[Funland] Putin đang tung cú đấm bồi để kết liễu Petrodollar?

Tống lên

Xe hơi
Biển số
OF-531186
Ngày cấp bằng
8/9/17
Số km
140
Động cơ
171,400 Mã lực
Tuổi
58
Các cụ thấy bác Thống phân tích hay không? :))
Putin đang tung cú đấm bồi để kết liễu Petrodollar?
Thứ Năm, 12/03/2020 13:57
https://www.facebook.com/sharer/sharer.php?u=http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/putin-dang-tung-cu-dam-boi-de-ket-lieu-petrodollar-3398423/
0
36
(Quan hệ quốc tế) - Trong hệ thống ngôn ngữ, không có từ nào mạnh hơn từ KHÔNG. Nga đã nói KHÔNG với OPEC và do đó với Petrodollar.


Putin dang tung cu dam boi de ket lieu Petrodollar?
Nếu như ai đã quên thì hãy nhớ lại, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký lệnh siết chặt cấm vận Nga vào năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: “Nga sẽ trả đũa Mỹ tại một thời điểm và địa điểm mà chính họ lựa chọn”. Và bây giờ có lẽ đã đến lúc…


Thứ Sáu, ngày 6 tháng 3 năm 2020, tại cuộc họp của các ********* OPEC+ ở Viena, theo lệnh Putin, ********* năng lượng Nga đã nói KHÔNG với quyết định của OPEC với chương trình giảm sản lượng sản xuất dầu để ổn định giá “vàng đen”, khiến các ********* OPEC bị sốc.
Cuộc họp không thành công, giá dầu ngay lập tức sụp đổ từ 45 xuống còn 31 USD/thùng, gía thấp nhất kể từ năm 1991 – chiến tranh vùng Vịnh. Cuộc chiến giá dầu lửa giữa Nga và Arabia Saudi với Mỹ bắt đầu! Và nếu như Nga chiến thắng thì ngày 6 tháng 3 năm 2020 được coi như là giỗ của “dầu đá phiến” và Hệ thống Petrodollar.
Mục tiêu của Putin là hạ giá giá dầu…
Đúng lúc giá dầu đã hạ khi nguồn cầu hạn chế bởi dịch COVID-19 khiến thế giới xây xẩm thì Putin tung quả đấm bồi rút khỏi OPEC+, các thỏa thuận hiện tại sẽ chấm dứt sau khi hết hạn vào ngày 31/3/2020 và bắt đầu từ thời điểm này, mạnh ai nấy sản xuất…
Câu hỏi đầu tiên là tại sao Nga lại rời khỏi OPEC+


Để kiểm soát giá dầu, dù ở mức độ nào, là vấn đề an ninh của Nga. Nhưng Nga không phải là nhà sản xuất và xuất khẩu dầu độc quyền. Có thêm hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Nga trên thị trường thế giới: Ả Rập Saudi và Mỹ.

