- Biển số
- OF-53430
- Ngày cấp bằng
- 22/12/09
- Số km
- 9,951
- Động cơ
- 539,155 Mã lực
Thành cổ Quảng trị dấu ấn của trận chiến
Hồi còn nhỏ, tôi thường xuyên lân la sang nhà hàng xóm nghe người lính già kể chuyện về những ngày tháng ông đã chiến đấu anh dũng ở trận đánh thành cổ Quảng trị. Nhưng hồi đó còn quá nhỏ nên tôi không hiểu lắm về cuộc chiến này chỉ cần cuối cùng hỏi một câu: "Bác ơi cuối cùng quân ta thắng hay quân địch thắng ạ?" và nhận được câu trả lời: "Quân ta thắng nhưng quân ta rút quân để bảo toàn lực lượng rồi để sau này giải phóng miền nam cháu ạ". Hồi đó tôi đâu có hiểu gì về lực lượng, về chiến tranh. Chiến tranh với bọn trẻ ở phố nhà tôi chỉ là trò đánh trận giả. Thằng nào bị cho vào phe địch là không thích, thằng nào cũng muốn làm chú bộ đội để sau này cầm súng bắn nhau "bùm! bùm!". Lớn lên một chút mải học hành rồi ra trường đi làm cuộc sống cứ cuốn trôi đi. Cũng không mường tượng được gì về sự khủng khiếp của chiến tranh và hậu quả của nó. Hôm nay đến đây đứng trước đống đổ nát của thành cổ tôi không đi tìm những cái mới, những cái được người ta xây lại. Mà tôi ngẩn ngơ đứng trước vẻ đổ nát, nhìn từng viên gạch, từng ngọn cỏ vì mỗi viên gạch mỗi ngọn cỏ nơi đây đều có linh hồn của những người lính cả hai phe ngã xuống vì những lý tưởng riêng, những ý thức hệ riêng. Nhưng trên hết họ đều là những người lính Việt nam hoàn thành nghĩa vụ công dân của mình
Qua sông Thạch hãn xin mượn mấy vần thơ của bác Lưu Bá Dương để mô tả cuộc chiến khốc liệt cũng như cầu cho vong linh của những người lính
Hồi còn nhỏ, tôi thường xuyên lân la sang nhà hàng xóm nghe người lính già kể chuyện về những ngày tháng ông đã chiến đấu anh dũng ở trận đánh thành cổ Quảng trị. Nhưng hồi đó còn quá nhỏ nên tôi không hiểu lắm về cuộc chiến này chỉ cần cuối cùng hỏi một câu: "Bác ơi cuối cùng quân ta thắng hay quân địch thắng ạ?" và nhận được câu trả lời: "Quân ta thắng nhưng quân ta rút quân để bảo toàn lực lượng rồi để sau này giải phóng miền nam cháu ạ". Hồi đó tôi đâu có hiểu gì về lực lượng, về chiến tranh. Chiến tranh với bọn trẻ ở phố nhà tôi chỉ là trò đánh trận giả. Thằng nào bị cho vào phe địch là không thích, thằng nào cũng muốn làm chú bộ đội để sau này cầm súng bắn nhau "bùm! bùm!". Lớn lên một chút mải học hành rồi ra trường đi làm cuộc sống cứ cuốn trôi đi. Cũng không mường tượng được gì về sự khủng khiếp của chiến tranh và hậu quả của nó. Hôm nay đến đây đứng trước đống đổ nát của thành cổ tôi không đi tìm những cái mới, những cái được người ta xây lại. Mà tôi ngẩn ngơ đứng trước vẻ đổ nát, nhìn từng viên gạch, từng ngọn cỏ vì mỗi viên gạch mỗi ngọn cỏ nơi đây đều có linh hồn của những người lính cả hai phe ngã xuống vì những lý tưởng riêng, những ý thức hệ riêng. Nhưng trên hết họ đều là những người lính Việt nam hoàn thành nghĩa vụ công dân của mình
Qua sông Thạch hãn xin mượn mấy vần thơ của bác Lưu Bá Dương để mô tả cuộc chiến khốc liệt cũng như cầu cho vong linh của những người lính
Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm