- Biển số
- OF-68685
- Ngày cấp bằng
- 19/7/10
- Số km
- 167
- Động cơ
- 432,677 Mã lực
Em thấy các cụ ít chơi Single speed chủ yếu là road+MTB. Trước em cũng chạy road và MTB rồi nhưng vẫn mong muốn có một project về single speed như bọn tây mũi lõ hay làm. Giờ điều kiện và thời gian mới có nên post để các cụ theo dõi và góp ý với dự án của em
Mục đích sử dụng thì em muốn ráp một chiếc xe nhẹ và ít chi tiết để có thể mang vác đi xa cho tiện vì em hay đi du lịch. Mọi người khuyên em mua fixed gear nhưng chân em yếu quá không phanh được bằng cái xe đấy. Nên em bắt đầu tự chỉnh sửa khung và mua đồ để ráp.
Single speed là loại xe một tốc độ của bọn Mỹ nghĩ ra, các dự án về single speed thường được làm rất cẩn thận và chủ yếu là custom vì chiếc xe khá đơn giản. Vài hình ảnh về single speed để các cụ có thể hình dung:
Em bắt đầu với một cái khung Fixed Gear bằng thép của tàu. Sở dĩ em chọn loại khung này vì hàn cắt sẽ không xót do giá thành rẻ. Các cụ có thể mua khung với giá khoảng 5-600k xung quanh Hà Nội bán rất nhiều. Em cao 1m7 nên chọn khung gióng ngang cỡ 52.
Cái khung ban đầu nó như thế này:
Sau khi về, em sẽ gia cố lại nó một chút. Em cắt thép và đem đi hàn hồ quang vào cổ phốt để tăng chịu lực. Ở đây có một miếng thép đệm mỏng phía dưới và giằng tam giác phía trên. Em cố gắng sử dụng thép mỏng nhưng cứng, đồng thời khoét lỗ để giảm trọng lượng. Sau khi hàn các cụ nhớ sơn ngay để mối hàn không bị gỉ.
Bottom bracket hay còn gọi là ổ trục giữa. Đây cũng là chỗ cần gia cố vì thép khá mỏng. Chắc chắn các cụ sẽ cần bearing của mình ổn định khi đạp . Ở đây tại hai đai viền của ren ổ trục nguyên bản khá mỏng. Em quyết định quấn thép và hàn lại để chắc chắn chúng không bao giờ có thể vỡ hoặc rạn thép. Ở giữa 2 đùi sau (chainstay) , em gia cố thêm một miếng thép giằng nhỏ có khoan lỗ, vừa chắc vừa giảm trọng lượng.
Cách đọc và lựa chọn Bottom Bracket:
Bottom Bracket là ổ trục giữa của xe đạp. Đây là nơi sẽ gắn đĩa để đạp của các cụ nên nó rất quan trọng. Việc các cụ đạp bị nặng hay nhẹ, xe đi có trơn tru hay không một phần phụ thuộc vào Bottom Bracket. Để lựa chọn đúng loại Bottom Bracket cần thiết,các cụ cần đo độ ngang của vỏ Frame. Trong hình em đo được bề ngang của vỏ frame chỗ trục giữa là 68mm.
Đây là một cái Bottom Bracket của Shimano. Các Cụ có thể thấy thông số được ghi rất rõ ràng:
-BB-UN55: tên của cái Bracket này.
-68x110mm: kích thước Shell (bề ngang vừa đo ở hình trước, và 110 bao gồm cả crank thò ra ở hai bên).
-Trọng lượng con này hơi nặng: 295 gram.
Có 2 loại công nghệ trục giữa cho xe đạp ở đây là classic và hollowtech:
Loại classic (hình 1): sử dụng công nghệ vòng bi (bearing) và trục giò (spin) gắn thành khối không tháo rời. Tất cả sẽ đi theo cụm khi lắp vào bottom bracket shell trên khung. Ở loại công nghệ này, crankarm (giò đĩa) thường sử dụng lỗ gắn hình vuông để gắn vào trục spin.
Ưu điểm: giá thành rẻ, dễ thay thế.
Nhược điểm: nặng, khi đã hỏng là hỏng cả cụm.
Loại hollowtech (hình 2): đây là công nghệ vòng bi (bearing) hoàn toàn mới. Thay vì bi bạc liền khối, ng ta tách thành 2 vòng bi tháo rời được ở bottom bracket. Chúng cũng là cái để lắp vào shell luôn. Trục quay (spin) được gắn thẳng vào crank (giò đạp) và nối qua bên kia. Với giò hollowtech người ta sử dụng lỗ đa cánh để bắt giò (crankarm) vào với nhau.
Ưu điểm: siêu nhẹ, siêu mượt, siêu êm, dễ thay thế.