Nga sau cuộc khủng hoảng 2014, 2015, đã đồng ý với thỏa thuận OPEC + mà Nga thừa biết tổ chức này đứng đầu là Ả rập Saudi do Mỹ chỉ đạo, theo đó, những người tham gia của nó giảm và đóng băng sản xuất dầu ở một mức độ nhất định để ổn định giá cả. Điều hiển nhiên là, thỏa thuận này không bao gồm Mỹ, đối thủ cạnh tranh chính của Nga trong lĩnh vực chính trị. Do đó, Mỹ có quyền tự do mặc sức tăng cả sản xuất dầu và xuất khẩu mà không chịu bất cứ ràng buộc nào, trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất, đồng thời lấy đi một phần thị trường từng thuộc về Nga và các nhà xuất khẩu dầu khác.
Nga và các công ty dầu mỏ đang mất kiên nhẫn do những nỗ lực của OPEC nhằm khôi phục lại sự cân bằng trên thị trường dầu mỏ. Trong nhiều năm, Nga đã hỗ trợ OPEC trong việc giảm sản xuất để giữ giá dầu giảm. Tuy nhiên, với mỗi lần giảm sản lượng, Nga đang mất dần vị thế đối với ngành năng lượng dầu đá phiến đang phát triển nhanh chóng của Mỹ. Nga và các ông chủ lớn dầu mỏ Nga sẽ không thể nào chấp nhận điều này.
Nga rời khỏi OPEC+ để bảo vệ thị phần, thị trường của mình dù trong ngắn hạn bị mất tiền vì giá dầu giảm.
Câu hỏi thứ 2 là tại sao Nga “đấm bồi” để knockout giá dầu như vậy?
Thực chất cú đấm bồi này là mở đầu cho một “cuộc chiến dầu giá rẻ” mà Nga-Putin triển khai để bóp chết ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ.
Như đã biết, Mỹ không có các mỏ dầu như Nga và Ả rập Saudi nên Mỹ chỉ sản xuất dầu bằng công nghệ đá phiến. Chính vì vậy giá thành sản xuất cao gấp 1,5 lần với sản xuất truyền thống. Tuy vậy mười năm nay, Mỹ nhờ công nghệ này và sử dụng quân bài OPEC đã trở thành một nhà xuất khẩu dầu lớn trên thế giới.
Nhưng, thật không may, công nghệ dầu đá phiến của Mỹ tồn tại rất mỏng manh trên đống nợ nần, sống nhờ giá dầu cao…
Vào năm 2016, theo lệnh Mỹ để bóp chết Nga, Ả rập Saudi đã tuyên chiến với Nga bằng dầu giá rẻ nhằm buộc nền kinh tế Nga – được coi như là một trạm xăng, sụp đổ. Giá dầu lúc đó đã giảm xuống 30,8 USD/thùng. Tuy nhiên Nga đã trụ vững buộc Mỹ phải là kẻ “chớp mắt đầu tiên” khi hàng loạt công ty dầu đá phiến của Mỹ không chịu nổi, đã phá sản.
Theo Haynes và Boon, cuộc cách mạng đá phiến một lần nữa bị hoãn lại. Kết quả tài khóa 2018 cho biết, rằng năm ngoái, những Công ty khai thác đã tạo ra khoản lỗ ròng 140 tỷ USD, và số lượng các công ty phá sản đã vượt quá 50, số còn lại đang chuẩn bị thủ tục...
Việc Nga gia nhập OPEC+ sau đó, khiến giá dầu lên và cũng khiến cho ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ tăng trưởng mạnh. Năm 2019, Mỹ đã trở thành nhà xuất khẩu dầu lớn nhất, kết hợp với cấm vận, trừng phạt Iran và Venezuela…Mỹ đã chiếm rất nhiều thị phần.

Xem thêm


Không chỉ thế, ngành dầu khí đá phiến của Mỹ mang lại 1,3 ngàn tỷ USD mỗi năm, đóng góp 7,6 %GDP nước Mỹ đã khiến cho Mỹ trở nên hung hăng, hiếu chiến. Mỹ dùng đòn bẫy năng lượng để cấm vận, trừng phạt Nga như phá hoại Nord Stream-2, trừng phạt công ty dầu khí Nga tại Venezuela…
Đáng tiếc, “gót chân Asin” của ngành khai thác đá phiến Mỹ là quá rõ: Nó chỉ sống khi giá dầu trên 50 USD/thùng, dưới đó nó sẽ chết. Năm 2016 đã chết ngắc ngoãi một lần đã đủ cho Putin chuẩn bị kỹ cho đòn trả đũa mà khi đã ra đòn là khiến đối thủ phải “sấp mặt” lần này để dạy cho Mỹ một bài học, là được ăn thì đừng nên láo!
Nga đã chuẩn bị tư thế như nào để ra đòn?
Đầu tiên chúng ta phải biết hậu quả của cuộc chiến này như nào nếu như Nga thắng. Đó là, không chỉ loại bỏ ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ mà đánh sập hệ thống Petrodollar. Khi hệ thống Petrodollar bị sụp đổ, Mỹ sẽ mất hết sức mạnh, quân đội Mỹ hết hung hăng…Do đó, để bảo vệ yếu tố sống còn của vị trí bá chủ, Mỹ đã đang và sẽ thực hiện 2 phương án thường thấy:

1, Cấm vận, trừng phạt buộc đối thủ đầu hàng.

