[Funland] Phượt???????

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,195 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Hôm nay nghe tin cậu thanh niên bị chết trên đường phượt Tà Năng - Phan Dũng. Nghĩ tội cho cậu đó.
Cuối tuần rảnh rỗi ngồi chia sẻ với các cụ các vấn đề về phượt. Những bài viết này từ trên Facebook của em nay xin share ra đây để chúng ta cùng thảo luận.
Em sẽ chia sẻ từ đầu. Từ những khái niệm, cho đến những cách đi làm sao cho an toàn. Dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân, tuy rằng rất ít ỏi và còn nhiều hạn chế. Các cụ bổ sung giúp
 

Tamsach

Xe điện
Biển số
OF-151494
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
2,417
Động cơ
919,074 Mã lực
Em hóng kinh nghiệm của cụ chủ
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,195 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đầu tiên em xin gửi tới khái niệm

PHƯỢT LÀ GÌ?
Dạo này lướt qua một số forum, group thấy các bạn tranh luận nhiều quá. Ông nọ chửi ông kia, bảo đi như ông không gọi là phượt, mà như tôi mới là phượt. Mà ông nào cũng viện lý do là mình đúng..... Thôi thì đêm hôm dell ngủ được mò mẫm viết về cái định nghĩa “Phượt là gì?” cho các thánh đỡ cãi nhau, và quan trọng hơn là một số bạn biết mình đi đâu và làm cái gì.
Có ông thì bảo từ “Phượt” lấy từ ghép “Lượt phượt” có nghĩa là nhếch nhác, bụi bặm. Có ông thì bảo “Phượt” có nghĩa là đi...( thậm chí hỏi cả mấy ông admin của các diễn đàn về phượt chắc dek gì đã biết nó là cái gì) Nhưng chắc là sai cmn hết vì đi du lịch bụi với chi phí thấp này nó lại dek bắt nguồn từ Vietnam.
Từ “Phượt” cũng dek phải được dịch ra ( vì làm dek gì có trong từ điển) mà là cách gọi ăn theo phong trào backpacking của mấy bạn tây lông vì các bạn ấy là ông tổ của chuyện đi du lịch bụi.
Năm 1955 mấy cậu Hippie của England University chán ngán với lối sống quy tắc đương thời, buồn buồn uống rượu rồi vô tình vớ được cuốn “The Travels of Marco Polo” trong đó ông Marco Polo này cũng chém gió về những con đường gập ghềnh, khúc khuỷu, nguy hiểm rình rập và quan trọng nhất là có rượu ngon và gái đẹp. Vốn bản tính hung hăng của bọn Ăng lê cộng với tính thích khai phá mạo hiểm trong gen thám hiểm or cướp biển còn lại. Vậy là một đám xách ba lô lên đi tàu đến Istambul và bắt đầu khám phá con đường tơ lụa như Marco Polo đã từng chém.
Nhưng SV thì làm dell gì có tiền, vậy là bọn chúng tiết kiệm chi phí một cách tối đa. Đi nhờ xe, ngủ nhờ hoặc bạ đâu ngủ đó. Còn tiền để sống ư, đi đến đâu, tạt vào xin làm thêm kiếm được chút đỉnh rồi lại nhấc mông lên đường. Chính vì thế họ ở gần với dân địa phương hơn, khám phá về những nét văn hóa đặc sắc, mới lạ của những vùng đất họ qua. Khác với những khách du lịch sang chảnh, đến đâu cũng phải luxury, nhưng có khi đến tận lúc rời đi cũng chẳng hiểu gì về văn hóa địa phương mấy. Các backpacker họ sống phóng khoáng tự do ( Khẩu hiệu là “Make love not war” mà lại). Tiền họ không có, nhưng sức khỏe và thời gian thì quá thừa nên đi nhanh hay chậm không có ý nghĩa. Quan trọng làm sao phải sống sót với cái túi rỗng tuếch. Được cái hội này ghi chép rất kỹ về những vùng đất đã qua. Ăn con gì? Thịt con nào? Cách xin đi nhờ xe ra sao? Kỹ năng sinh tồn thế nào.... và quan trọng hơn họ xây dựng được bản đồ đường đi, các cách ứng xử với nền văn hóa mới để hướng dẫn người sau đi một cách tỷ mỉ. Chính Maureen và Tony Wheeler, hai vợ chồng đồng sáng lập của Lonely Planet sau này cũng là những con người trải qua như thế.
Tin tức bay về London rồi bay ra khắp nơi, hội hippie này nổi tiếng đến nỗi người ta đổi cmn con đường Tơ lụa của Marco Polo thành Hippie trail như thể chính bọn chúng mới là nguời khai phá con đường đó. Lập tức cả tây Âu và bắc Mỹ đổ dồn vào con đường Hippie trail này. Từng ngày các chàng SV đeo ba lô trên lưng đổ dồn về châu Á. Vậy là khái niệm backpacking ra đời từ đó.
Đang lúc phong trào lên cao thì đùng một cái con đường bị cắt đứt dek phải do quần chúng nhân dân của các nước nơi có con đường Hippie đi qua bức xúc. Thật ra người ta cũng thik bcm, các cô gái châu Á nay biết mùi các anh châu Âu to cao, khi đi lại để lại cho họ những đứa con lai xinh xắn. Những ông bà già vùng sâu vùng xa nơi không có ánh sáng của đảng dẫn đường, thì nay cũng được tiếp xúc với nền văn hóa mới, làm dịch vụ cho họ cũng kiếm được chút đỉnh... Mà con đường bị cắt đứt do các vấn đề chính trị. Từ cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran tới việc Liên Xô xâm lược Afghanistan, nội chiến Lebanon, chiến tranh Iran - Iraq... làm cho con đường bị gián đoạn không đi được nữa.
Nhưng dek sao, không đi bộ thì ta đi máy bay. Vào những thập niên 90 Thailand nổi lên với vùng đất thu hút khách du lịch châu Âu với những cái giá rẻ không tưởng. 5 USD cho một cô gái châu Á, thế là mấy ông tây Lông lại lên cơn thèm và đổ xô về Thailand dần dần lan tỏa ra các nước châu Á khác.
Buổi khởi đầu của dân backpacker là như thế. Nhưng theo thời gian cũng bị thay đổi và biến tướng đi khá nhiều. Họ tìm những con đường mới. Châu Á không phải là điểm đến bắt buộc nữa, họ chuyển sang châu Phi, nam Mỹ (Gringo trail) hay đơn giản là chỉ là loanh quanh khám phá những điều mới mẻ ngay trong nước họ.
Cách thức đi cũng thay đổi nhiều. Hiện nay chỉ còn 3 dạng backpacker chính:

