[Funland] Phượt???????

Suzcok

Xe tải
Biển số
OF-295173
Ngày cấp bằng
7/10/13
Số km
283
Động cơ
309,888 Mã lực
Hôm nay nghe tin cậu thanh niên bị chết trên đường phượt Tà Năng - Phan Dũng. Nghĩ tội cho cậu đó.
Cuối tuần rảnh rỗi ngồi chia sẻ với các cụ các vấn đề về phượt. Những bài viết này từ trên Facebook của em nay xin share ra đây để chúng ta cùng thảo luận.
Em sẽ chia sẻ từ đầu. Từ những khái niệm, cho đến những cách đi làm sao cho an toàn. Dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân, tuy rằng rất ít ỏi và còn nhiều hạn chế. Các cụ bổ sung giúp
Cụ Tùng mà tư vấn về phượt Not phịch là chuẩn ròi. Em hóng !
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,005
Động cơ
80,771 Mã lực
Em ko đi phượt, nhưng nghề công trình giao thông của em khá giống với các bạn đi phượt và tiếp xúc với ko ít đoàn phượt phịch. Thì thấy yếu điểm lớn nhất của các đoàn này khi đi các điểm vùng sâu vùng xa là sự chuẩn bị và nguyên tắc người đứng đầu.
Đoàn có thể có rất nhiều người giỏi, nhưng khi đã bầu ra người đứng đầu thì mọi thành viên phải tôn trọng người đứng đầu, và khi có ý định làm gì khác ngoài kế hoạch thì phải thông báo cho người đứng đầu biết để bàn và hỗ trợ khi cần thiết. Có đoàn xe đầu với xe cuối cách nhau cả tiếng và ý ới tìm nhau như trẻ con. Nguyên tắc đàn kiến là nguyên tắc tối ưu khi đi rừng
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,952
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Hỏi mấy cháu đi phuợt thì các cháu ngoác mồm ra với các mỹ từ (như cụ trên nói): đam mê, khám phá, can đảm, tự tin, ...
Ôi đệch, các cháu ...!
Cái đó ko sai cụ à. Trên đường đi em gặp rất nhiều các bạn trẻ ở những nước khác. Họ là SV tranh thủ nghỉ hè đi, hoặc mới ra trường vừa đi vừa làm khám phá thế giới. Sau một vài năm đủ độ chín các bạn đó sẽ quay về với sự nghiệp, gia đình......
Nhưng ở Việt Nam mình nó bị biến tướng thành cái khác
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,836
Động cơ
576,030 Mã lực
Cái đó ko sai cụ à. Trên đường đi em gặp rất nhiều các bạn trẻ ở những nước khác. Họ là SV tranh thủ nghỉ hè đi, hoặc mới ra trường vừa đi vừa làm khám phá thế giới. Sau một vài năm đủ độ chín các bạn đó sẽ quay về với sự nghiệp, gia đình......
Nhưng ở Việt Nam mình nó bị biến tướng thành cái khác
Ok. Không sai. Nhưng mấy câu đó như kiểu là mẫu số chung, câu cửa miệng của mấy cháu phuợt thủ mà em gặp. Mà 10 đứa kiểu đó em thấy 11 đứa lười biếng, lười lao động.
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,952
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
E nhớ ko nhầm thì có lần cụ Tùng đã định nghĩa từ “Phượt” ở thớt nào đó rồi thì phải?
Vâng em có đụnh nghĩa trong mấy thớt bên CCCD của em

Thread hay, cảm ơn cụ đã chia sẻ. Em xin phép đánh dấu ạ.
Thank cụ!

Chốt lại là phượt thủ hay phịch thủ?
Em là phượt thủ chân chính ạ

Cụ Tùng mà tư vấn về phượt Not phịch là chuẩn ròi. Em hóng !
Cám ơn cụ!
 