2, Sử dụng vũ lực.
Nhưng nước Nga thời Putin đã dám thách thức và quyết tâm phá bỏ hệ thống Petrodollar trong cuộc chiến giá dầu giá rẻ này là dựa trên 5 cơ sở sau:
1, Tiềm lực quân sự Nga bây giờ khiến Mỹ không dám tấn công bằng vũ lực ngay cả trong suy nghĩ.
2, Với tài chính hiện có, Nga đủ sức duy trì giá dầu từ 20-30 USD/thùng trong thời gian 4-6 năm. (trong khi đó ngành dầu đá phiến Mỹ sống khi giá trên 50 USD/thùng và Ả rập Saudi phải 80 USD/thùng).
3, Khi giá dầu xuống thấp, đồng rub sẽ bị ảnh hưởng nhưng thì trường rub trôi nổi nên không bị sốc với dollar. Năm 2014 Nga trụ vững thì 2020 Nga quá tự tin.
4, Dầu Nga bán ra hầu hết thu bằng tiền rub, nhân dân tệ và euro mà không phải dollar nên giảm được nguồn vốn chảy ra ngoài.
5, Chi phí cho khai thác 1 thùng dầu Nga là từ 18-20 USD, trong khi các công ty dầu lớn có số nợ dollar ít.
Từ 5 cơ sở đó cho phép Nga chơi tới cùng…cho đến khi có kẻ chết hoặc đầu hàng. Ngắn hạn có thể bị thiệt nhưng trung hạn và dài hạn Nga sẽ chiến thắng. Và nếu như tại Idlib – Syria, Putin đã buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đến để ký giấy đầu hàng thì rồi sẽ đến lúc Mỹ và nhà Saudi cũng kéo nhau đến Moscow…
Sự sụp đổ của OPEC – nền tảng của hệ thống Petrodollar thế giới của Mỹ - Saudi và thỏa thuận OPEC+ cũng chỉ là một phần của trò chơi người Mỹ…sẽ làm cho Putin hưởng lợi. Tiếp theo sẽ là hình thành một OPEC+ mới với các quy tắc mới “viết bằng tiếng Nga”, là trò chơi của người Nga mà không phải của người Mỹ.
Thực tế, đây chỉ là đòn trả đũa của Nga nhằm vào Mỹ, tuy nhiên đúng như Putin đã tuyên bố, nó đã xảy ra rất đúng lúc, khi nước Mỹ và châu Âu đang toang bởi Covid-19 khiến cho nhu cầu về dầu giảm, giá giảm thì đòn kết liễu OPEC+, trò chơi của Mỹ đã diễn ra khiến giá dầu gây ra một cú sốc.
Không ai tin nổi Nga lại làm cái điều mà Mỹ và nhà Saudi chưa từng nghĩ đến, là hạ giá dầu. Đã hết rồi quan điểm cho rằng Nga là một “trạm xăng”, GDP của Nga thu từ bán dầu thì sẽ phi logic nếu như muốn hạ giá dầu. Ngài TNS John Macain chắc sẽ yên nghĩ không yên khi “mắt chữ O mồm chữa A” vì chuyện này…
Nhưng Putin là vậy, Không ai đoán biết được anh ta làm gì và lúc nào. Làm tốt lắm Nga-Putin!
Lê Ngọc Thống
Hay! phân tích rất hay nhưng lại là cái hay của anh ngáo.
Petrodollar tồn tại hàng chục năm nay, lúc dầu đá phiến còn đang manh nha.Dầu đá phiến Mỹ mới tăng trưởng được khoảng chục năm (ấy là cả khi ngắc ngoải vẫn phục hồi mạnh mẽ).Bóp dầu đá phiến để hạ gục hệ thống Petrodollar?!
 
Chỉnh sửa cuối:

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,953
Động cơ
361,684 Mã lực
Tuổi
124
Vậy theo cụ giá thị trường giảm dn mỹ nó vẫn mua của thằng trong nước đắt hơn mà không nhập luôn giá rẻ về dùng à. Hay là kt nó cũng phi tt.
Mua bán theo hợp đồng. Thằng trong nước cũng phải bán với giá tính theo quy tắc tính giá ghi trong hợp đồng, thông thường lấy theo giá của một sàn giao dịch nào đó làm chuẩn giá. Vì thế giá giảm thì thằng bán chết. Các sàn giao dịch tập trung nói chung ít khi thanh toán bằng hàng vật chất (physicals) mà thanh toán bù trừ bằng tiền.
 