1. Original packing
Những người này họ không có tiền trong túi, đi nhờ các quan hệ trên mạng xã hội ( giới thiệu nhà nghỉ free, chỗ kiếm việc....) Họ sẵn sàng ở một thành phố, một quốc gia với thời gian không giới hạn. Họ ở đủ để hiểu văn hóa bản địa và kiếm được chút tiền rồi lên đường tiếp. Ngày nay một số nước cấp visa kèm theo work permit ( tất nhiên là hạn chế) nên họ dễ kiếm việc làm. Còn quốc gia nào ko cấp work permit thì họ làm chui. Tôi đánh giá đây mới đúng nghĩa là phượt vì đi như họ có sự trải nghiệm, am hiểu văn hóa các vùng miền và đầy rẫy kiến thức sống. Vietnam mình có em Huyền chíp là đi kiểu này.
Tất nhiên đi kiểu này phải có: Sức khỏe, thông thạo ngôn ngữ, kỹ năng sống và quan trọng nhất là máu liều

2. Flashpacking
Những người này cũng gần giống như original packing, tuy nhiên họ đi với đầy đủ các thiết bị điện tử trong tay và có một số tiền nhất định. Họ cũng lang thang các nơi, ăn ở với nguời dân bản địa nhưng không quá chú trọng vào việc kiếm tiền đi tiếp. Tuy nhiên chi phí cũng ở mức tối thiểu