Anhvu2013

Xe tải
Biển số
OF-556033
Ngày cấp bằng
28/2/18
Số km
224
Động cơ
154,463 Mã lực
Tuổi
44
Rất bổ ích. E rất hâm mộ cụ. Chỉ ước có con ktm 1050 adventure như cụ để đc đi như cụ :))
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,952
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Em ko đi phượt, nhưng nghề công trình giao thông của em khá giống với các bạn đi phượt và tiếp xúc với ko ít đoàn phượt phịch. Thì thấy yếu điểm lớn nhất của các đoàn này khi đi các điểm vùng sâu vùng xa là sự chuẩn bị và nguyên tắc người đứng đầu.
Đoàn có thể có rất nhiều người giỏi, nhưng khi đã bầu ra người đứng đầu thì mọi thành viên phải tôn trọng người đứng đầu, và khi có ý định làm gì khác ngoài kế hoạch thì phải thông báo cho người đứng đầu biết để bàn và hỗ trợ khi cần thiết. Có đoàn xe đầu với xe cuối cách nhau cả tiếng và ý ới tìm nhau như trẻ con. Nguyên tắc đàn kiến là nguyên tắc tối ưu khi đi rừng
Ý kiến của cụ chuẩn luôn!
Quan trọng nhất là nguyên tắc. Phải tuân thủ. Mà nói chung người Việt mình rất vô nguyên tắc. Nhất là các bạn trẻ
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,952
Động cơ
539,102 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà

captured

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-45479
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
3,245
Động cơ
485,470 Mã lực
Vod cụ. Cụ chủ có nhiểu thớt rất hay
 

mucdichcuatoi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-45123
Ngày cấp bằng
31/8/09
Số km
11,021
Động cơ
533,447 Mã lực
E góp với cụ thớt vụ leo Fan năm e đã U4X...
E leader đoàn toàn các cháu sv :))

 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Nói chung là đi phượt không dành cho những kẻ thiếu kỹ năng và vô tổ chức.
Cái phong trào phượt phịch dạo này nổi lên rất nhiều. Các em, các cháu vừa rời vòng tay gia đình. Chẳng được training gì về kỹ năng sinh tồn cơ bản (Basic survival skills). Nhưng theo phong trào đi thì cũng đi mà chẳng biết con đường đó nó đi tới đâu? Khó khăn chờ đợi trên mỗi cung đường là gì? Và mình tham gia với nhóm nào? Kinh nghiệm của những người trong nhóm ra sao?.....
Mỗi một cung đường một cách đi nó có sự khác biệt rất lớn. Trên thực tế nó có những loại đi như sau:
Backpacking: là danh từ chung chỉ kiểu đi bal lô. Có thể đi nước ngoài, đi trong nước. Nhưng dù đi kiểu gì cũng phải biết trước kế hoạch mình sẽ đi những cung đường nào? Đi ra sao?....
Từ khái niệm backpacking đó nó đẻ ra những khái niệm con như sau
I. Walking:
Đi bộ, nghe thì đơn giản nhưng thật sự nó là cả một quá trình. Nên xác định một cách nghiêm túc. Đi đâu? Bao nhiêu km, đoạn đường đi như thế nào? Từ đó lên kế hoạch chuẩn bị một cách chu đáo cho hành lý mang trên người và quan trọng nhất là nước và giầy. Walking thường là đi vào nhẹ nhàng trong vùng có người ở. Còn nếu đi vào vùng hoang dã thì nó chuyển sang kiểu sau là hiking mất rồi



