Google dự định chuyển dây chuyền sản xuất smartphone từ Trung Quốc sang Việt Nam
01/09/2019
309
Với tham vọng tăng gấp đôi lượng smartphone bán ra trong năm 2019, gã khổng lồ Internet này đã rục rịch chuẩn bị chiến dịch về dây chuyền sản xuất phần cứng.
Dây chuyền sản xuất smartphone của Google vẫn còn đủ nhỏ để dễ dàng chuyển ra khỏi Trung Quốc, theo đánh giá của các nhà phân tích.
Google hiện đang nhanh chóng chuyển dịch dây chuyền sản xuất smartphone Pixel từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhằm tìm kiếm một chuỗi cung ứng giá rẻ tại Đông Nam Á, từ đó phục vụ cho các tham vọng về phần cứng của hãng.
Theo một nguồn tin thân cận, vào mùa hè năm nay, Google đã hợp tác với một đơn vị khác, chính thức khởi động tham vọng của mình với việc cải tạo một nhà máy Nokia cũ tại tỉnh Bắc Ninh thành dây chuyển sản xuất điện thoai Pixel. Được biết, Bắc Ninh cũng là nơi Samsung phát triển chuỗi cung ứng cho smartphone của hãng từ 1 thập kỷ trước, vì vậy càng phù hợp vì có các nhân công dày dặn kinh nghiệm.
Dây chuyền sản xuất tại Việt Nam là phản hổi của Google trước 2 áp lực tới từ Trung Quốc: giá nhân công tăng, và các chính sách áp thuế dưới ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Chính vì vậy, Google hiện đang hướng tới chuyển dịch từng phần dây chuyền sản xuất các thiết bị phần cứng cho Mỹ ra khỏi Trung Quốc, bao gồm điện thoại Pixel và loa thông minh Google Home.
Ngoài ra, đây cũng là một bước đi đại diện cho tham vọng phát triển của Google trong thị trường smartphone. Cụ thể, Google đặt mục tiêu bán được từ 8 – 10 triệu điện thoại smartphone trong năm nay – một con số gấp đôi năm ngoái. Theo hãng nghiên cứu CounterPoint, hiện tại, tuy Pixel vẫn chưa trở thành một cái tên nổi bật trong thị trường, thậm chí không đạt top 10 trên toàn cầu nhưng thương hiệu điện thoại này cũng đang có những bước tiến lớn.
Pixel là một nhãn hiệu điện thoại tầm trung, được khởi đầu từ tháng 4, hiện đang là nhãn hiệu phổ biến thứ 5 tại Hoa Kỳ tính tới quý 2 năm 2019. Mặc cho thị trường giảm, Pixel lại đang đạt được những thị phần nhất định.
Chiến dịch phần cứng của Google cũng đang gây áp lực tới một số hãng sản xuất điện thoại tầm trung khác, bao gồm LG Electronics và Sony – những thương hiệu đang gặp khó khăn, đặc biệt ở cột mốc 3 năm thoái trào của nền công nghiệp smartphone.
Bằng việc đa dạng hóa sản xuất, chuyển dịch vào Việt Nam, Google mong muốn sẽ đảm bảo được sản xuất Pixel, nhằm khẳng định vị thế của Android trong thị trường. Hiện tại, dù mạng điều hành này đang chiếm tới 80% lượng smartphone trên thế giới, nhưng đối thủ mới – Harmony OS, sản phẩm của Huawei cũng rất đáng gờm.
Theo IDC, trong năm 2018, Google đã bán ra 4,7 triệu chiếc điện thoại smartphone, chiếm 0.3% thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, chỉ trong nửa đầu năm nay, Google đã bán ra tới 4,1 triệu smartphone sau khi phát hành chiếc Pixel 3A ở mức giá 399 đô la Mỹ.
Gần 70% doanh số bán smartphone của Google trong năm 2018 xuất phát từ thị trường Mỹ, theo sau bởi thị trường Anh Quốc và Nhật Bản. Trong khi đó, với sản phẩm loa thông minh, thị trường Mỹ chiếm 64%.
Theo một số nguồn tin, Google dự định sẽ hoàn thành chuyển đổi một số dây chuyển sản xuất cho chiếc Pixel 3A từ Trung Quốc sang Việt Nam trong năm nay.
