chia xẻ tý...yên tâm là không hết việc đâu....anh em bảo trọng
Hiệu quả chương trình 30A ở Xín Mần
Xín Mần – huyện biên cương miền núi heo hút của tỉnh Hà Giang có thể sẽ bị lãng quên trong tâm trí nhiều người nếu không có Chương trình hỗ trợ huyện nghèo theo Nghị quyết 30A của Chính phủ. Và cũng có thể, người ta chỉ nhớ đến Xín Mần trong thoáng chốc khi đi qua vùng đất này nếu không có một cách làm “từ thiện” độc đáo…
Cầu Na Lan trong ngày khánh thành. Ba năm trước, thông tin khánh thành cầu Na Lan - huyện Xín Mần do Công ty Cổ phần Him Lam và LienVietPostBank đầu tư 20 tỉ xây dựng đã khiến giới truyền thông xôn xao và thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều lãnh đạo ****, Nhà nước. Nhiều người không ngần ngại đặt câu hỏi: Liên Việt đâu có thuộc đối tượng được giao thực hiện Nghị quyết 30A của Chính phủ? LienVietPostBank là ngân hàng cổ phần, không thuộc đối tượng được giao thực hiện Nghị quyết 30A nhưng Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Liên Việt, ông Dương Công Minh vốn là người luôn mong muốn “Gắn xã hội trong kinh doanh”. Khi biết được còn một số huyện nghèo chưa có đơn vị đỡ đầu, ông đã bàn với ban lãnh đạo LienVietPostBank và quyết định chọn huyện Xín Mần để đầu tư.
Với mục tiêu giúp Xín Mần thoát nghèo bền vững, Công ty CP Phát triển Xín Mần đã ra đời với hai cổ đông là Công ty CP Him Lam và LienVietPostBank. Công ty Cổ phần Phát triển Xín Mần đầu tư theo công thức “5 – 3 – 2”. Tức là cứ 100 đồng vốn đầu tư vào Xín Mần đỡ đầu huyện nghèo thì 50% dành cho con người (giáo dục, đào tạo; 30% cho phát triển SXKD và 20% đầu tư vào cơ sở hạ tầng).
Công ty CP Phát triển Xín Mần hoạt động thông qua cầu nối là Hội Cựu chiến binh và không vì mục đích lợi nhuận; Nếu có lợi nhuận sẽ tái đầu tư cho người dân huyện Xín Mần để đẩy nhanh mục tyêu giảm nghèo bền vững. Đây là mô hình hoạt động chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam nên đề án phải trình Chính phủ phê duyệt mới đi vào hoạt động.
Khác với cách làm của nhiều đơn vị đang thực hiện là rót tiền vào giúp dân làm nhà, xây dựng hạ tầng (làm đường, thủy lợi), là Công ty CP Him Lam và Ngân hàng Liên Việt đã đi theo một hướng khác. Đó là tập trung vào giáo dục, đào tạo con người. Thay đổi một huyện nghèo cần có thời gian, vì thế Công ty CP phát triển Xín Mần đã bắt tay xây dựng trường học nội trú, cấp tiền ăn học cho con em dân tộc, thậm chí thuê, trả lương cao cho giáo viên để phát triển giáo dục vùng đất này… Tính tới thời điểm này, công ty đã tài trợ đào tạo 112 con em người địa phương, trong đó có 38 giáo viên mầm non, 38 y sỹ đa khoa, 36 y tá kiêm cô đỡ thôn bản; Xây dựng xong xưởng thu mua, chế biến và đã thu mua 1.200 tấn ngô cho nông dân; Thiết kế và triển khai trồng 1.000 ha rừng; Xây dựng xong nhà máy sơ chế gỗ để đón đầu việc hoàn thành chu trình trồng rừng cây công nghiệp.
TS. Nguyễn Đức Hưởng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Quản trị LienVietPostBank cho biết thêm: "Thời gian tới, chúng tôi sẽ kết hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức đào tạo lao động là người Xín Mần để xuất khẩu lao động. Mọi chi phí đào tạo đều do Công ty CP Đầu tư Xín Mần chi trả."
Chỉ hơn ba năm, cách làm "từ thiện độc đáo" của LienVietPostBank và Công ty CP Him Lam đã mang lại sự đổi thay rõ nét cho Xín Mần - huyện vùng cao từng được coi là “nghèo nhất nước”. Từ các xã vùng sâu, vùng xa đến trung tâm huyện, nhiều công trình được xây dựng khang trang, đường giao thông đi lại thuận tiện, đời sống của đồng bào các dân tộc được đổi thay rất nhiều từ cách nghĩ đến cách làm. Ba năm không phải là thời gian dài so với quy mô kỳ vọng của Nghị quyết 30A của Chính phủ nhưng Công ty CPPT Xín Mần đã thực hiện được khối lượng công việc rất lớn, thiết thực và hiệu quả
PV
Thông tin:
Cầu Na Lan nơi đầu nguồn sông Chảy với vốn đầu tư 20 tỉ được đưa vào sử dụng đã nối liền giao thông 6 xã phía đông huyện Xín Mần, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là vào mùa mưa lũ… Không dừng lại ở việc giúp đỡ huyện nghèo bằng việc xây cầu, xây trường học, mua xe... như thường thấy, đơn vị nhận "đỡ đầu" huyện Xín Mần là Công ty CP Him Lam và LienVietPostBank còn xây dựng nhiều dự án giúp địa phương tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm... giúp huyện không chỉ từng bước xóa nghèo mà còn xóa nghèo bền vững.
Chuyên mục Về quê do Quỹ Tấm lòng Việt – Đài THVN và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt hợp tác sản xuất, phát sóng hàng tuần vào lúc 9h50 trên VTV3 và phát lại 12h40 thứ 2 trên VTV1 (Mỗi chương trình là 6 phút). Với 52 số phát sóng trong một năm, sau một năm lên sóng, Về quê đã có những hiệu quả rõ rệt trong việc tuyên truyền các hoạt động của Quĩ Tấm lòng Việt, huy động được nhiều tấm lòng nhân ái, gắn kết các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trong và ngoài nước với những hoàn cảnh khó khăn, những địa phương nghèo. Năm nay, với sự đổi mới cả về nội dung và hình thức thể hiện, hi vọng chuyên mục sẽ phát huy hơn nữa vai trò là cầu nối, gắn kết nhiều hơn nữa những tấm lòng nhân ái đến với những hoàn cảnh còn gặp khó khăn trong xã hội, hướng tới 1000 tỷ về quê!