[Funland] Phượt???????

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,195 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Hồi trẻ đi nhiều rồi, giờ lo chăm con với lo nồi cơm nên tạm dừng :). Travelers không phân biệt địa vị XH, học vấn. Em đã gặp con cái của những địa chủ Đức, Anh, Isarael cũng xách ba lô đi tiêu pha tằn tiện hàng vài tháng trời. Gặp cả cụ cựu phi công Mỹ từ thời chiến tranh Việt Nam đến 75 tuổi cũng xách ba lô sang Việt Nam nhiều lần lang thang đến khi chán thì về. Qua những tiếp xúc đó, em hiểu ra nhiều chuyện, mở mang nhiều kiến thức và cũng giúp những bạn đó hiểu và XD hành trình khám phá Việt Nam. Về sau các người bạn đó cũng giúp em nhiều khi cần biết thêm điều gì đó ở nơi em chưa đến, em cũng giúp bạn bè họ lên kế hoạch tốt nhất trước khi sang khám phá Việt nam.
Quan trọng nhất khi là 1 Traveler là phải thành thật, lắng nghe và hành xử đúng mực - tôn trọng thiên nhiên, con người nơi đi qua đừng biến mình thành 1 vị khách xa lạ hay là cái gai trong mắt thiên nhiên và con người nơi đến.
Ơ thằng này chém hay =D>
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,195 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Mấy cái loại đội với đoàn ông Cụ còn phải nhồi nhét những thứ **** vào đầu bọn trẻ là chính, ko rảnh đưa những thứ này vào đâu cụ.
Muốn thành kỹ năng thì phải làm nhiều lần mới thành thạo được. Phượt cũng thế thôi. Nói chung là một dạng trải nghiệm nên theo em không nhất thiết cứ nghĩ kiểu phượt là dành cho các ông có kinh nghiệm, có sức khỏe, có tiền, có thời gian..... Nên để cho những người thiếu tất cả những thứ đó họ trải nghiệm. Cả vạn người thể nào cũng có người rủi ro, giống như đi trên đường, cả vạn ông đi cẩn thận vẫn có ông bị tai nạn. Chỉ nên cung cấp cho họ thông tin ban đầu để họ tham gia, ví dụ như nên chuẩn bị kỹ, mới đi thì nên đi những chỗ đơn giản để quen đã, hoặc đi với những người có kinh nghiệm để học từ họ. Nói chung cũng chỉ là lý thuyết, vì những thằng có kinh nghiệm nó có khi cóc thích thằng lơ ngơ đi cùng, gái thì còn có thể được. Em đi kiểu dã ngoại nhiều rồi nhưng có lẽ gọi là phượt như các cụ thì không hẳn. Cá nhân em thích khám phá kiểu đi đến vùng nào đó, thuê cái xe máy rồi đi loanh quoanh, nhưng cũng chỉ đi trong ngày thôi, tối lại về khách sạn ngủ dù về rất muộn.
Cái đoàn đó nó được gọi là cánh tay nối dài rồi giai cấp tiên phong của đảng. Mà đảng thì cần những cái khác chứ không cần những thứ ntn các cụ ạ

Cụ chủ hết kinh rồi mà không thấy share nữa nhỉ...hóng thêm ảnh.^#(^
Chưa mãn cụ ạ. Còn nhiều lắm. Nhưng cứ từ từ :))
 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,195 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
CÁCH CHẠY MOTOR THEO ĐOÀN



1. Chúng ta chạy đúng thứ tự đã đc phân. Tuyệt đối ko đc vượt nhau gây nguy hiểm (chỉ trừ Libero đc phép và leader cho phép). Trường hợp nào tự ý vượt libero sẽ báo cho ban pháp chế ( Pháp chế phạt 2 loét 1 lần vượt)

2. Ngoài việc bám đuôi người trước theo quy tắc 2". Chúng ta phải nhìn vào gương.Khi thấy có 2-3 đèn chạy sau mình thì chạy bình thường. Thấy 1 đèn bám sau chạy chậm lại và ko thấy đèn nào thì dừng cmnl tránh đứt đoàn. Và nháy đèn báo hiệu cho người đi trước biết

3. Để đảm bảo đc yêu cầu số 2 bắt buộc chúng ta phải bật đèn 100% khi chạy trên đường kể cả trời sáng cũng như trời tối. Và bắt buộc chúng ta phải dán giấy vàng vào đèn 100%. Vi phạm điều này phạt 2 loét

4. Ngoài nguyên tắc 2" chúng ta sẽ chạy so le nhau để tránh dồn toa. Trừ trường hợp chạy hàng 1 or hàng đôi để xếp đội hình chụp ảnh

5. Vì thời gian của chúng ta không có nhiều. Nên các mem cố gắng chạy bám sát theo nghời đi trước và đi theo tốc độ của leader. Trong trường hợp gặp sự cố hay mệt mỏi buồn ngủ, giơ tay trái lên đầu vẫy vẫy người đi trước sẽ dừng lại là tiếp tục làm tín hiệu vẫy vẫy cho tới khi leader nhận đc tín hiệu. Hoặc đơn giản hơn báo ngay cho libero nếu đang chạy gần mình.

6. Chúng ta sẽ chạy hành một theo sơ đồ so le. Tuyệt đối không chạy hàng đôi. Gây nguy hiểm, trừ trường hợp chụp ảnh

7. Người chạy sau sẽ ko bật pha, chỉ bật cos để không chói vào mắt người phía trước. Và trong khu đông dân cư tuyệt đối ko bật pha

8. Tuyệt đối không tự ý dừng lại kể cả đổ xăng, mặc áo mưa hay đi đái. Leader sẽ chủ động dừng lại chỗ đổ xăng và đi đái cho anh em. Vi phạm điều này phạt 2 loét mỗi lần dừng

9. Không nẹt pô gây ầm ĩ và tránh bị những đội sửu nhi trên đường khiêu khích.

10. Trời tối bắt buộc 100% đoàn mặc áo phản quang. Vi phạm điều này phạt 2 loét

11. Trên đường chúng ta phải dùng tín hiệu tay (Trong bảng dưới đây) Biker or Omer phải làm tín hiệu tay để người đi sau được biết.

