc với dollar. Năm 2014 Nga trụ vững thì 2020 Nga quá tự tin.
4, Dầu Nga bán ra hầu hết thu bằng tiền rub, nhân dân tệ và euro mà không phải dollar nên giảm được nguồn vốn chảy ra ngoài.
5, Chi phí cho khai thác 1 thùng dầu Nga là từ 18-20 USD, trong khi các công ty dầu lớn có số nợ dollar ít.
Từ 5 cơ sở đó cho phép Nga chơi tới cùng…cho đến khi có kẻ chết hoặc đầu hàng. Ngắn hạn có thể bị thiệt nhưng trung hạn và dài hạn Nga sẽ chiến thắng. Và nếu như tại Idlib – Syria, Putin đã buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đến để ký giấy đầu hàng thì rồi sẽ đến lúc Mỹ và nhà Saudi cũng kéo nhau đến Moscow…
Sự sụp đổ của OPEC – nền tảng của hệ thống Petrodollar thế giới của Mỹ - Saudi và thỏa thuận OPEC+ cũng chỉ là một phần của trò chơi người Mỹ…sẽ làm cho Putin hưởng lợi. Tiếp theo sẽ là hình thành một OPEC+ mới với các quy tắc mới “viết bằng tiếng Nga”, là trò chơi của người Nga mà không phải của người Mỹ.
Thực tế, đây chỉ là đòn trả đũa của Nga nhằm vào Mỹ, tuy nhiên đúng như Putin đã tuyên bố, nó đã xảy ra rất đúng lúc, khi nước Mỹ và châu Âu đang toang bởi Covid-19 khiến cho nhu cầu về dầu giảm, giá giảm thì đòn kết liễu OPEC+, trò chơi của Mỹ đã diễn ra khiến giá dầu gây ra một cú sốc.
Không ai tin nổi Nga lại làm cái điều mà Mỹ và nhà Saudi chưa từng nghĩ đến, là hạ giá dầu. Đã hết rồi quan điểm cho rằng Nga là một “trạm xăng”, GDP của Nga thu từ bán dầu thì sẽ phi logic nếu như muốn hạ giá dầu. Ngài TNS John Macain chắc sẽ yên nghĩ không yên khi “mắt chữ O mồm chữa A” vì chuyện này…
Nhưng Putin là vậy, Không ai đoán biết được anh ta làm gì và lúc nào. Làm tốt lắm Nga-Putin!
Lê Ngọc Thống
Good Job Putin! :-*
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top