Nhược điểm: Siêu đắt.
Để mua đc đúng loại crank cần thiết, các Cụ coi lỗ bắt crank để mua. Lỗ vuông là loại 1 lỗ tròn là loại 2. Em đang cố kiếm một chiếc loại 2 vừa tiền.
Sau khi xem qua nhiều cái Bottom Bracket. Em chọn mua chiếc UN26 của Shimano. Thứ nhất do nó rẻ (13$), thứ 2 là do nó hợp với nhiều loại Crank 1 đĩa giá thành chấp nhận được so với cốt rỗng. Chiếc này nặng 308 grams. Các cụ mua thêm một cái mở khóa dành cho loại bracket này ngoài chợ giời bán khá nhiều.
.
Niềng em chọn loại nhôm mtb Mavic xm319 32 lỗ cỡ 26 inches. Các Cụ đừng ham mấy cái vành tàu giá rẻ mà yếu lắm, đi sụp ổ gà thì chắc quăn luôn. Em cũng không chọn loại vành road, mà dùng hẳn loại cho địa hình để lắp lốp touring đi cho bền. Xm319 được rating rất cao vì rẻ và nhẹ với bền (440gram/chiếc) so với shimano, easton, oval hay vài hãng giá rẻ khác. Các Cụ có thể đặt mua loại này với giá 50$/cặp chưa bao gồm vận chuyển tại bất kì web cycle nào ở nước ngoài.
Sau khi chọn được mấy thứ kia rồi là chọn Nipples (chân căm/nan hoa). Cũng cần đo cái hole để lựa loại chân căm cho vừa ko đan nó lọt ra ngoài. Em chọn chân căm của DT Swiss màu đỏ loại 1.8/15g. Ví dụ niềng có 32 lỗ thì 2 bánh 64 lỗ, mua 64 cái nipples. Các cụ có thể mua nipples thép cho cứng, hoặc nip nhôm nhẹ đẹp hơn mà tuổi thọ không bằng, hay phải đi rút căm. Cách đọc thông số Nipples mời mọi người xem hình dưới.
Các cụ có thể thấy hàng # là hàng chỉ tên của Nip đánh theo số. Cạnh hàng # là hàng Spoke cho thấy thông số của spoke (căm) lắp vừa với loại Nip đấy. Ví dụ nip 15 thì lắp được chân căm 1.8, nip 14 thì lắp được chân căm 2.0. Các hàng còn lại là thông số của nip được thể hiện bằng hình vẽ và tính theo đơn vị mm.
Các cụ có thể thấy gói nip của DT swiss em mua có dòng chữ 15/1.8. Dựa vào bảng các cụ có thể thấy là nip của em là nip 15 lắp loại căm 1.8 dài 1,2mm bla bla...
Vì xe chỉ có một phanh đĩa sau nên em chọn Hub sau sẽ dùng Hub đĩa. Hub 1 líp con dành cho Single speed giá cũng chát mà về sau chuyển đổi công năng sang multispeed cũng khó, nên em quyết định mua một cái hub multispeed để convert ngược lại Single speed. Em chọn hub Deore XT disc của Shimano loại 32 lỗ để lắp với vành.
Cog và hub sau cũng là một phần rất đau đầu của project này. Em built một chiếc phanh đĩa sau nhưng vấn đề là hub (moay ơ) đĩa nếu là singlespeed thật thì rất mắc (loanh quanh hơn 1tr/cái). Lên mạng tìm hiểu thì thấy các anh tây có trò này nên đặt mua luôn . Đây là kit chêm líp sau và bất cứ cái hub nào các cụ muốn. Như vậy bạn có thể dùng một cái hub đĩa bình thường rồi convert sang rất kinh tế. Về Cog (líp sau) thì em chọn loại 18 răng nhôm của BDW có đục lỗ cho nhẹ.
Để xe được nhẹ nên em sử dụng handlebar loại bé đường kính 25.4 mm thay vì 31.8mm. Tham khảo giá thì có cái Easton CT2 giá khá ngon mà nhẹ chỉ 125 grams nên xơi luôn
Cứ tưởng trứng khôn hơn vịt ăn được của mấy anh tây. Sau khi mua đc cái handlebar thì em mới mua stem. Má ơi steam của handlebar 25.4mm sao mà đắt . Chọn ngang chọn dọc chẳng được cái nào vừa ý. Em thì lưng ngắn chỉ chơi Steam dài tầm 70mm thôi, thế mà toàn thấy 90mm trở lên. Nản lòng em mua ngay một cái stem 31.8mm của Cannondale loại C3 bằng nhôm nhẹ phết (105 grams) thế nên mới có bức ảnh buồn cười thế này . Nhưng các cụ yên tâm là em mua được adapter rồi nhé. Khít khìn khịt luôn
.À mà giải thích luôn tại sao em lại chọn Stem nhôm chứ không phải carbon. Đơn giản là em sợ nó gãy. Mà carbon xịn thì gãy nhiều rồi
Mục đích sử dụng thì em muốn ráp một chiếc xe nhẹ và ít chi tiết để có thể mang vác đi xa cho tiện vì em hay đi du lịch. Mọi người khuyên em mua fixed gear nhưng chân em yếu quá không phanh được bằng cái xe đấy. Nên em bắt đầu tự chỉnh sửa khung và mua đồ để ráp.