12. Nhiệm vụ của chốt đoàn: Chạy sau cùng trong đoàn. Khi có thành viên nào gặp sự cố. Dừng xe báo cho leader or libero bằng bộ đàm or điện thoại. Đồng thời hỗ trợ các thành viên gặp sự cố

13. Nhiệm vụ của libero:
- Đảm bảo khoảng cách 2" giữa các thành viên trong đoàn. Nếu các mem chạy sát nhau quá phải nhắc chạy xa ra. Còn các mem chạy xa nhau quá phải nhắc chạy nhanh lên gần nhau lại ( cái này thường gặp hơn)
- Đến chỗ rẽ phải đứng lại chỉ đường rẽ cho các mem biết. Chỉ chạy bám đoàn khi người chốt đoàn đã vượt qua
- Trong trường hợp ô tô đằng trước không cho vượt, libero chạy lên ép lại xin đường và vẫy tay cho các xe khác lên

14. Nhiệm vụ của leader:
- Đảm bảo đoàn chạy xe an toàn
- Phân công sắp xếp các công việc trong đoàn
- Xử lý những tình huống trên đường và trong suốt những ngày đi

15. Nhiệm vụ của pháp chế:
-Theo dõi vầ nhận báo cáo về các member vi phạm các quy định
- Thu tiền những thành viên vi phạm

16. Nhiệm vụ của photographer
- Chụp những bức hình, góc hình đẹp trên đường khi đoàn đang di chuyển.
- Lúc nào tiện thì quay phim các cung đường đó
- Trả anh sớm lên event cho anh em

17. Nhiệm vụ của thủ quỹ
- Thu tiền của mỗi thành viên
- Chi tiền cho các khoản chi trong suốt cung đường
- Báo cáo tài chính minh bạch rõ ràng

18. Nhiệm vụ của mỗi thành viên:
- Đảm bảo về đóng góp tài chính
- Hoàn thành các nhiệm vụ đã nhận
- Thực hiện các điều trong status này và các quy định của ban pháp chế
- Có trách nhiệm chung vai góp sức trong mọi việc chung của cả đoàn



 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,195 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Thớt hay quá Cụ Tùng ơi. Em vào hóng thôi chứ sức em ít khi đi phượt được. Em cứ phải chỗ ấm êm mới ngủ được ạ. Hic
Hôm nào nhậu em gọi nhá ;)
Hôm nào nhậu gọi cả thằng hungtt ra cho vui mợ nhể
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,195 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
KỸ THUẬT CHẠY ĐÈO