3. Poshpacking
Họ là những người có tiền, nhưng thiếu thời gian và sức khỏe. Họ cũng đi đến những vùng đất lạ, tìm hiểu văn hóa, lịch sử bản địa và ngắm cảnh, thư giãn sống phóng khoáng tự do. Xin đừng nhầm với những người đi đến đâu chỉ cốt chụp ảnh check in rồi về chém gió lấy số má. Đi kiểu thể gọi là tourist chứ không phải backpacking nữa
Nói chung có rất nhiều cách đi, tùy thuộc vào túi tiền, sức khỏe hay sở thích của các bạn. Vào mùa hè ở châu Âu các bạn SV xách ba lô lên và làm backpacker rất nhiều. Kể cả con nhà giầu có, vì họ muốn tự lập, trải nghiệm. (Ngay như Tổng thống Hoa kỳ Obama cũng cho cô con gái thứ 2 đi làm thu ngân ở một nhà hàng để trải nghiệm cuộc sống)
Nhưng dù như thế nào đi đến đâu hãy tỏ ra là người có văn hóa để có thể vỗ ngực nói rằng “I am Vietnamese”
PS: Post cái ảnh Hippie rail lên cho mọi người biết thủa ban đầu họ đi phượt như thế nào




 

namdq

Xe container
Biển số
OF-27589
Ngày cấp bằng
17/1/09
Số km
5,547
Động cơ
525,425 Mã lực
Em hóng mặc dù em chả biết phượt nó là cái giề
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,844
Động cơ
275,034 Mã lực
Giờ mghe từ "phượt" là em thấy gợn gợn, không khoái lắm!
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,195 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Nói chung là đi phượt không dành cho những kẻ thiếu kỹ năng và vô tổ chức.
Cái phong trào phượt phịch dạo này nổi lên rất nhiều. Các em, các cháu vừa rời vòng tay gia đình. Chẳng được training gì về kỹ năng sinh tồn cơ bản (Basic survival skills). Nhưng theo phong trào đi thì cũng đi mà chẳng biết con đường đó nó đi tới đâu? Khó khăn chờ đợi trên mỗi cung đường là gì? Và mình tham gia với nhóm nào? Kinh nghiệm của những người trong nhóm ra sao?.....
Mỗi một cung đường một cách đi nó có sự khác biệt rất lớn. Trên thực tế nó có những loại đi như sau:
Backpacking: là danh từ chung chỉ kiểu đi bal lô. Có thể đi nước ngoài, đi trong nước. Nhưng dù đi kiểu gì cũng phải biết trước kế hoạch mình sẽ đi những cung đường nào? Đi ra sao?....
Từ khái niệm backpacking đó nó đẻ ra những khái niệm con như sau
I. Walking:
Đi bộ, nghe thì đơn giản nhưng thật sự nó là cả một quá trình. Nên xác định một cách nghiêm túc. Đi đâu? Bao nhiêu km, đoạn đường đi như thế nào? Từ đó lên kế hoạch chuẩn bị một cách chu đáo cho hành lý mang trên người và quan trọng nhất là nước và giầy. Walking thường là đi vào nhẹ nhàng trong vùng có người ở. Còn nếu đi vào vùng hoang dã thì nó chuyển sang kiểu sau là hiking mất rồi



 

namdq

Xe container
Biển số
OF-27589
Ngày cấp bằng
17/1/09
Số km
5,547
Động cơ
525,425 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,195 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
II. Hiking:
Cái này tương tự như walking, nhưng đi dài hơn, ngày qua ngày và thường đi vào vùng hoang dã với địa hình bằng phẳng không quá phức tạp.
Nói thế nhưng hiking không phải là an toàn mà cần phải chuẩn bị trước tương đối nhiều:
- Lương thực: Tính lượng calo tối thiểu và tối đa/ ngày có thể mang được. Từ đó tránh việc mang quá nặng => mất sức. Hoặc mang quá ít => không đủ nhu cầu cho cơ thể. Thông thường ở nam giới trưởng thành. Nhu cầu của cơ thể là 2.500 kcal/ ngày. Trong trường hợp vận động nặng nhu cầu này có thể cần gấp rưỡi. Cứ như thế các bạn tính ra trong chuyến đi bạn cần bao nhiêu cho đủ
- Nước uống: (Cái này rất quan trọng vì ko có nước các bạn có thể kiệt sức mà tèo cmnl). Nhu cầu của cơ thể tối thiểu là 1.5l nước/ ngày. Nên các bạn phải tính cho kỹ. Nếu mang nhiều quá thì nặng, mang ít quá thì thiếu. Tốt nhất trên các cung đường định đi, nên tìm hiểu xem có nguồn nước ko? Nguồn nước đó có thể uống được không?
- Tìm hiểu quy định và luật pháp của vùng đất khi đi. Nên tìm hiểu vùng đất bạn đi qua có được phép đốt lửa không? Có đi qua vùng đất tư (Private property) nào ko? Có phải xin phép đi vào không? Nếu bạn ko xin phép đi qua vùng đất tư thì một là bạn sẽ phải đi vòng tránh (mất thời gian dài) còn nếu bạn cố tình xâm nhập. Có thể bạn bị bắn chết
- Ngoài ra bạn hãy chuẩn bị theo Ten Esentials. Nó là cái gì tôi sẽ nói sau