Còn đối với loa thông minh, hãng dự kiến sẽ chuyển đổi sản xuất sang Thái Lan. Tuy nhiên, các công đoạn phát triển sản phẩm mới và sản xuất sơ bộ sẽ vẫn được thực hiện tại Trung Quốc.
“
Google sẽ vẫn phải hoạt động tại Trung Quốc. Công ty Mỹ này biết rằng, thị trường Trung Quốc là không thể thiếu trong sản xuất phần cứng”, một nguồn tin cho biết. “
Tuy nhiên, hãng cũng hiểu rằng, giá cả tăng cao và môi trường tại Trung Quốc lại vẫn yêu cầu việc sản xuất phải chuyển dịch ra bên ngoài, đặc biệt là trong mục tiêu phát triển sản xuất phần cứng về lâu dài.”
Hành động của Google chỉ là một trong những hành động gần nhất về đa dạng sản xuất, đặc biệt là trong căng thẳng của chiến tranh thương mại. HP và Dell đã chuyển việc sản xuất máy chủ ra khỏi Trung Quốc từ lâu trước các chính sách thuế nặng nề, và đồng thời chuyển sản xuất máy tính cá nhân tới Đài Loan và Đông Nam Á (cụ thể là tới Việt Nam, Thái Lan, và Phi-líp-pin). Apple cũng đang bắt đầu tính toán mức độ đa dạng hóa cần thiết, song 90% việc sản xuất phần cứng của gã khổng lồ này vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc.
Những động thái ra nhập thị trường smartphone của Google đã bắt đầu từ năm 2008, khi hãng hợp tác với HTC của Đài Loan, lần đầu tiên thử nghiệm hệ điều hành Android trên thiết bị di động HTC. Tới 2017, Google đã đẩy mạnh kinh doanh phần cứng, sau khi thuê 2000 kỹ sư từ HTC, đồng thời tuyển dụng rất nhiều kỹ sư phần cứng và chuyên gia chuỗi cung ứng từ Apple.
Theo Mia Huang, một nhà phân tích smartphone tại TrendForce, có trụ sở tại Đài Loan, quy mô sản xuất nhỏ của Pixel cũng giúp Google dễ chuyển dịch hơn. Cụ thể, bà khẳng định: “
Google chắc chẵn sẽ gặp ít khó khăn trong việc chuyển dịch hơn Apple.”
Cũng như rất nhiều hãng công nghệ khác, Google coi phần cứng là phương thức thu hút khách hàng sử dụng hệ sinh thái phần mềm của riêng mình. Cụ thể, Amazon và Alibaba hiện đang sử dụng các loa ứng dụng giọng nói để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ thương mại điện tử của mình. Trong khi đó, ByteDance, công ty sở hữu TikTok – nền tảng chia sẻ video ngắn nổi tiếng nhất thế giới, cũng đã giới thiệu chiếc smartphone đầu tiên, mở đầu tham vọng mở rộng ảnh hưởng của hãng ra ngoài thế giới phần mềm.
“
Các hành động của Google trong thị trường smartphone không tập trung vào việc bán phần cứng, mà chủ yếu để thể hiện tính năng và hiệu quả của các hệ thống và phần mềm điện thoại của hãng,” Joey Yen, một nhà phân tích tại IDC phát biểu. “
Mục tiêu của Google trong phát triển phần cứng lại là để mở rộng thị trường cho dịch vụ và sản phẩm phần mềm, dữ liệu, quảng cáo, đồng thời phát triển hệ sinh thái của hãng.”
Sau tất cả, nếu Huawei chính thức không còn ứng dụng được Android sau lệnh cấm của chính phủ Mỹ, thì Google sẽ là kẻ hưởng lợi nhất. Yen khẳng định, ở ngoài Trung Quốc, “
Harmony OS của Huawei vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn ở ngoài Trung Quốc, và cần thời gian để trưởng thành và hoàn thành hệ sinh thái riêng. Một hệ điều hành mới là một quá trình đóng góp lớn và dài lâu của nhiều nhà phát triển. Chính vì vậy, sau lệnh cấm, Samsung và Google sẽ là 2 kẻ hưởng lợi nhiều nhất, ít nhất là trong ngắn hạn.”
Google không đưa ra bất cứ phản hồi nào trước các nội dung của bài viết này.
Theo Nikkei Asian Review