Cái này em copy về. Nhưng thấy hay chia sẻ luôn vào đây cho tiện

Vượt đèo luôn là cảm giác thích thú nhất của mọi dân phượt bằng xe máy, cũng như mình, 100% những người đó khi đi lên đèo sẽ dừng lại để ngắm cảnh trời đất rộng lớn này. Sau lưng là rừng núi cao lớn hùng vĩ, trước mặt là biển bạc mênh mông, trên đầu là cả một vùng trời thênh thang và dưới chân là những cung đường uốn lượn quanh co với những khúc cua tay áo mạo hiểm nhưng vô cùng ‘quyến rũ’. Nhưng đâu đó vẫn luôn rình rập sự nguy hiểm đến đáng sợ, những góc cua khuất tầm mắt, những chiếc xe khách chạy tốc độ cao.. Vâng! Đường đèo tuy vô cùng đẹp nhưng nó được xem là những cung đường nguy hiểm nhất. Do đó, chúng ta phải cẩn thận và phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đi đèo.
Kiểm tra trước khi lên đèo.
Dừng lại dưới chân đèo và kiểm tra một số thứ nó sẽ không là thừa đâu. Nếu bạn lên và gặp sự cố về xe cộ giữa chừng thì rất là tốn công và mất rất nhiều thời gian.
Kiểm tra thắng (phanh)
Chạy một đoạn và thử phanh thắng trước rồi đến thắng sau và thực hiện phanh một lúc 2 thắng luôn. Và kiểm tra xem bố còn không, nếu mòn hết thì lên đèo sẽ rất nguy hiểm, vì phanh xe phải thật đảm bảo để đi đèo nói riêng và tất cả mọi đoạn đường nói chung.
Kiểm tra lốp xe
Lốp phải còn rãnh sâu và bám đường tốt. Nếu trời mưa những góc cua sẽ làm bạn dễ trượt đó, nên hãy kiểm tra trước mỗi chuyến đi.
Kiểm tra đèn, còi phải sử dụng tốt
Xăng phải đầy
Vì đi đèo xe rất ngốn xăng nên đừng nghĩ rằng ‘bấy nhiêu’ xăng cũng qua được nên ráng rồi sẽ mắc công lắm đấy.
Kỹ thuật vượt đèo với xe số
Trước khi đến những đoạn dốc thường có biển báo độ dốc của đèo nên bạn hãy chuẩn bị về số trước khi đến đèo khoảng 10m-15m.
Giữ tốc độ khoảng 50km/h và phán đoán được dốc cao hay thấp thì hãy về số cho hợp lí để tăng ga và tạo đà cho xe lên dốc được nhanh hơn, không bị ì máy.
Lưu ý: Nếu lên đến dốc mà trả số và tăng ga đột ngột thì cũng không nhanh hơn được đâu mà làm cho động cơ xe trở nên nóng và ì ạch hơn thôi.
Cần trang bị cho mình những kiến thức đi đèo, đặc biệt là đổ đèo
Note 1: Hạn chế sử dụng phanh trước và sau.
Điều này, chắc một số người sẽ không khỏi bất ngờ khi đọc được vì TẠI SAO ĐỔ ĐÈO LẠI KHÔNG DÙNG PHANH?
Theo phân tích của một tài xế được cho là đã có 50 năm thâm niên bẻ vô lăng đang được chia sẻ bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn về ô tô, xe máy thì, việc lái xe mất phanh thường xảy ra ở cuối đèo là do các tài xế non kinh nghiệm khi lái xe xuống đèo quá nhanh ở số 3 hay 4. Mỗi lần vào cua là lại rà phanh. Nhất là những xe chở khách nặng, rà phanh liên tục dẫn đến nóng tăm bua, trơ lì má phanh, thậm chí sôi cả dầu phanh. Lúc này, cả hệ thống phanh vô tác dụng. Sự mất phanh xảy ra đột ngột và không có dấu hiệu báo trước. Tai nạn thảm khốc xảy ra. Khi giải quyết hậu quả, cơ quan chức năng kéo xe lên và đạp thử phanh. Lúc này thường là phanh đã nguội và dễ đi đến kết luận: Phanh hoàn hảo” (Theo Zing)
Đây là dẫn chứng ở xe 4 bánh, nhưng xe máy mình cũng như vậy, nhất là khi đổ dốc thì xe bị rơi vào trạng thái chạy theo quán tính và khi đi ở số lớn (số 4 hay 5) thì quán tính sẽ càng lớn. Dẫn đến khi rà phanh liên tục sẽ làm cho má phanh nóng lên, độ ma sát giảm đi và giảm tác dụng của phanh có thể mất tác dụng.
Vậy thì phanh bằng gì ?
Note 2: Phanh động cơ kết hợp về số.
Trước khi nói đến câu trả lời này, mình xin kể lại một lần đi qua đèo Hải Vân, khi đổ đèo có 5 anh chàng người nước ngoài đi phượt với đồng hành lí sau mỗi chiếc Win và 8 người Việt Nam trong đó có vài anh cũng đi đường dài với nhiều loại xe. Mình đi sau và có quan sát được sự khác biệt, đèn hậu của xe 5 anh người nước ngoài chỉ sáng chớp 1 lần ở mỗi con dốc và đổ đèo nhanh, an toàn và rất mượt, còn những người Việt thì đỏ từ đầu dốc đến cuối dốc.
Đó là lí do mình viết bài này để cho mọi người biết được kĩ thuật này và đổ đèo an toàn hơn.
Phanh động cơ kết hợp về số nghĩa là bạn đi bình thường không bóp côn (ở xe côn tay) và không âm côn (ở xe côn tự động) thì xe sẽ tự động hãm lại tốc độ. Khi bạn đổ dốc, tốc độ xe bạn sẽ được hãm dần khi bạn trả về số nhỏ hơn.
Trước khi vào đổ đèo cách 10m, hãy hạ tốc độ <40km/h và trả về số 3 nếu tốc độ của xe vẫn còn nhanh thì bạn hãy phanh nhẹ – bóp côn – thả ga – trả số 2 hoặc 1 tùy vào độ dốc của đèo, rồi từ từ nhả côn ra. Còn xe không côn thì chỉ phanh nhẹ – thả ga – trả số. Đơn giản như thế là bạn đã áp dụng kỹ thuật phanh động cơ kết hợp về số rồi đó. Khi đổ dốc mà số nhỏ thì máy sẽ rất gằn, hú rất to và hao xăng nhưng nó rất an toàn nên đừng ngại khi áp dụng kĩ thuật này.
Nếu tốc độ vẫn còn nhanh hãy kết hợp với phanh trước, sau. Hãy dẫm phanh sau rồi bóp nhẹ thắng trước, sau đó thả phanh trước rồi lại nhả phanh sau thật nhịp nhàng.
Lưu ý: Hãy sử dụng phanh trong những lúc cần thiết hoặc dừng lại và tuyệt đối không nên âm côn khi đổ đèo nhé.
Còn một số người vẫn đổ đèo theo cái nguyên lý máy móc đó là “Lên số nào, xuống số đó”, hoàn toàn sai nhé, vì đèo không phải được làm theo việc đo đếm độ dốc lúc lên bằng lúc xuống. Suy cho cùng thì hãy phán đoán được độ dốc để mà trả số cho hợp lí trong từng tình huống.



 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,195 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Kết thúc phần phượt xe máy. Mời các cụ qua đọc bài này của em. Tuy rằng chưa viết xong. Nhưng trong đó em chia sẻ khá kỹ về cách đi, ăn, nghỉ và đem xe máy vượt biên
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,195 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
PHẦN PHƯỢT NƯỚC NGOÀI

I. KINH NGHIỆM XIN VISA DU LỊCH VÀO CÁC NƯỚC

Với kinh nghiệm lang thang cũng kha khá. Hôm nay rảnh rỗi dek có việc gì ngồi viết bài chia sẻ với mọi người về kinh nghiệm xin visa vào một số nước.