Mỹ _Tân

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-670674
Ngày cấp bằng
11/6/19
Số km
118
Động cơ
107,080 Mã lực
Tuổi
43
Có những dự đoán kinh tế thế giới năm nay sẽ khủng hoảng nặng . Một trật tự thế giới mới được thiết lập ... Thế giới đa cực . Đồng petrodolla sẽ kết thúc sự nghiệp cuối năm nay . Chúng ta cùng chờ xem nó có đúng ko ?
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,912
Động cơ
605,893 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Chản biết ăn ở ra sao mà anh Belarus lọ mọ đi hỏi mua dầu Mỹ.
Chắc lại ở hoàn cảnh Ucraine
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,928
Động cơ
317,766 Mã lực
Mua bán theo hợp đồng. Thằng trong nước cũng phải bán với giá tính theo quy tắc tính giá ghi trong hợp đồng, thông thường lấy theo giá của một sàn giao dịch nào đó làm chuẩn giá. Vì thế giá giảm thì thằng bán chết. Các sàn giao dịch tập trung nói chung ít khi thanh toán bằng hàng vật chất (physicals) mà thanh toán bù trừ bằng tiền.
Vậy mới nói giá giảm sâu thì đá phiến chết vì lỗ. Cụ trên nói nó sx nó dùng nên không sao. Em mới hỏi vậy thôi chứ hđ thương mại trong gd quốc tế em biết chứ.
 

vnistockvn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-507748
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
523
Động cơ
190,436 Mã lực
Dầu xuống đáy do Nga từ chối giảm sản lượng. A rập xê út quay sang giảm giá và tăng sản lượng. Mỹ sx dầu nhiều nhất thế giới nhưng nó sx nó dùng, giá giảm lại kích thích tổng thể kinh tế. Giá thành sx dầu của Nga đang thuộc nhóm cao nhất thế giới, xuống tới 30$ thì chết sặc chứ đánh gì Mỹ.
Mọi người chỉ nhìn bề nổi mà không hiểu được vẫn đề chính... Nói thật là không có nước nào đủ trình để đấu hay lật đổ được nhà nước Nga trừ khi người dân Nga họ tự tay bóp chym mình thôi.

Còn về Mỹ, người dân họ chi tiêu cho sinh hoạt mua sắm và di chuyển nhiều khủng khiếp, thường có câu nói thức ăn thừa hàng ngày của nước Mỹ đủ dân Châu Phi sống cả năm, thì cũng biết là chi tiêu của nước Mỹ nó khủng thế nào... chính vì thế mà Nước Mỹ lại phụ thuộc rất nhiều vào thế giới

Về cơ bản là thế này người Nga họ quá giỏi, với hơn 140 triệu dân (hơn VN ta có hơn 40tr dân) mà họ sản xuất từ lương thực (Ai đã từng đến Nga mới biết được là lương thực Nga hàng năm họ sx nhiều kinh khủng ăn không hết khéo phải đổ đi như Ngũ cốc, khoai, củ cải, ngô... ,,,) đến vũ khí hạt nhân, máy bay tên lửa, tầu biển, xe cộ, vũ khí.... họ làm được tất tần tật... có thể tự cung tự cấp được nên các nước có đấu với Nga sẽ thiệt hại hơn Nga nhiều

Dân Nga sống khắp nới trên đất nước Nga rộng lớn nên có di chuyển thì người ta thường sử dụng máy bay hay tầu lửa chứ ít sử dụng ô tô.... Về diện tích thì Nga (hơn 17tr km2) gần gấp đôi Mỹ (9tr km2), dân số nga có khoảng hơn 140 tr người trong khi Mỹ hơn 320tr người >>> chi phí dầu lửa của Nga nó ít hơn nhiều so với Mỹ.

Nước nga tài nguyên thiên nhiên đúng nghĩ là rừng vàng biển bạc, cò bay gẫy cả cánh, họ chỉ hút dầu, đào quặng... bán cũng giàu có chưa thèm nói đến con người Nga họ quá giỏ và thông minh.... họ làm được tất tần tật...
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,724
Động cơ
264,559 Mã lực
Đâu phải chỉ ông Thống đâu. Toàn bộ truyền thông thế giới, nhất là Mỹ, đang ra rả là Nga đang thao túng giá dầu, đang gây chiến với Saudi lẫn Mỹ. Cứ như là Mỹ không liên quan và lờ đi là Saudi mới là kẻ khơi mào giảm giá.
Ở OF này cũng thế không thiếu gì cụ coi Nga là kẻ đang gây chiến.

