Em đánh giá khác cụ, chính vì nó là chuỗi toàn cầu nên nếu VN chống dịch tốt thì VN sẽ có cơ hội trong vụ này. TQ, VN, Hàn là những nước xuất khẩu hàng tiêu dùng, khi thế giới có dịch bệnh thì các nhu cầu về công nghệ cao về nghiên cứu sẽ bị đình trệ, nhưng tiêu dùng thì vẫn còn nguyên đấy. Cho nên các nước bị dịch vào thời điểm này càng tiêu thụ mạnh hàng tiêu dùng.
Còn vốn đầu tư thì nó ko bị ảnh hưởng bởi dịch mà nó chảy đi đâu, càng có cơ hội tăng trưởng kinh tế thì vốn càng chảy mạnh,
Còn kiều hối chủ yếu là Mỹ chứng tỏ cụ ít hiểu biết.
Khác các dòng kiều hối ở các nước khác là giá trị người lao động tạo ra và gửi về nước sẽ đọng lại trong nước. Dòng kiều hối từ Mỹ chỉ còn 1 phần nhỏ là dòng giá trị gửi về, còn đại đa số là dòng đầu tư của người Việt ở Mỹ đầu tư về VN, nó có yêu cầu sinh lời và chuyển ngược lại về Mỹ lợi nhuận của nó. Cho nên nó chỉ là kênh đầu tư mà thôi và so với các dòng đầu tư khác là nhỏ hơn rất nhiều. Dòng này cần phải bù trừ với dòng tiền của người Vệt Nam mang sang tiêu dùng và đầu tư ở Mỹ
Vâng, mỗi người có một quan điểm. Em hiểu ý của cụ là VN (cũng như một số nước khác) sẽ có cơ hội nhiều hơn Châu Âu, Mỹ trong giai đoạn này. Tạm có thể hiểu là trong giai đoạn này, tất cả các bên đều bị ảnh hưởng nhưng VN sẽ bị ảnh hưởng ít hơn và sẽ có cơ hội nhiều hơn so với đối thủ. Nhưng cái này thực tế là về mặt dài hạn và sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (nhân lực, môi trường pháp lý, khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ...). Trong ngắn hạn (1-2 năm tới) chắc chắn sẽ rất khó khăn. Một số điểm em cũng muốn trao đổi thêm với cụ như sau:
1. Hàng tiêu dùng: nói là cầu không đổi (cụ dùng chữ nguyên đấy) nhưng thực tế, cầu sẽ thay đổi khá nhiều khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu (thất nghiệp cao, lương giảm, lấy đâu tiền mà càng tiêu thụ mạnh hàng tiêu dùng?). Cụ cứ chờ xem xuất khẩu hàng tiêu dùng trong vòng 6 tháng tới rồi sẽ thấy.
2. Vốn đầu tư: khi kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, phản ứng rút tiền về của giới nhà giàu để tìm chỗ trú ẩn (vàng, đô la, trái phiếu...) là chắc chắn. Như vậy, dòng vốn đầu tư vào các thị trường "xa xôi" như VN sẽ giảm. Cụ có thể kiểm chứng, từ đầu năm tới nay, vốn đầu tư ngoại vào thị trường chứng khoán VN tăng hay giảm để có con số tham khảo.
3. Kiều hối cũng là đầu tư và xu hướng nó cũng sẽ như điểm số hai em nêu ở trên thôi. Cơ bản sẽ giảm trong ngắn hạn (1-2 năm tới). Kiều hối chủ yếu từ Việt kiều Mỹ chứ ở đâu ra? Mà kinh tế Mỹ suy giảm thì họ phải co lại phần đầu tư (trú ẩn đã) rồi mới tính tiếp. Kiều hối từ Nga, Trung Quốc thì không đáng kể đối với VN rồi.
Quan điểm của em, dịch này, trước mắt sẽ làm kinh tế thế giới rơi vào suy thoái (nặng hay nhẹ chưa biết). Đồng ý với cụ, về mặt dài hạn, suy thoái này cũng có khả năng (dù ít) tác động dẫn tới đổi ngôi/thay đổi cán cân giữa các siêu cường trên TG nhưng nó sẽ chỉ nhìn thấy sau 10-15 năm nữa. VN có tranh thủ được hay không cơ hội này để vươn thứ hạng thì cũng phải 10-15 năm nữa mới biết.
Điều đáng buồn là: Dịch càng nặng thì khả năng xảy ra đổi ngôi càng cao, đi kèm theo đó là kéo trung bình kinh tế thế giới càng thảm hại.