Đầu tiên xin nói luôn là mấy thằng giật title câu view phét lác là Hộ chiếu Vietnam mạnh lắm đi được tới gần trăm nước, nhưng sự thật toàn kèm theo những điều kiện abc và những nước mà chúng ta cũng dek nên đến. Nói thế để các bạn hiểu rằng hộ chiếu của chúng ta là hộ chiếu yếu nên mỗi lần cầm cuốn sổ xanh xanh có hai bông lúa đi xin visa là khổ lắm.
Visa du lịch nó cũng có nhiều loại. Visa arrival là loại cấp ngay tại cửa khẩu khi đến. Visa điện tử là loại mà bạn sau khi khai trên web nó sẽ gửi mail cho bạn in ra và ko cần dán vào hộ chiếu. Visa đoàn thường là các bạn đi theo tour và cty du lịch sẽ có trách nhiệm xin và có danh sách cầm theo cho các bạn. Nhưng trong bài này tôi chỉ nói đến cách xin visa truyền thống.
Nhiều người cứ nghĩ là xin visa khó lắm thôi thì làm cmn dịch vụ cho xong. Thế là các bạn tự nhiên lại mất 1 vài trăm thằng Mỹ mà ko biết rằng xin visa cực kỳ đơn giản nếu các bạn nắm đc những nguyên tắc sau đây

1. Tiền dek quan trọng

Mấy nước phát triển, nhất là trong nhóm G7 chảnh vãi cứ đòi có sổ tiết kiệm vài trăm củ. Các bạn có thì tốt, mà dek có đồng nào như tôi mà vẫn xin đc visa thế mới tài.
Quan trọng nhất là bạn phải cho chúng nó biết: ở đất nước tao tươi đẹp lắm, tao còn có công việc ở đây, kiếm tiền dễ chứ sang nước mày thì tao có mà chết đói..... Bọn này sợ nhất 2 đối tượng: người trẻ tuổi có trình độ dễ xin việc chui lủi và người già có con cháu bên nước nó sang làm gánh nặng cho chúng nó. Nên lúc trả lời phỏng vấn các bạn phải tỉnh táo dứt khoát tránh trường hợp này ra
Thực ra nó chỉ khó cái visa vào G7 đầu tiên thôi chứ bạn đã có visa vào Schengen rồi thì xin visa Mỹ rất dễ và ngược lại

2. Hồ sơ rõ ràng

Tuỳ từng nước bạn vào yêu cầu những giấy tờ gì, nhưng theo tôi bạn cứ chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau thừa hơn thiếu:
- Form xin visa (cái này vào web của LSQ or DSQ của nó mà khai và down về)
- Itinerary càng kỹ càng tốt, thậm chí đến ngày giờ nào đi đâu, ăn con gì? thịt con nào cũng nêu rõ
- Booking vé máy bay khứ hồi
- Booking khách sạn (vào booking. com hay web nào đó mà đặt sau đó in cái booking ra)
- Hồ sơ nhân thân gồm:
+ Passport còn giá trị ít nhất 6 tháng (nếu có passport cũ mà từng đi các nước mạnh cũng nên photo or đưa cho người phỏng vấn xem)
+ Photo passport
+ Dịch công chứng hộ khẩu
+ Dịch công chứng giấy dk kết hôn (nếu có)
- Giấy nghỉ phép (tiếng Anh). Trong trường hợp bạn là chủ doanh nghiệp thì cần:
+ Dịch công chứng ĐKKD
+ Tờ khai nộp thuế điện tử
- Hồ sơ tài chính gồm:
+ Sổ tiết kiệm (cái này ko cần dịch công chứng mà ra ngân hàng xin xác nhận bằng tiếng Anh và họ đóng cái dấu vào là xong. Đỡ tốn xèng)
+ Xác nhận hạn mức tín dụng của thẻ visa (cũng ra ngân hàng xin bản tiếng Anh là xong cmnl)
+ Nếu là doanh nghiệp thì ra ngân hàng in cái sao kê tài khoản trong 3 tháng gần nhất và đóng con dấu ngân hàng vào
+ Ngoài ra các bạn có tài sản gì, nhà đất, ô tô.... cũng nên photo ra kẹp vào HS
- Bảo hiểm du lịch (mặc dù một số nước không bắt buộc nhưng theo tôi thì nên mua vì nó rẻ và nếu xảy ra vấn đề gì bạn sẽ đỡ được cả mớ tiền)
- Ảnh theo form hộ chiếu

3. Trả lời phỏng vấn thoải mái, tưng tửng, tự tin và thẳng thật

Bọn phỏng vấn nhìn như thế thôi nhưng rất quái. Bạn cứ ấp a ấp úng chúng nó cho là thái độ không trung thực và từ chối ngay nên các bạn cần:
- Thái độ tự tin, mình là người đường hoàng, cầm tiền sang nước nó tiêu mà, mình là khách hàng nên sợ dek gì nó
- Nói thật, vd nó hỏi “có người thân bên đó ko?” Mình có thì cứ nói nhưng bảo: “Tao có nhiều lắm, nhưng mày xem đấy trong itinerary của tao làm gì có time đi thăm....”
- Thoải mái, xin ko đc thì thôi, bố đi nước khác cần dek gì. Nên đừng căng thẳng. Khi trả lời phỏng vấn nên nhìn vào mắt nó