 

namdq

Xe container
Biển số
OF-27589
Ngày cấp bằng
17/1/09
Số km
5,547
Động cơ
525,425 Mã lực
Nói chung là đi phượt không dành cho những kẻ thiếu kỹ năng và vô tổ chức.
Cái phong trào phượt phịch dạo này nổi lên rất nhiều. Các em, các cháu vừa rời vòng tay gia đình. Chẳng được training gì về kỹ năng sinh tồn cơ bản (Basic survival skills). Nhưng theo phong trào đi thì cũng đi mà chẳng biết con đường đó nó đi tới đâu? Khó khăn chờ đợi trên mỗi cung đường là gì? Và mình tham gia với nhóm nào? Kinh nghiệm của những người trong nhóm ra sao?.....
Mỗi một cung đường một cách đi nó có sự khác biệt rất lớn. Trên thực tế nó có những loại đi như sau:
Backpacking: là danh từ chung chỉ kiểu đi bal lô. Có thể đi nước ngoài, đi trong nước. Nhưng dù đi kiểu gì cũng phải biết trước kế hoạch mình sẽ đi những cung đường nào? Đi ra sao?....
Từ khái niệm backpacking đó nó đẻ ra những khái niệm con như sau
I. Walking:
Đi bộ, nghe thì đơn giản nhưng thật sự nó là cả một quá trình. Nên xác định một cách nghiêm túc. Đi đâu? Bao nhiêu km, đoạn đường đi như thế nào? Từ đó lên kế hoạch chuẩn bị một cách chu đáo cho hành lý mang trên người và quan trọng nhất là nước và giầy. Walking thường là đi vào nhẹ nhàng trong vùng có người ở. Còn nếu đi vào vùng hoang dã thì nó chuyển sang kiểu sau là hiking mất rồi