Em nhận thấy dường như cụ đúng :D
 

CTM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-318349
Ngày cấp bằng
5/5/14
Số km
423
Động cơ
295,070 Mã lực
III. Trekking:
Nếu như hiking là đi theo đường mòn có sẵn thì đi trekking hầu như là bạn đi vào nơi hoàn toàn hoang dã. Phải dùng dao chặt cây cối, tự tìm đường mòn mà đi. Cách đi này chỉ dành cho những người có kinh nghiệm và có những kỹ năng sinh tồn cơ bản. Nhưng tới một vùng đất lạ tốt nhất cũng không nên chủ quan. Hãy thuê những người địa phương dẫn đường.
Về sự chuẩn bị thì ngoài những vật dụng cần thiết phải chuẩn bị cực kỳ chu đáo ra còn phải rèn luyện sức khoẻ chuẩn bị cho chuyến trek sắp tới. Về chuẩn bị đồ thì theo Ten Esentials như sau:
1. NAVIGATION – Map, compass, and GPS system
Thiết bị định vị, dẫn đường. Tránh bị đi lạc trong rừng
2. SUN PROTECTION – Sunglasses, sunscreen, and hat
Ngoài những chức năng chống nắng, chống tia UV... ra, kính râm còn giúp ta chống chói khi đi ngược về phía mặt trời.
3. INSULATION – Jacket, hat, gloves, rain shell, and thermal underwear
Áo giúp ta chống bị côn trùng cắn, bị cành cây cứa vào da. Găng tay giúp chúng ta khi leo bám sẽ không bị đau lòng bàn tay.... Ngoài ra ban đêm nhiệt độ ở một số nơi xuống rất nhanh. Nên bộ đồ lót giữ nhiệt là giải pháp tốt.
4. ILLUMINATION – Flashlight, lanterns, and headlamp
Các loại đèn: Đèn flash để soi rọi, cần thiết phát tín hiệu SOS. Đèn xách tay, đèn treo và đèn đeo đầu để khi cần thiết dùng hai tay vào việc khác
5. FIRST-AID SUPPLIES – First Aid Kit
Túi cứu thương. Trong đó gồm bông, băng, cồn sát khuẩn, nẹp (nếu ko may bị gãy chân tay) các loại kháng sinh, thuốc giảm đau, tiẻu chảy....
Cái này nên có hai loại. 1 túi lớn cho cả đoàn và mỗi cá nhân nên có 1 túi nhỏ
6. FIRE – Matches, lighter and fire starters
Bật lửa diêm và những công cụ lấy lửa. Hiẹn tại các cửa hàng đồ phượt bán rất nhiều các loại diêm chống ẩm. Hay trên nhiều web site cũng bán rất nhiều bật lửa Hans free. Các bạn nên mua loại này. Và bắt buộc phải có trong hành lý mỗi cá nhân
7. REPAIR KIT AND TOOLS – Duct tape, knife, screwdriver, and scissors
Dao, kéo, băng dính, tô vít và các loại tools. Nên mua 1 con dao đa chức năng của Thuỵ Sĩ. Sẽ rất gọn nhẹ chắc chắn và chất lượng rất tốt (Tránh mua đồ Tàu). Và công dụng của chúng thù khỏi phải nói
8. NUTRITION - Food
Thức ăn: như tôi đã nói ở trên. Ngoài ra nên mang theo chocolate sẽ giúp bạn hồi sức rất nhanh
9. HYDRATION – Water and water treatment supplies
Nước: Hiện nay trên thị trường bán nhiều loại ba lô hay túi đựng nước cài trong ba lô. Các bạn nên dùng những thứ này. Nó thật sự hữu dụng khi các bạn đang phải một tay bám, một tay chống gậy đi đường.
Nên uống trước khi khát và uống từng ngụm nhỏ
Tốt nhất hãy mua dụng cụ lọc nước cá nhân
10. EMERGENCY SHELTER – Tent, space blanket, tarp, and bivy
Lều, chăn, túi ngủ....
Nếu bạn đi theo đoàn thì 3-4 người dùng chung một lều. Còn nếu bạn đi một mình thì dùng bivy sack là tiện nhất, vì nó khá nhẹ. Còn lều mà nhẹ thì lại đắt, thế mới nhục

Ngoài 10 vật dụng thiết yếu ra. Recommend các bạn mang thêm:
1. Dao đi rừng: nên mua dao Mèo khá tốt. Dùng để phạt cây lấy lối đi và khi cần cũng là vũ khí phòng vệ
2. Gậy trekking: Nếu có điều kiện hãy mua gậy của hãng. Vì những chiếc này ngoài những tác dụng khi cần rút gọn lại được. Nó lại còn rất dẻo, có thể uốn cong mà không bị gãy.
3. Dây các loại: cái này tôi không hiểu sao họ không đưa vào 10 vật dụng thiết yếu. Vì nó cực kỳ quan trọng trong mỗi chuyến đi. Có thể làm được rất nhiều việc với sợi dây dù đó
4. Còi cứu hộ: Khi không may bạn bị lạc đường thì cái còi thực sự hữu ích




Cụ viết hay quá. Cho nhà cháu hỏi thêm : Dùng đèn pin thì nàm sao phát tín hiệu SOS ạ?
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,697
Động cơ
547,828 Mã lực
Cụ chủ thật có công biên cái thớt này.