4. Một số mẹo

- Trong trường hợp bạn định xin visa vào 1 quốc gia nào đó mà đen thay nó lại dell có DSQ ở Vietnam, trong trường hợp này thường nó sẽ có những LSQ ở các nước khác phụ trách trong vùng. Bạn hãy mail đến đó hỏi xem thủ tục như thế nào? Có xin visa arrival đc ko? Hay phải xin từ một nước khác cần chuẩn bị những giấy tờ gì..... Trong trường hợp nó không trả lời thì bạn hãy lên một số diễn đàn du lịch hỏi xem thủ tục cấp visa vào nước đó như thế nào? Thời gian ra sao? Bao nhiêu lâu có visa để còn sắp xếp lịch trình? LSQ ở đó họ nghỉ ngày nào?....
- Một số bạn kêu rằng xin visa vào các nước phát triển từ Vietnam cực khó, điều đó đúng cmnl. Nên lời khuyên là bạn hãy xin visa từ một nước khác. Tôi VD: Bạn đã có visa Schengen nhưng đang muốn sang Anh chơi. Nếu bạn xin visa Anh từ Vietnam vẫn có nguy cơ trượt (tuy rằng thấp). Bạn hãy đến quốc gia cấp visa Schengen cho bạn và apply hồ sơ xin Visa vào Anh. Khả năng được cao hơn rất nhiều.
- Có một số quốc gia coi nhau như thù địch. Nên bạn hãy khôn khéo lựa chọn quốc gia nào mình đến trước. VD: Israel và các nước Hồi giáo ở Trung đông (Nhất là Iran, Syria....) nên tôi chọn đi Israel trước vì bọn này cấp visa rời. Sau này đi các nước kia ko bị hoạnh hoẹ. Chứ bạn đi Iran, Syria rồi xin visa vào Israel cực khó
- Nếu như bạn ko phải dân backpacking thì chuyện lập itinerary và chứng minh mục đích sang nước khác du lịch gặp khó khăn. Trên mạng có nhiều cty, tổ chức bán giấy mời sang nước đó để lấy làm lý do đi. Đừng dại gì bỏ tiền ra mua cái đó, inbox cho tôi, tôi sẽ giúp bạn.

Trên đây là kinh nghiệm của cá nhân tôi không copy trộm cắp của bố con thằng nào nên các bạn cứ share thoải mái ghi rõ nguồn là được.
Chúc các bạn thành công!




 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,195 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
II. MANG GÌ KHI ĐI PHƯỢT

Với kinh nghiệm hơn 10 năm lang thang qua hơn 30 quốc gia xin chia sẻ với các bạn một tý

Cái đầu tiên tôi muốn nói đến đi phượt đây có nghĩa là backpacking chứ ko phải phượt kiểu chạy motor như các bạn trẻ và cũng ko phải đi tour du lịch như một số người thường đi.
Nhưng mỗi một trip phải chuẩn bị 1 khác. Đi trekking khác với đi visit, đi châu Âu, khác với đi Nam Mỹ, đi vùng nhiệt đới khác với vùng hàn đới...... nên ở đây tôi chỉ nói đến chuẩn bị những cái cơ bản nhất trong mỗi chuyến đi

1. Toiletry bags

Đây là vật dụng đầu tiên và khá quan trọng vì khi bạn ở Hostel, ngủ ở Dorm thì khó mà có thể có sẵn đồ vệ sinh cá nhân cho các bạn được. Nên 1 cái bàn chải, 1 tuýp kem đánh răng, dao cạo râu, BVS..... là cực kỳ cần thiết

2. Thuốc

Những ông bà nào mắc bệnh mạn tính như: tim mạch, tiểu đường, huyết áp.... thì lời khuyên tốt nhất là nên ở nhà. Còn những ai mạnh khoẻ hãy xác định đi kiểu backpacking. Mà khoẻ không có nghĩa ko phải không ốm, nên chúng ta cần phải chuẩn bị một số thuốc đi theo
- Thuốc kháng sinh: Ở hầu hết các nước, muốn mua kháng sinh phải có đơn của BS. Mà muốn có đơn thì chi phí khám rất đắt. Nên chúng ta mua sẵn một vài vỉ kháng sinh đem đi theo là hoàn toàn hợp lý (Lưu ý: Hãy mua kháng sinh phổ rộng)
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Bạn bị cơn sốt, bạn đi bộ bị trẹo chân.... nếu mang 1 vài viên Efferalgan Codein có thể giảm đau hạ sốt nhanh và rất hiệu quả. Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm cao dán Salonpas hay dầu cao bôi
- Thuốc điều trị tiêu chảy: Thường thì đã là dân backpacking thì bụng dạ phải tốt, cái dell gì cũng ăn được. Nhưng nếu không may bạn bị đau dụng, tiêu chảy. Rất cần có Berberine và một vài gói ORS.
- Thuốc ngủ: Có vẻ hơi thừa vì bọn backpackers ngủ như trâu. Nhưng nếu ngủ cùng dorm với 1 ông nào đó ngáy thì làm 1/2-1 viên thuốc ngủ + bịt lỗ tai vào sẽ dễ ngủ hơn rất nhiều
- Thuốc chống côn trùng, sáp chống nẻ, kem chống nắng: Cái này phù hợp khi các bạn đi vào khu nhiệt đới
- Bông băng, gạc, cồn để cứu thương

3. Balo hay vali?

Ngay cái tên nó cũng đã nói chúng ta chọn balo rồi, còn vali hãy để cho dân đi theo tour. Vì sao?
- Khi bạn đi bộ mỏi chân, dừng lại ngồi xuống đất, để nguyên cái balo trên lưng. Lúc giờ nó chính là cái tựa lưng của các bạn. Điều này vali ko thể làm được
- Đối với dân backpacker thì ngủ ở nhà ga, bến tàu, bến xe là chuyện hết sức thường tình. Lúc này balo trở thành cái gối cho bạn. Hoặc bạn có thể buộc nó vào người dễ dàng hơn vali rất nhiều
- Backpackers luôn phải đi trên những con đường không bằng phẳng, gập ghềnh. Bạn sẽ nhẹ nhàng hơn với chiếc balo trên vai thay vì xách chiếc vali
- Tính cơ động, giãn nở của balo tốt hơn nhiều so với vali. Khi ít đồ bạn có thể thít các dây vào, khi nhiều đồ bạn có thể lèn thật chặt và sức chứa của nó có thể làm bạn bất ngờ
- Tuy nhiên, chiếc vali có thể cho bạn một bộ quần áo phẳng phiu hơn balo. Nhưng nếu bạn gấp quần áo theo cách cuộn thành hình trụ thì quần áo của các bạn để trong balo cũng không đến nỗi nhàu nát lắm
* Lời khuyên: Tuỳ từng trip, nhưng hãy chọn cho mình 1 chiếc balo có thể tích từ 50-70l là phù hợp. Và hãy mua cho mình một chiếc balo loại tốt, có khung xương kim loại và các quai đeo cùng tấm tựa lưng có loại mút dày. Bạn sẽ thoải mái khi di chuyển