Nếu lưng vốn cạn kiệt thì mới cần phải bán bằng được trong mọi hoàn cảnh, tập trung ngắn hạn
Còn khi lưng vốn đã hòm hòm thì họ nhắm đến dài hạn.
Nga giờ chắc quan tâm thị phần nhiều hơn. Nên họ chấp nhận giá có thể giảm trong ngắn hạn, bù lại giữ được thị phần. Mất thj phần sẽ thiệt hại hơn
Em cho là không có chuyện dầu đá phiến Mỹ bị ép chết đâu. Mỹ là kẻ vừa thực dụng vừa du côn, đời nào để thế.
Giá dầu mà giảm đến mức gây nguy cơ triệt hạ đá phiến Mỹ thì Mỹ sẽ ra tay ngay, như em nói ở mấy còm trước
Bởi Nick Cickyham - ngày 08 tháng 3 năm 2020, 4:59 chiều CDT
Đối với đá phiến Mỹ, một thảm họa nằm ở phía trước. Cho đến nay, ngành công nghiệp này hầu như không có lợi nhuận , nhưng đã nhận được nhiều đợt bơm vốn khổng lồ trong thập kỷ qua, gần đây nhất là sau cuộc suy thoái năm 2016. Nhưng vào năm ngoái, các nhà đầu tư đã bắt đầu chua chát về việc khoan đá phiến không có lợi. Các cổ phiếu năng lượng sụp đổ và tiếp cận vốn ngày càng khan hiếm.

Không giống như một vài năm trước, tái tổ hợp theo bất kỳ cách có ý nghĩa là ra khỏi bàn. Thị trường vốn đã tắt vòi tiền. Ngoài ra, thời gian xác định lại tín dụng hai lần một năm đang được tiến hành, và sự trượt giá gần đây nhất có thể sẽ có nghĩa là cắt giảm ngay lập tức các hạn mức tín dụng từ người cho vay.


Về mặt chiến thuật, người Nga chọn thời điểm tung găng tay thách đấu ko thể tốt hơn. Thứ nhất là đám đá phiến đến chu kì trả nợ gốc. Thứ 2 là sản lượng đá phiến mĩ bắt đầu tăng vọt từ tháng 8/2019, nay đến lúc suy giảm tự nhiên.

Nếu có thể được, đám đá phiến sẵn lòng khóa van dầu, bởi với giá này thì chỉ cần xoay 2 vòng là bọn họ cụt vốn chủ sở hữu, xoay 10 vòng là toàn bộ tiền vay ngân hàng được hóa vàng. Đó là bản chất của mô hình Ponzi vay người sau trả người trước. Thế nhưng nếu vậy lấy đâu tiền trả cổ tức và lãi vay cao ngất ngưởng? Vậy chỉ còn 1 con đường : bán cái, vớt được xu nào thì vớt, chuyện khóa vòi dầu do chủ nhân sau tự lo.
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,724
Động cơ
264,559 Mã lực
Nga quốc hữu hóa dầu mỏ nên hoàn toàn chủ động trong việc giảm chi NS, bao cấp hoặc giải cứu ngành...

Mỹ thì dầu mỏ hoàn toàn tư nhân hóa, muốn giải cứu ngành phải họp chán chê mới có thể đưa ra phương án giải cứu. Ko chỉ dầu đá phiến tiêu, Giá dầu xuống thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến Texas. Texas là thủ phủ của dầu lửa và các ngành chế phẩm từ dầu lửa, cũng là bang quan trọng quyết định con đường chính trị của nhiều người.. Mấy ông tỷ phú "mất tiền" thì ảnh hưởng ko nhỏ đến sự nghiệp ct của TT.
Em cop bài này bên F319, cũng cãi nhau nhau như mổ bò về giá dầu, Nga - Mã- Sáu đĩ. Nhưng mợ Khánh Huyền này nói cũng có lý


Năm 2014 Saudi cũng tăng sản lượng để đánh shale oil, kết quả là nửa dơi nửa chuột. Nguyên nhân thất bại là gì?
- Lúc đó giá oil cao nên Saudi tiếc rẻ ko dám đánh thật mạnh
- Quá trình giảm từ 100 về 26 kéo dài suốt 18 tháng , do đó khối shale oil đủ thời gian tổ chức lại. Lần này Nga chọn đúng thời điểm xuống tay, chỉ trong 1 tuần là từ 49 về 28.
- Nhiệt tình giấc mơ độc lập năng lượng của nước mĩ : bên cạnh kiếm tiền, giấc mơ đó cũng khiến nhiều người đầu tư vào đá phiến. Đến nay sự nhiệt tình đó đã lụi tàn, bởi họ nhận ra rằng sản lượng tăng thì giá giảm, do đó nên để cho tổ chức tài chính hùng mạnh gánh vác trọng trách.
- Shale oil đã trở thành con nghiện OPEC sau 3 năm cắt giảm sản lượng.