Em đồng ý với cụ việc các cháu mới rời xa gia đình chưa có kỹ năng thậm chí tham gia Giao Thông còn không tuân thủ thì em nghĩ các diễn đàn về vấn đề này nên làm sao để giải quyết tình trạng như hiện nay!
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,195 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
III. Trekking:
Nếu như hiking là đi theo đường mòn có sẵn thì đi trekking hầu như là bạn đi vào nơi hoàn toàn hoang dã. Phải dùng dao chặt cây cối, tự tìm đường mòn mà đi. Cách đi này chỉ dành cho những người có kinh nghiệm và có những kỹ năng sinh tồn cơ bản. Nhưng tới một vùng đất lạ tốt nhất cũng không nên chủ quan. Hãy thuê những người địa phương dẫn đường.
Về sự chuẩn bị thì ngoài những vật dụng cần thiết phải chuẩn bị cực kỳ chu đáo ra còn phải rèn luyện sức khoẻ chuẩn bị cho chuyến trek sắp tới. Về chuẩn bị đồ thì theo Ten Esentials như sau:
1. NAVIGATION – Map, compass, and GPS system
Thiết bị định vị, dẫn đường. Tránh bị đi lạc trong rừng
2. SUN PROTECTION – Sunglasses, sunscreen, and hat
Ngoài những chức năng chống nắng, chống tia UV... ra, kính râm còn giúp ta chống chói khi đi ngược về phía mặt trời.
3. INSULATION – Jacket, hat, gloves, rain shell, and thermal underwear
Áo giúp ta chống bị côn trùng cắn, bị cành cây cứa vào da. Găng tay giúp chúng ta khi leo bám sẽ không bị đau lòng bàn tay.... Ngoài ra ban đêm nhiệt độ ở một số nơi xuống rất nhanh. Nên bộ đồ lót giữ nhiệt là giải pháp tốt.
4. ILLUMINATION – Flashlight, lanterns, and headlamp
Các loại đèn: Đèn flash để soi rọi, cần thiết phát tín hiệu SOS. Đèn xách tay, đèn treo và đèn đeo đầu để khi cần thiết dùng hai tay vào việc khác
5. FIRST-AID SUPPLIES – First Aid Kit
Túi cứu thương. Trong đó gồm bông, băng, cồn sát khuẩn, nẹp (nếu ko may bị gãy chân tay) các loại kháng sinh, thuốc giảm đau, tiẻu chảy....
Cái này nên có hai loại. 1 túi lớn cho cả đoàn và mỗi cá nhân nên có 1 túi nhỏ
6. FIRE – Matches, lighter and fire starters
Bật lửa diêm và những công cụ lấy lửa. Hiẹn tại các cửa hàng đồ phượt bán rất nhiều các loại diêm chống ẩm. Hay trên nhiều web site cũng bán rất nhiều bật lửa Hands free. Các bạn nên mua loại này. Và bắt buộc phải có trong hành lý mỗi cá nhân
7. REPAIR KIT AND TOOLS – Duct tape, knife, screwdriver, and scissors
Dao, kéo, băng dính, tô vít và các loại tools. Nên mua 1 con dao đa chức năng của Thuỵ Sĩ. Sẽ rất gọn nhẹ chắc chắn và chất lượng rất tốt (Tránh mua đồ Tàu). Và công dụng của chúng thù khỏi phải nói
8. NUTRITION - Food
Thức ăn: như tôi đã nói ở trên. Ngoài ra nên mang theo chocolate sẽ giúp bạn hồi sức rất nhanh
9. HYDRATION – Water and water treatment supplies
Nước: Hiện nay trên thị trường bán nhiều loại ba lô hay túi đựng nước cài trong ba lô. Các bạn nên dùng những thứ này. Nó thật sự hữu dụng khi các bạn đang phải một tay bám, một tay chống gậy đi đường.
Nên uống trước khi khát và uống từng ngụm nhỏ
Tốt nhất hãy mua dụng cụ lọc nước cá nhân
10. EMERGENCY SHELTER – Tent, space blanket, tarp, and bivy
Lều, chăn, túi ngủ....
Nếu bạn đi theo đoàn thì 3-4 người dùng chung một lều. Còn nếu bạn đi một mình thì dùng bivy sack là tiện nhất, vì nó khá nhẹ. Còn lều mà nhẹ thì lại đắt, thế mới nhục

Ngoài 10 vật dụng thiết yếu ra. Recommend các bạn mang thêm:
1. Dao đi rừng: nên mua dao Mèo khá tốt. Dùng để phạt cây lấy lối đi và khi cần cũng là vũ khí phòng vệ
2. Gậy trekking: Nếu có điều kiện hãy mua gậy của hãng. Vì những chiếc này ngoài những tác dụng khi cần rút gọn lại được. Nó lại còn rất dẻo, có thể uốn cong mà không bị gãy.
3. Dây các loại: cái này tôi không hiểu sao họ không đưa vào 10 vật dụng thiết yếu. Vì nó cực kỳ quan trọng trong mỗi chuyến đi. Có thể làm được rất nhiều việc với sợi dây dù đó
4. Còi cứu hộ: Khi không may bạn bị lạc đường thì cái còi thực sự hữu ích




 
Chỉnh sửa cuối:

matiz99

Xe tải
Biển số
OF-34928
Ngày cấp bằng
9/5/09
Số km
437
Động cơ
478,770 Mã lực
E nhớ ko nhầm thì có lần cụ Tùng đã định nghĩa từ “Phượt” ở thớt nào đó rồi thì phải?
 