4. Smart phone, sạc dự phòng, ổ cắm đa năng và các loại dây cable

Không phải chỉ để chơi games, với công cụ này bạn có thể gọi taxi Uber, tìm đường, định vị......
Và nếu hết pin chưa kịp sạc thì bạn đã có sẵn cục sạc dự phòng
Mỗi một châu lục, một quốc gia đều có những chuẩn ổ cắm khác nhau. Ổ cắm đa năng của bạn có đủ mọi chuẩn phích cắm cần thiết nên ko ngại có điện mà không cắm được nữa
Tuỳ theo nhu cầu mà các bạn mang các loại dây cable đi. Nhưng ko được quên cable sạc điện thoại

5. Máy ảnh

Tuỳ từng người, tuỳ từng đam mê mà bạn có thể lựa chọn các loại ống kính, máy ảnh hay chân máy đem đi. Nhưng lời khuyên là hãy nhẹ nhất có thể. Nhất là đối với những trip dài ngày. Về cuối chiếc máy ảnh đeo trên cổ không khác gì cái cùm. Có lần những ngày sau trong trip tôi toàn chụp bằng iphone là chính

6. Sổ nhật ký, kính râm, dao, bút, đèn pin, la bàn, mũ, gối hơi, bịt mắt, đút lỗ tai, BCS
- Sổ nhật ký: Khi bạn đi đến đâu, bỗng nhiên cảm xúc dâng trào. Hãy lấy sổ nhật ký ra chép ngay lại khoảng khắc đó. Hoặc cuối ngày về viết vài dòng. Kết thúc trip bạn sẽ có câu chuyện hay để kể với bạn bè
- Kính râm thì đi đâu cũng cần dek phải nói nữa
- Dao thì 1 con đa chức năng nhỏ bỏ túi là đủ
- Đèn pin: tốt nhất mua 1 cái đeo đầu, nhỏ gọn và thuận thao tác
- La bàn: nếu bạn có ý định đi vào rừng hay sa mạc
- Một chuếc mũ tránh mưa nắng là diiefu bạn nên chuẩn bị. Nên chọn mũ rộng vành sẽ tốt hơn mũ lưỡi trai
- Bạn hãy mang theo chiếc gối hơi. Nó ko chỉ giúp bạn ngủ trên máy bay mà còn có thể giúp bạn ngủ ở mọi nơi, mọi chỗ
- Bịt mắt để ngủ trên các chuyến bay dài
- Đút lỗ tai ngoài việc giúp bạn có thể ngủ yên tĩnh, tránh tiếng ồn nó còn giúp cho bạn khỏi ù tai khi máy bay cất, hạ cánh
- Trên đường thiên lý, bạn gặp một cô gái cự kỳ xinh đẹp. Sau khi say xỉn tới bến ở bar về. Bạn muốn "vui vẻ" nhưng ko phải KS nào cũng có BCS. Thế là nuốt nước bọt nhịn cmnl. Ngoài tác dụng này ra BCS còn có thể làm được rất nhiều việc khác nhau trong mọi tình huống

7. Quần áo

Theo công thức 3 ngày/ bộ và 9 ngày giặt một lần. Với công thức này ta chỉ cần mang 3 bộ quần áo dài là đủ. Với những người thay quần áo liên tục ngày 1 bộ trở lên, xin mời đi tour. Còn backpacker phải chịu bẩn. Vì chúng ta đeo balo để tiết kiệm thể tích và trọng lượng nên mang ít quần áo.
* Lời khuyên: Hãy chọn loại quần áo nhẹ, ít thấm nước, mau khô, nhiều túi

8. Giầy

Cái này rất quan trọng. Với một đôi giầy tốt, bạn có thể đi bộ cả ngày không mệt và tránh được các nguy cơ như: trẹo chân, dẫm phải vật cứng, côn trùng, động vật cắn.... Bình thường bạn đi đôi giầy đi bộ ở nhà cả chục km ko sao. Nhưng khi bạn đi bộ với chiếc balo nặng khoảng 20kg trên vai, vấn đề sẽ khác rất nhiều
* Lời khuyên: Hãy mua giầy cao ít nhất qua mắt cá chân. Và những loại chuyên dành cho đi bộ hay trek của các hãng nổi tiếng như: The north face, Timberland..... Nên tránh mua hàng fake, tin tôi đi bạn sẽ hoàn toàn hài lòng so với số tiền bỏ ra

