Cầu Hiền Lương - Vĩ tuyến 17. Biểu tượng của nỗi đau chia cắt dân tộc
"Cách một con sông mà đó thương đây nhớ
Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa"
Đi đến sông Bến hải tôi dừng xe lại bờ phía nam và vào thăm khu di tích Vĩ tuyến 17 và cầu Hiền lương. Ở đây có những điều rất thú vị ngoài cuộc chiến tranh bom đạn ra cây cầu này còn có cuộc chiến mầu sắc, cuộc chiến quốc kỳ và cuộc chiến âm thanh.
Khi VNCH sơn cầu mầu gì thì y như rằng VNDCCH lại sơn lại phía bên này cầu y hệt như mầu đó ý muốn liền mạch và biểu lộ mong muốn thống nhất đất nước. Cụ thuể như lúc đầu phiá VNCH sơn mầu sanh thì VNDCCH cũng liền sơn lại nửa kia mầu xanh cho giống. Khi VNCH sơn lại cầu mầu nâu thì VNDCCH cũng sơn lại mầu nâu. Cứ thế cây cầu liên tục chuyển mầu cho đến năm 1975 toàn bộ cây cầu được sơn mầu xanh thống nhất và không thay đổi cho đến ngày hôm nay.
Ngoài ra hai bên còn có cuộc chiến âm thanh và cuộc chiến quốc kỳ. Hễ bên này có loa nào là bên kia phải đầu tư những hệ thống loa có công suất lớn hơn nhằm tuyên truyền cho bà con hai bên sông. Còn cuộc chiến quốc kỳ cũng thế, không chỉ đua nhau treo cờ cao hơn mà hai bên còn đua nhau cả hệ thống chiếu sáng để cả ngày lẫn đêm đều nhìn rõ ngọn quốc kỳ
...
Đứng trên cây cầu lịch sử này tôi nói với con trai
"Ngày nay hai bố con mình mất có hơn một phút để đi qua cầu, nhưng dân tộc mình đã phải mất 21 năm mới đi qua được cây cầu này và được đánh đổi bằng máu của hàng triệu người con ạ"