Hoàng Trang

Xe trâu
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
31,327
Động cơ
1,194,880 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thread hay, cảm ơn cụ đã chia sẻ. Em xin phép đánh dấu ạ.
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,195 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ KHI ĐI TREKKING
1. Không xả rác bừa bãi
2. Xả thải phải đúng chỗ ko gây ảnh hưởng môi trường. VD khi đi đại tiện thù đào 1 cái lỗ sâu chừng 20cm đi xong lấp lại. Lưu ý tránh xa nguồn nước khoảng 60m trở lên
3. Một số công viên quốc gia họ yêu cầu: Không để lại dấu vết. Nên trước khi rời khỏi khu cắm trại hãy xoá sạch mọi dấu vết trả về như khi bạn chưa từng đến
4. Khi nhóm lửa cẩn thận tránh cháy rừng
5. Khi đi qua đường mòn nhỏ hay cây cầu nhỏ mà chỉ đi được 1 chiều. Hành xử theo nguyên tắc sau:
- Đoàn đang leo dốc qua trước
- Đoàn ít người qua trước
- Hỗ trợ những người cùng đoàn or khác đoàn vượt qua khó khăn
6. Trên đường đi nên chia sẻ với những đoàn ngược chiều về những chướng ngại vật mình đã gặp.
7. Không nên nói to ầm ĩ gây sợ cho thú hoang
8. Không chặt cây, phá rừng bừa bãi
9. Khi cần vượt suối phải xem sức mạnh và dòng chảy của lũ. Thông thường người có kinh nghiệm vượt suối trước. Cầm theo sợi dây dù. Một đầu buộc bên này suối. Khi vượt suối xong buộc vào bên kia suối. Cả đoàn từng người một bán dây sang. Người cuối cùng sang. Tháo dây bên này và cuộn theo người đi sang
IV. Climb mount
Leo núi đòi hỏi là những vận động viên chuyên nghiệp, có sức khoẻ tập luyện thường xuyên và có quy trình nhất định. Tôi không có kinh nghiệm về chuyện này nên không dám chia sẻ cùng các bạn



 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,195 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
CÁCH TỔ CHỨC ĐI THEO ĐOÀN

Thông thường mỗi một đoàn đi dù cho là walking, hiking hay trekking không nên quá đông. Chỉ nên tối đa là 5-6 người, như thế là vừa đủ để hỗ trợ nhau.
Trong đoàn cũng không nên có quá nhiều newbie. Chỉ nên có 1 or tối đa 2 newbie là đủ.
Bầu 1 người có kinh nghiệm làm leader. Và trong suốt chuyến đi nên tuyệt đối tuân thủ các quy định của nhóm và ý kiến của leader. Giống như tuân thủ ý kiến của thuyền trưởng trên con tàu vậy.
Lên kế hoạch trước khi đi, càng tỷ mỷ, chu đáo càng tốt.
Đi đầu đoàn thường là người có kinh nghiệm hay người dẫn đường. Người đi thứ 2 thường là người ít kinh nghiệm nhất. Người chốt đoàn thường là người phải có nhiều kinh nghiệm từ chuyện đi rừng hay chuyện sơ cứu nếu ko may trong đoàn xảy ra tình huống xấu. Và người này phải đảm bảo mọi thành viên không bị lạc.
Khi đi không cốt lấy tốc độ là chính. Mà đi chậm rãi, chắc chắn từng bước chân. Cả đoàn hỗ trợ nhau, nhất là cho những thành viên mới
Phân chia rõ ràng công việc của từng thành viên trong đoàn theo thế mạnh từng người






 

BMW2006

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-316568
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
2,302
Động cơ
310,376 Mã lực
Em thấy mục đích tối thượng của phượt là du lịch giá rẻ + PHỊCH.

Và nó đc nguỵ trang dưới vô số các mĩ từ như đam mê...tuổi trẻ...khám phá...xyz j đó :))
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,844
Động cơ
275,034 Mã lực
Hỏi mấy cháu đi phuợt thì các cháu ngoác mồm ra với các mỹ từ (như cụ trên nói): đam mê, khám phá, can đảm, tự tin, ...
Ôi đệch, các cháu ...!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top