9. Tiền, thẻ tín dụng

Đương nhiên rồi, không có tiền thì đi làm sao được. Tôi có mấy lời khuyên sau
- Các bạn hãy cố gắng trả hết các chi phí: vé máy bay, vé tàu xe, vé vào bảo tàng vé mua tour địa phương..... từ ở nhà. Và hãy lên một kế hochj chi tiêu cho thật tốt Khi đi không nên cầm quá nhiều tiền. Và tiền cầm theo cũng nên chia và giấu vào nhiều nơi cho an toàn
- Hai đồng tiền có thể đổi được gần hết trên thế giới là USD và Euro. Vậy bạn hãy cầm hai đồng tiền này đi chứ đừng cầm VND có ngày khóc vì chúng chỉ là mớ giấy lộn
- Nếu như ở Vietnam có thể đổi được sang đồng tiền quốc gia các bạn định đến, hãy đổi luôn từ Vietnam để tránh thiệt về tỷ giá. Còn không khi đi qua quốc gia trung gian láng giềng của quốc gia bạn sắp đến hãy đổi một ít sang đồng tiền của quốc gia sắp tới. Vì khi bạn xuống sân bay bạn phải tiêu một số tiền cho việc mua Sim card, trả taxi..... Nên tránh việc đổi tiền ở sân bay và KS nơi bạn ở vì đó là nơi tỷ giá bị thiệt nhất
- Thẻ tín dụng: Tôi khuyên bạn nên dùng thẻ Debit thay vì thẻ credit vì lý do như sau:
+ Quản lý tài chính tốt: Bạn dùng thẻ credit bạn cứ ký, ký và ký. Nhất là khi cơn máu shopping lên não việc bạn kìm chế lại rất khó. Cuối cùng khi về tới nhà ngân hàng nó đập cho một cái bill vào mặt lýc giờ lại ko hiểu tại sao mình tiêu nhiều thế
+ Tính an toàn: Một số quốc gia chuyện ăn cắp thẻ tín dụng rất nhiều. Nên sểnh ra có khi bạn bị tiêu mất cả trăm triệu
+ Với thẻ debit: Một vài ngày, người nhà bạn ở Vietnam bơm thêm 1 ít tiền vào TK của bạn. Như thế bạn sẽ khong bị tiêu quá số tiền theo kế hoạch. Hơn nữa cũng an toàn khi bạn bị mất thẻ hay thông tin thẻ
- Lên kế hoạch chi tiêu một cách tỷ mỉ sẽ quản lý đc việc chi tiêu.
VD cho các bạn như công thức tôi tiêu ở châu Âu (tình theo ngày):
+ Ăn 25 E
+ Uống 10E
+ Đi lại (phát sinh) 5E
Như vậy mỗi một ngày bạn chỉ cần cầm đi 40E là quá đủ. Tất nhiên với đk là các bạn đã mua vé tàu điện, vé bảo tàng từ trước

10. Rượu, thuốc lá

Không đâu thuốc lá rẻ như Vietnam. Nên nếu bnj nghiện thuốc lá hãy mang càng nhiều đi càng tốt.
Còn rượu thì khi lên hay xuống máy bay hãy mua ngay ở quầy miễn thuế vì thuế đánh vào thức uống có cồn cực kỳ cao




 

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,808
Động cơ
614,493 Mã lực
Nơi ở
HN
CÁCH CHẠY MOTOR THEO ĐOÀN



1. Chúng ta chạy đúng thứ tự đã đc phân. Tuyệt đối ko đc vượt nhau gây nguy hiểm (chỉ trừ Libero đc phép và leader cho phép). Trường hợp nào tự ý vượt libero sẽ báo cho ban pháp chế ( Pháp chế phạt 2 loét 1 lần vượt)

2. Ngoài việc bám đuôi người trước theo quy tắc 2". Chúng ta phải nhìn vào gương.Khi thấy có 2-3 đèn chạy sau mình thì chạy bình thường. Thấy 1 đèn bám sau chạy chậm lại và ko thấy đèn nào thì dừng cmnl tránh đứt đoàn. Và nháy đèn báo hiệu cho người đi trước biết

3. Để đảm bảo đc yêu cầu số 2 bắt buộc chúng ta phải bật đèn 100% khi chạy trên đường kể cả trời sáng cũng như trời tối. Và bắt buộc chúng ta phải dán giấy vàng vào đèn 100%. Vi phạm điều này phạt 2 loét

4. Ngoài nguyên tắc 2" chúng ta sẽ chạy so le nhau để tránh dồn toa. Trừ trường hợp chạy hàng 1 or hàng đôi để xếp đội hình chụp ảnh

5. Vì thời gian của chúng ta không có nhiều. Nên các mem cố gắng chạy bám sát theo nghời đi trước và đi theo tốc độ của leader. Trong trường hợp gặp sự cố hay mệt mỏi buồn ngủ, giơ tay trái lên đầu vẫy vẫy người đi trước sẽ dừng lại là tiếp tục làm tín hiệu vẫy vẫy cho tới khi leader nhận đc tín hiệu. Hoặc đơn giản hơn báo ngay cho libero nếu đang chạy gần mình.

6. Chúng ta sẽ chạy hành một theo sơ đồ so le. Tuyệt đối không chạy hàng đôi. Gây nguy hiểm, trừ trường hợp chụp ảnh

7. Người chạy sau sẽ ko bật pha, chỉ bật cos để không chói vào mắt người phía trước. Và trong khu đông dân cư tuyệt đối ko bật pha

8. Tuyệt đối không tự ý dừng lại kể cả đổ xăng, mặc áo mưa hay đi đái. Leader sẽ chủ động dừng lại chỗ đổ xăng và đi đái cho anh em. Vi phạm điều này phạt 2 loét mỗi lần dừng

9. Không nẹt pô gây ầm ĩ và tránh bị những đội sửu nhi trên đường khiêu khích.

10. Trời tối bắt buộc 100% đoàn mặc áo phản quang. Vi phạm điều này phạt 2 loét

11. Trên đường chúng ta phải dùng tín hiệu tay (Trong bảng dưới đây) Biker or Omer phải làm tín hiệu tay để người đi sau được biết.