Nhẽ các cụ nhà ta nên share rộng để phổ cập kiến thức cho các cháu
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
9,788
Động cơ
236,436 Mã lực
Ý kiến của cụ chuẩn luôn!
Quan trọng nhất là nguyên tắc. Phải tuân thủ. Mà nói chung người Việt mình rất vô nguyên tắc. Nhất là các bạn trẻ
Thread hay, người trẻ cần chính là kinh nghiệm thực chiến thế này đây. Em cũng đã từng nhảy vào nguy hiểm do dốt và không đánh giá đúng thực lực của mình. Em bơi giỏi nhưng là giỏi trong bể bơi, lần đó em ra biển rồi nổi hứng muốn bơi ra chỗ 1 cái thuyền đánh cá ngoài xa. Em thông báo với người thân rồi xuất phát. Em bơi một mình, thở nhịp nhàng như thể mình đang thiền bằng bơi, được một lúc thì cảm giác cô đơn tới. Em bắt đầu tự hỏi, mình quyết định có đúng ko? Mình có nên quay về? Bơi thêm một lúc nữa, đột nhiên em phát hiện có 1 anh đang bắt đầu bơi song song cùng em. Anh ý hỏi em mấy câu, con đường từ đó ngắn lại. Khi tới đích, anh ý quay ra nói, những điều anh ý nói đã làm thay đổi em mãi mãi.
Anh ý không hề phê phán, chỉ nhẹ nhàng tự giới thiệu anh ngày xưa là đặc công nước. Anh nói bơi ngoài biển thực ra rất nguy hiểm, không thể lường trước liệu có xoáy nước, có luồng nước nóng/lạnh lôi người ra xa bờ/có sóng to giật hay không? Bọn anh đã phải qua huấn luyện và tập nhiều kỹ năng bơi đặc thù trong các đk thời tiết. Anh bảo : em bơi vượt trên sóng như vậy sức em rất khoẻ, người bơi ngoài biển cần học cách bơi ngầm dưới sóng kia. Rồi anh chỉ tay ra 1 góc gần hơn: chỗ kia có 1 hòn đá ngầm rất sắc nhọn, nhiều người đứt chân ở đó. Anh lại chỉ dãy đá sát bờ biển - chính chỗ mà định bơi ra đó chơi: Bơi gần chỗ đá kia rất nguy hiểm, vì có xoáy nước, rất nhiều người chết rồi.
Hoá ra mẹ em khi biết em bơi ra thuyền, đã hoảng loạn, cụ nhà em không bơi được theo nên cụ bơi dọc bờ biển, hỏi thăm em, và anh ý đã tình nguyện bơi đuổi theo em.
Ngày hôm sau, trước khi xuống nước, em nói với gia đình: con sẽ chỉ bơi song song ngang bờ thôi.
Cái thiếu nhất của người trẻ, theo em là kinh nghiệm, họ không đánh giá được hết những nguy hiểm có thể sảy ra vì thế họ chưa chuẩn bị đủ kỹ năng.
 

cdcn

Xe điện
Biển số
OF-202474
Ngày cấp bằng
17/7/13
Số km
3,075
Động cơ
14,145 Mã lực
Cụ viết hay quá. Cho nhà cháu hỏi thêm : Dùng đèn pin thì nàm sao phát tín hiệu SOS ạ?
Có loại đèn pin có chế độ SOS, chỉ cần nhấn nút là nó tự nhấp nháy ánh sáng đèn theo kiểu tín hiệu SOS cụ ạ!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top