Năm 2014 quá trình dầu rơi quá dài, khiến shale oil kịp mua phòng hộ giá bán. Do đó thực chất là OPEC đấu với khối tài chính mĩ, cụ thể là các công ti bảo hiểm. Dầu giảm sâu quá thì chỉ là bên bảo hiểm gánh lỗ chứ ko phải shale oil. Thi đốt tiền với tài chính mĩ, đương nhiên Saudi phải thua.

Năm 2020 đánh vào ý chí ko phải của shale oil, mà là ý chí của ngân hàng cho shale oil vay tiền. Khi ngân hàng nhận ra rằng họ phải nuôi con nghiện thêm 10,20 năm nữa thì chuông báo tử ccủa shale oil vang lên.

Năm 2014, khối shale oil gồng mình gánh lỗ đến giá 80. Bắt đầu từ dưới 80 bọn họ mua bảo hiểm giá bán. Có lúc giá oil 50 mà công ti bảo hiểm vẫn phải thanh toán cho shale oil với mức 80. Nhưng từ năm 2016, cứ mỗi lần giá oil giảm thì OPEC lại cắt sản lượng. Sau vài đợt như thế, các công ti shale oil đâm ra ỷ lại vào OPEC, chính thức trở thành con nghiện món OPEC.

Vậy là khối shale oil giảm dần hàng rào phòng hộ từ 80% sản lượng xuống 50%. Và tới lần phòng hộ hồi tháng 10/2019, chỉ có duy nhất 1 công ti shale oil phòng hộ giá bán ở mức 55 cho 80% sản lượng. Toàn bộ số shale oil còn lại hoặc bỏ phòng hộ giá bán, hoặc chỉ bảo hiểm ở mức 20%.

Chính vì có bảo hiểm 20% này, các cônt ti shale oil có thể cầm cự trước cú sập giá trong 70 ngày tức đến 15/5. Khi ko được bảo hiểm tiếp máu nữa, bọn họ sẽ phải gồng mình chịu đòn giá thấp. Với giá bán 32 trong khi hòa vốn là 55, chỉ quay hơn 2 vòng là cụt vốn. Tức trong vòng 6 tháng nữa là sẽ có 1 nửa công ti shale oil phá sản, đánh con nghiện bao giờ cũng dễ dàng hơn. Những ông chủ mới của đám phá sản đó sẽ ko dại gì mà bơm dầu lúc giá thấp. Bọn họ và các công ti chưa phá sản đều nhất loạt giảm tốc độ bơm để hạn chế lỗ. Và sau này, tên nào tăng sản lượng bừa bãi sẽ phải đứng trước nguy cơ bị M&A

Túm váy lại : với giá oil 32, đến tháng 9 sẽ có 200 công ti shale oil phá sản. Sản lượng dầu nước mĩ cuối năm 2020 sẽ về 10 triệu thùng/ngày. Nước Nga chọn thời điểm ra đòn quá chuẩn
 

vnistockvn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-507748
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
523
Động cơ
190,436 Mã lực
Chản biết ăn ở ra sao mà anh Belarus lọ mọ đi hỏi mua dầu Mỹ.
Chắc lại ở hoàn cảnh Ucraine
Ông Belarus sống bên canh ông Nga giống Việt Nam bên canh anh Khựa... cả 2 đều rất phụ thuộc vào các nước lớn,
Năm ngóai mình có qua Nga, Belarus, Ucraine và 1 số nước châu âu, thấy Belarus phát triển manh mẽ lắm không hiểu sao lại chạy theo Mỹ kỳ lạ quá
Lại muốn theo anh Ucraine đang chết chìm rồi... vừa rồi đi qua Ucraine mới thấy giờ Ucraine nát quá... nhà máy thì bỏ hoang... sản xuất thì đình chệ
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,953
Động cơ
361,684 Mã lực
Tuổi
124
Chản biết ăn ở ra sao mà anh Belarus lọ mọ đi hỏi mua dầu Mỹ.
Chắc lại ở hoàn cảnh Ucraine
Cháu nghĩ chuyện này là bình thường nếu hai bên mua bán theo giá thị trường và không có yếu tố chính trị chi phối. Các cụ cần phân biệt là giá thành sản xuất và giá bán trên thị trường là hai khái niệm khác nhau.
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,724
Động cơ
264,559 Mã lực
Tesla hay dầu phiến phá sản cũng chẳng ảnh hưởng gì đến Mỹ cả. Về cơ bản các nước công nghiệp đều hưởng lợi nếu giá dầu thấp, càng thấp càng tốt.
Em nghe bọn F319 nói rằng:

Nga không đấu với Mỹ, mà Nga mượn tay Sáu đĩ để thịt dầu đá phiến của Mỹ. Sau 6 tháng nữa, khi bọn dầu đá phiến toi, thì Nga quay sang thịt nốt Sáúđĩ.