12. Nhiệm vụ của chốt đoàn: Chạy sau cùng trong đoàn. Khi có thành viên nào gặp sự cố. Dừng xe báo cho leader or libero bằng bộ đàm or điện thoại. Đồng thời hỗ trợ các thành viên gặp sự cố

13. Nhiệm vụ của libero:
- Đảm bảo khoảng cách 2" giữa các thành viên trong đoàn. Nếu các mem chạy sát nhau quá phải nhắc chạy xa ra. Còn các mem chạy xa nhau quá phải nhắc chạy nhanh lên gần nhau lại ( cái này thường gặp hơn)
- Đến chỗ rẽ phải đứng lại chỉ đường rẽ cho các mem biết. Chỉ chạy bám đoàn khi người chốt đoàn đã vượt qua
- Trong trường hợp ô tô đằng trước không cho vượt, libero chạy lên ép lại xin đường và vẫy tay cho các xe khác lên

14. Nhiệm vụ của leader:
- Đảm bảo đoàn chạy xe an toàn
- Phân công sắp xếp các công việc trong đoàn
- Xử lý những tình huống trên đường và trong suốt những ngày đi

15. Nhiệm vụ của pháp chế:
-Theo dõi vầ nhận báo cáo về các member vi phạm các quy định
- Thu tiền những thành viên vi phạm

16. Nhiệm vụ của photographer
- Chụp những bức hình, góc hình đẹp trên đường khi đoàn đang di chuyển.
- Lúc nào tiện thì quay phim các cung đường đó
- Trả anh sớm lên event cho anh em

17. Nhiệm vụ của thủ quỹ
- Thu tiền của mỗi thành viên
- Chi tiền cho các khoản chi trong suốt cung đường
- Báo cáo tài chính minh bạch rõ ràng

18. Nhiệm vụ của mỗi thành viên:
- Đảm bảo về đóng góp tài chính
- Hoàn thành các nhiệm vụ đã nhận
- Thực hiện các điều trong status này và các quy định của ban pháp chế
- Có trách nhiệm chung vai góp sức trong mọi việc chung của cả đoàn



Hồi trẻ em thì thoảng chạy Dream quanh bờ hồ theo đoàn chưa biết cái này. Thấy bọn nó chạy nguy hiểm quá nên phải nhập vào đoàn để nhắc nhở mà không xuể.:)
 

Rắn Lớn

Xe điện
Biển số
OF-85163
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,978
Động cơ
446,850 Mã lực
Nơi ở
Trên ghế
Cụ khu lê lai ah,bọn e còn ngu hơn là nhảy từ đỉnh cao nhất của cầu rào xuống sông lạch tray cơ,thng nào nhảy đc thì tự hào như ng hùng ấy
Cụ nhắc đến trò nhảy cầu xưa ở quê em có ông cậu, RIP him vừa mất được hơn 100 ngày, xưa bơi khỏe nhất nhì làng. Đang SV ĐH Hàng Hải chiều nào cũng ra đấy tắm và nhảy cầu ở đấy. Một hôm sau 1 trận mưa, nước xoáy sao 1 doi cát chuyển động xoay sang vắt đúng vào chỗ ông í hay nhảy. Kết quả là chùn xương sống, liệt 2 chân suốt đời. :( :( :(
 

fromantoan

Xe tăng
Biển số
OF-8767
Ngày cấp bằng
23/8/07
Số km
1,387
Động cơ
542,975 Mã lực
Nơi ở
dưới Phòng ấy mà
Em chỉ chơi món bơi hai ba vòng hồ đào thôi, khi lên mồ hôi mới chảy ròng ròng
Chơi ngu tuổi trẻ vẫn chưa dừng ở đó cụ à. Lên đại học em vào trường hàng hải, vẫn cậy khoẻ làm càn cái món bơi lội lắm. Cuối năm thứ hai, lớp liên hoan xong chạy xe ra Đồ sơn hóng mát. 10 giờ tối rồi , trời nóng, mấy thằng rủ nhau nhảy xuống biển bơi, thể hiện dân Hàng hải mà. Thế là 1 lũ bơi ào ào, vượt qua cả phao nguy hiểm, đang bơi tự dưng thấy dưới chân nước lạnh toát ào qua, xung quanh trời thì tối đen thế là hoảng, cảm thấy dưới chân như ai rình mò. Cóng quá phải vội vàng bơi sải về. Vẫn chưa sợ, mấy tuần sau lại ra Đồ sơn buổi chiều, cả lũ lại bơi chéo từ bãi tắm khu 2 ra bến Nghiêng. Cũng xa khơ khớ nhưng bơi ếch sợ gì, đang bơi 1 chú chuột rút phải leo lên phao đèn ngồi 1 lúc cho đỡ căn cơ rồi bơi tiếp, tới khi gần bờ bến Nghiêng mới choáng, phía dưới toàn hà sắc lẻm, mấy thằng phải bơi ếch nhô đầu từ từ tiếp cận, thế mà lên bờ đầu gối thằng nào cũng toé máu. Sau đận đó thì thôi hẳn.
 

zuilendi

Xe hơi
Biển số
OF-501124
Ngày cấp bằng
28/3/17
Số km
144
Động cơ
187,410 Mã lực
Tuổi
36
Chia sẻ hay, đánh dấu đọc dần, cảm ơn cụ chủ ạ :D
 

Rắn Lớn

Xe điện
Biển số
OF-85163
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,978
Động cơ
446,850 Mã lực
Nơi ở
Trên ghế
Cụ ơi dưới đấy vẫn còn bê tông của cầu cũ bị sập ah,hay cọc bê tông khi làm cầu mới đấy nhưng nó sâu ko ảnh hưởng tới việc đi lại của tàu thuyền qua đấy mà nó còn cũng ít thôi ko phải hết cả cầu, ai đen thì nhảy vào đúng chỗ ấy
Ko cụ ơi, ông cậu em ngày nào cũng nhảy chỗ đấy, là doi cát nó chuyển nên kết luận tại số thôi! :(
 

cu.do

Xe buýt
Biển số
OF-566815
Ngày cấp bằng
2/5/18
Số km
602
Động cơ
151,593 Mã lực
Nơi ở
Hai Ba Trung
Trông cụ đi phượt mà già đi cả chục tuổi, ái ngại quá !!!:))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top