Single speed là loại xe một tốc độ của bọn Mỹ nghĩ ra, các dự án về single speed thường được làm rất cẩn thận và chủ yếu là custom vì chiếc xe khá đơn giản. Vài hình ảnh về single speed để các cụ có thể hình dung:
Em bắt đầu với một cái khung Fixed Gear bằng thép của tàu. Sở dĩ em chọn loại khung này vì hàn cắt sẽ không xót do giá thành rẻ. Các cụ có thể mua khung với giá khoảng 5-600k xung quanh Hà Nội bán rất nhiều. Em cao 1m7 nên chọn khung gióng ngang cỡ 52.
Cái khung ban đầu nó như thế này:
Sau khi về, em sẽ gia cố lại nó một chút. Em cắt thép và đem đi hàn hồ quang vào cổ phốt để tăng chịu lực. Ở đây có một miếng thép đệm mỏng phía dưới và giằng tam giác phía trên. Em cố gắng sử dụng thép mỏng nhưng cứng, đồng thời khoét lỗ để giảm trọng lượng. Sau khi hàn các cụ nhớ sơn ngay để mối hàn không bị gỉ.
Bottom bracket hay còn gọi là ổ trục giữa. Đây cũng là chỗ cần gia cố vì thép khá mỏng. Chắc chắn các cụ sẽ cần bearing của mình ổn định khi đạp . Ở đây tại hai đai viền của ren ổ trục nguyên bản khá mỏng. Em quyết định quấn thép và hàn lại để chắc chắn chúng không bao giờ có thể vỡ hoặc rạn thép. Ở giữa 2 đùi sau (chainstay) , em gia cố thêm một miếng thép giằng nhỏ có khoan lỗ, vừa chắc vừa giảm trọng lượng.
Cách đọc và lựa chọn Bottom Bracket:
Bottom Bracket là ổ trục giữa của xe đạp. Đây là nơi sẽ gắn đĩa để đạp của các cụ nên nó rất quan trọng. Việc các cụ đạp bị nặng hay nhẹ, xe đi có trơn tru hay không một phần phụ thuộc vào Bottom Bracket. Để lựa chọn đúng loại Bottom Bracket cần thiết,các cụ cần đo độ ngang của vỏ Frame. Trong hình em đo được bề ngang của vỏ frame chỗ trục giữa là 68mm.
Đây là một cái Bottom Bracket của Shimano. Các Cụ có thể thấy thông số được ghi rất rõ ràng:
-BB-UN55: tên của cái Bracket này.
-68x110mm: kích thước Shell (bề ngang vừa đo ở hình trước, và 110 bao gồm cả crank thò ra ở hai bên).
-Trọng lượng con này hơi nặng: 295 gram.
Có 2 loại công nghệ trục giữa cho xe đạp ở đây là classic và hollowtech:
Loại classic (hình 1): sử dụng công nghệ vòng bi (bearing) và trục giò (spin) gắn thành khối không tháo rời. Tất cả sẽ đi theo cụm khi lắp vào bottom bracket shell trên khung. Ở loại công nghệ này, crankarm (giò đĩa) thường sử dụng lỗ gắn hình vuông để gắn vào trục spin.
Ưu điểm: giá thành rẻ, dễ thay thế.
Nhược điểm: nặng, khi đã hỏng là hỏng cả cụm.
Loại hollowtech (hình 2): đây là công nghệ vòng bi (bearing) hoàn toàn mới. Thay vì bi bạc liền khối, ng ta tách thành 2 vòng bi tháo rời được ở bottom bracket. Chúng cũng là cái để lắp vào shell luôn. Trục quay (spin) được gắn thẳng vào crank (giò đạp) và nối qua bên kia. Với giò hollowtech người ta sử dụng lỗ đa cánh để bắt giò (crankarm) vào với nhau.
Ưu điểm: siêu nhẹ, siêu mượt, siêu êm, dễ thay thế.
Nhược điểm: Siêu đắt.
Để mua đc đúng loại crank cần thiết, các Cụ coi lỗ bắt crank để mua. Lỗ vuông là loại 1 lỗ tròn là loại 2. Em đang cố kiếm một chiếc loại 2 vừa tiền.