Quyền lực và nguồn lực của Nga nằm hết trong tay Putin, do dó Nga có thể chơi khô máu với bất cứ ai.

Khác với Mỹ quyền lực lợi ích nằm trong tay giới tài phiệt. Mà bọn chủ tư bản không có lời trong game thì nó không chơi
 

xecon

Xe điện
Biển số
OF-4527
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
4,405
Động cơ
1,048,184 Mã lực
Tuổi
54
Em cop bài này bên F319, cũng cãi nhau nhau như mổ bò về giá dầu, Nga - Mã- Sáu đĩ. Nhưng mợ Khánh Huyền này nói cũng có lý


Năm 2014 Saudi cũng tăng sản lượng để đánh shale oil, kết quả là nửa dơi nửa chuột. Nguyên nhân thất bại là gì?
- Lúc đó giá oil cao nên Saudi tiếc rẻ ko dám đánh thật mạnh
- Quá trình giảm từ 100 về 26 kéo dài suốt 18 tháng , do đó khối shale oil đủ thời gian tổ chức lại. Lần này Nga chọn đúng thời điểm xuống tay, chỉ trong 1 tuần là từ 49 về 28.
- Nhiệt tình giấc mơ độc lập năng lượng của nước mĩ : bên cạnh kiếm tiền, giấc mơ đó cũng khiến nhiều người đầu tư vào đá phiến. Đến nay sự nhiệt tình đó đã lụi tàn, bởi họ nhận ra rằng sản lượng tăng thì giá giảm, do đó nên để cho tổ chức tài chính hùng mạnh gánh vác trọng trách.
- Shale oil đã trở thành con nghiện OPEC sau 3 năm cắt giảm sản lượng.

Năm 2014 quá trình dầu rơi quá dài, khiến shale oil kịp mua phòng hộ giá bán. Do đó thực chất là OPEC đấu với khối tài chính mĩ, cụ thể là các công ti bảo hiểm. Dầu giảm sâu quá thì chỉ là bên bảo hiểm gánh lỗ chứ ko phải shale oil. Thi đốt tiền với tài chính mĩ, đương nhiên Saudi phải thua.

Năm 2020 đánh vào ý chí ko phải của shale oil, mà là ý chí của ngân hàng cho shale oil vay tiền. Khi ngân hàng nhận ra rằng họ phải nuôi con nghiện thêm 10,20 năm nữa thì chuông báo tử ccủa shale oil vang lên.

Năm 2014, khối shale oil gồng mình gánh lỗ đến giá 80. Bắt đầu từ dưới 80 bọn họ mua bảo hiểm giá bán. Có lúc giá oil 50 mà công ti bảo hiểm vẫn phải thanh toán cho shale oil với mức 80. Nhưng từ năm 2016, cứ mỗi lần giá oil giảm thì OPEC lại cắt sản lượng. Sau vài đợt như thế, các công ti shale oil đâm ra ỷ lại vào OPEC, chính thức trở thành con nghiện món OPEC.

Vậy là khối shale oil giảm dần hàng rào phòng hộ từ 80% sản lượng xuống 50%. Và tới lần phòng hộ hồi tháng 10/2019, chỉ có duy nhất 1 công ti shale oil phòng hộ giá bán ở mức 55 cho 80% sản lượng. Toàn bộ số shale oil còn lại hoặc bỏ phòng hộ giá bán, hoặc chỉ bảo hiểm ở mức 20%.

Chính vì có bảo hiểm 20% này, các cônt ti shale oil có thể cầm cự trước cú sập giá trong 70 ngày tức đến 15/5. Khi ko được bảo hiểm tiếp máu nữa, bọn họ sẽ phải gồng mình chịu đòn giá thấp. Với giá bán 32 trong khi hòa vốn là 55, chỉ quay hơn 2 vòng là cụt vốn. Tức trong vòng 6 tháng nữa là sẽ có 1 nửa công ti shale oil phá sản, đánh con nghiện bao giờ cũng dễ dàng hơn. Những ông chủ mới của đám phá sản đó sẽ ko dại gì mà bơm dầu lúc giá thấp. Bọn họ và các công ti chưa phá sản đều nhất loạt giảm tốc độ bơm để hạn chế lỗ. Và sau này, tên nào tăng sản lượng bừa bãi sẽ phải đứng trước nguy cơ bị M&A

Túm váy lại : với giá oil 32, đến tháng 9 sẽ có 200 công ti shale oil phá sản. Sản lượng dầu nước mĩ cuối năm 2020 sẽ về 10 triệu thùng/ngày. Nước Nga chọn thời điểm ra đòn quá chuẩn
Mấy bài như vậy cách đây 3-4 năm có mà đầy. Để thực tế trả lời
 

SƠN CƯỚC

Xe điện
Biển số
OF-514447
Ngày cấp bằng
6/6/17
Số km
2,038
Động cơ
200,040 Mã lực
Tuổi
52
Tesla hay dầu phiến phá sản cũng chẳng ảnh hưởng gì đến Mỹ cả. Về cơ bản các nước công nghiệp đều hưởng lợi nếu giá dầu thấp, càng thấp càng tốt.
Chết chửa , cụ ko biết định hướng tiêu dùng cho thế giới là Mỹ là , thế nó mới bá chủ đc chứ . Các cty Nhật , Đức ,Tầu đang bục mặt tìm cách chui vào chuỗi sp của Mỹ về xe điện để ngoặm hết thị phần ô tô điện cả thế giới trong 10 - 20 năm nữa à
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Mong a Tin tiếp tục chiến lược 3 Không, sập giá dầu đánh cho bọn tư bản chết hẳn đê 💪
 

metalins

Xe tăng
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
1,720
Động cơ
445,299 Mã lực
Em xếp cái lốt ở đây xem sau khi Nga và Saudi thành công "rực rỡ" sẽ đẩy giá dầu lên lại vùng 50-60 thì dầu đá phiến ra sao (dù em muốn giá dầu chỉ nên 20-30 mãi mãi). Khi TG bị chia thành 2 nhóm 1 bên chuyên bán và bên còn lại chỉ mua dầu phục vụ sản xuất, dịch vụ thì thật đen đủi cho nền kinh tế TG, sẽ quay lại thập niên đầu TK21 khi giá dầu lên đến 130 thậm chí có thể đến 200 vì sự độc quyền, tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại. Và theo quy luật điều chỉnh của kinh tế thị trường một mắt xích đã bị mất sẽ tìm điểm phù hợp để xuất hiện trở lại kéo thị trường về điểm cân bằng. Đó cũng là căn cứ mà cách đây 5-6 năm em đã khẳng định đến 2020 giá dầu cũng chỉ quanh ở mức 5x chứ ko thể lên 70-80 càng ko thể quay lại mốc 100 như nhiều dự báo.
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,678
Động cơ
576,902 Mã lực
Cụ có biết LX ko phải là Nga ko :) Các nước khác nhau chia ra là đúng rồi còn gì.
Phang nhau cho đất nước tốt hơn thì cứ phang nhau thôi :D Bất ổn ctri làm đất nc tốt lên thì tuyệt rồi:D
Lãnh thổ Liên Xô gần giống với lãnh thổ của Đế Quốc Nga cụ ạ. Liên Xô sau này bị chia tách khiến Nước Nga sau này bị thu hẹp về lãnh thổ.
 

forhome.vn

Xe tăng
Biển số
OF-427740
Ngày cấp bằng
6/6/16
Số km
1,924
Động cơ
253,602 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
0964.86.38.38
Website
www.facebook.com
Dầu lại giảm mạnh đêm qua rồi, về sát 30 usd/ thùng rồi. Khả năng khéo về 25 usd/ thùng. Thế này nguồn thu của Việt nam giảm khá nhiều đấy!
 

icemain

Xe tăng
Biển số
OF-137764
Ngày cấp bằng
9/4/12
Số km
1,167
Động cơ
384,183 Mã lực
Mỹ chơi trò đẩy kéo.Giá dầu xuống 20-30$ thì nó không xuất đá phiến mà mua vào ngay. Giá dầu tụt thì Nga vỡ mồm ngay

main.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top