Sau khi xem qua nhiều cái Bottom Bracket. Em chọn mua chiếc UN26 của Shimano. Thứ nhất do nó rẻ (13$), thứ 2 là do nó hợp với nhiều loại Crank 1 đĩa giá thành chấp nhận được so với cốt rỗng. Chiếc này nặng 308 grams. Các cụ mua thêm một cái mở khóa dành cho loại bracket này ngoài chợ giời bán khá nhiều.
.
Niềng em chọn loại nhôm mtb Mavic xm319 32 lỗ cỡ 26 inches. Các Cụ đừng ham mấy cái vành tàu giá rẻ mà yếu lắm, đi sụp ổ gà thì chắc quăn luôn. Em cũng không chọn loại vành road, mà dùng hẳn loại cho địa hình để lắp lốp touring đi cho bền. Xm319 được rating rất cao vì rẻ và nhẹ với bền (440gram/chiếc) so với shimano, easton, oval hay vài hãng giá rẻ khác. Các Cụ có thể đặt mua loại này với giá 50$/cặp chưa bao gồm vận chuyển tại bất kì web cycle nào ở nước ngoài.
Sau khi chọn được mấy thứ kia rồi là chọn Nipples (chân căm/nan hoa). Cũng cần đo cái hole để lựa loại chân căm cho vừa ko đan nó lọt ra ngoài. Em chọn chân căm của DT Swiss màu đỏ loại 1.8/15g. Ví dụ niềng có 32 lỗ thì 2 bánh 64 lỗ, mua 64 cái nipples. Các cụ có thể mua nipples thép cho cứng, hoặc nip nhôm nhẹ đẹp hơn mà tuổi thọ không bằng, hay phải đi rút căm. Cách đọc thông số Nipples mời mọi người xem hình dưới.
Các cụ có thể thấy hàng # là hàng chỉ tên của Nip đánh theo số. Cạnh hàng # là hàng Spoke cho thấy thông số của spoke (căm) lắp vừa với loại Nip đấy. Ví dụ nip 15 thì lắp được chân căm 1.8, nip 14 thì lắp được chân căm 2.0. Các hàng còn lại là thông số của nip được thể hiện bằng hình vẽ và tính theo đơn vị mm.
Các cụ có thể thấy gói nip của DT swiss em mua có dòng chữ 15/1.8. Dựa vào bảng các cụ có thể thấy là nip của em là nip 15 lắp loại căm 1.8 dài 1,2mm bla bla...
Vì xe chỉ có một phanh đĩa sau nên em chọn Hub sau sẽ dùng Hub đĩa. Hub 1 líp con dành cho Single speed giá cũng chát mà về sau chuyển đổi công năng sang multispeed cũng khó, nên em quyết định mua một cái hub multispeed để convert ngược lại Single speed. Em chọn hub Deore XT disc của Shimano loại 32 lỗ để lắp với vành.
Cog và hub sau cũng là một phần rất đau đầu của project này. Em built một chiếc phanh đĩa sau nhưng vấn đề là hub (moay ơ) đĩa nếu là singlespeed thật thì rất mắc (loanh quanh hơn 1tr/cái). Lên mạng tìm hiểu thì thấy các anh tây có trò này nên đặt mua luôn . Đây là kit chêm líp sau và bất cứ cái hub nào các cụ muốn. Như vậy bạn có thể dùng một cái hub đĩa bình thường rồi convert sang rất kinh tế. Về Cog (líp sau) thì em chọn loại 18 răng nhôm của BDW có đục lỗ cho nhẹ.
Để xe được nhẹ nên em sử dụng handlebar loại bé đường kính 25.4 mm thay vì 31.8mm. Tham khảo giá thì có cái Easton CT2 giá khá ngon mà nhẹ chỉ 125 grams nên xơi luôn
Cứ tưởng trứng khôn hơn vịt ăn được của mấy anh tây. Sau khi mua đc cái handlebar thì em mới mua stem. Má ơi steam của handlebar 25.4mm sao mà đắt . Chọn ngang chọn dọc chẳng được cái nào vừa ý. Em thì lưng ngắn chỉ chơi Steam dài tầm 70mm thôi, thế mà toàn thấy 90mm trở lên. Nản lòng em mua ngay một cái stem 31.8mm của Cannondale loại C3 bằng nhôm nhẹ phết (105 grams) thế nên mới có bức ảnh buồn cười thế này . Nhưng các cụ yên tâm là em mua được adapter rồi nhé. Khít khìn khịt luôn
.À mà giải thích luôn tại sao em lại chọn Stem nhôm chứ không phải carbon. Đơn giản là em sợ nó gãy. Mà carbon xịn thì gãy nhiều rồi
Chỉnh sửa cuối: