Phuot bằng pcx

chaulg81

Xe tăng
Biển số
OF-407210
Ngày cấp bằng
27/2/16
Số km
1,533
Động cơ
237,752 Mã lực
Tuổi
62
Tất cả oto ,xe máy khi sản xuất là họ đã tính toán hết cho người sử dụng,cụ cứ yên tâm mà đi.
Em đã chạy Vespa GTS đi thường xuyên đường đèo núi( Đồng v,mèo vạc,HSP vv..vv)chạy xe ga rất yên tâm,an toàn,có yếm ko bẩn quần áo( chạy đường dài xe có kính chắn gió thì tuyệt vời)
Lưu ý khi xưống dốc bắt buộc phải mớm ga cho bám côn( tốc độ dưới 10-15km là côn tự ngắt) mỗi lần côn ngắt lại phải ga cho bám côn
Kiểm tra côn,dây cô roa trước khi đi xa,
Chúc cụ chủ có chuyến đi an toàn.
Cam ơn bạn đã chia sẻ kinh nghiệm này. Để tìm chỗ mua cái kính chắn gió nữa.. Kg biết bao nhiêu tiền nhỉ
 

van_ly

Xe buýt
Biển số
OF-166643
Ngày cấp bằng
13/11/12
Số km
891
Động cơ
354,956 Mã lực
Phượt bằng PCX vô tư nhé, cháu đã đi PCX vượt hết các đèo Tây Bắc: Hà Giang, Mã Pí Lèng, Ô quy Hồ, Y Tý, Khau Phạ, rồi Tây trường sơn, Tây Nguyên. Đèo Đà Lạt thì còn thoải hơn đèo Tây bắc nên yên tâm.
Đi xe tay ga đổ đèo ko thể bằng xe côn được và cần phải có kinh nghiệm đặc biệt là khi đổ đèo xuống dốc, phải biết hãm bằng côn ( khi đổ đèo cần vê ga một chút để côn bám và sẽ thấy máy ghì xe lại) khi bắt đầu xuống dốc nên đi tốc độ chậm và độ đèo duy trì tốc độ 30-50 thôi. Nói chung các đèo trên đường tỉnh lộ, quốc lộ ng ta đã thiết kế các thông số để đảm bảo về độ dốc, bán kính cong, siêu cao nên xe ga đi được hết chỉ tránh các đường offroad và đường làng độ dốc và góc cua quá lớn chả có tiêu chuẩn nào thì ko nên đi xe ga rất nguy hiểm.
Năm ngoái em leo đèo Ômega ở Đà Lạt đây, đây là đỉnh cao nhất đèo 1500 m


 

van_ly

Xe buýt
Biển số
OF-166643
Ngày cấp bằng
13/11/12
Số km
891
Động cơ
354,956 Mã lực
Kinh nghiệm của người dân tộc là khi đổ đèo buộc theo sau xe một cái cành cây to để nó quệt xuống đường làm phanh cho, đỡ hại phanh của xe mà cũng an toàn :)
Cụ học kinh nghiệm ai ko học lại học kinh nghiệm của dân tooc. Ho quen đường, ngày nào cũng đi khác. Buộc cành cây đổ đèo vào cua, cành cây nó văng xuống vực là kéo luôn xe xuống đấy, hay đoạn dốc quá mà cây quá nặng là nó còn phi lên trước kéo xe cụ theo cơ :))
 

Minh Quân 2007

Xe máy
Biển số
OF-480568
Ngày cấp bằng
29/12/16
Số km
77
Động cơ
196,070 Mã lực
Tuổi
30
e khuyên cụ chủ là k nên, hại xe lắm cụ ạ.
 

Hoàng Tuấn1209

Xe đạp
Biển số
OF-482335
Ngày cấp bằng
5/1/17
Số km
16
Động cơ
194,760 Mã lực
Tuổi
30
E lại hại phanh lắm cụ ạ, theo e thì cụ k nên mạo hiểm.
 

international

Xe buýt
Biển số
OF-74476
Ngày cấp bằng
3/10/10
Số km
900
Động cơ
432,336 Mã lực
Xe ga phượt thoải mái cụ ơi, vừa rồi em còn đi con Suzuki Hayate SS đến tận Luang Prabang (Lào) cơ, mà đi đèo ở Lào mệt và hãi hơn ở VN nhiều. Đi đèo bằng xe ga chỉ khác xe số và xe côn tay ở mỗi món kĩ thuật hãm tốc khi đổ đèo dài.
Nếu cụ để ý thì khi cụ giảm ga thì xe ga thường bị ghì lại mạnh đến còn khoảng 15km/h xe sẽ hẫng 1 chút và quán tính trôi như ko bị ghì nữa, đấy là lúc côn nhả ko bám nữa. Vậy nên khi đổ đèo bằng xe ga ta giảm tốc = cách kết hợp 2 thứ đó là lực phanh và lực ghì khi giảm ga:
1. Với lực ghì khi giảm ga: Nếu thấy xe bị hẫng ko có lực ghì lại thì cụ phải hơi ga lên 1 chút để côn bám lại rồi lại nhả ga.
2. Với lực phanh: Dốc ngắn và ko liên tục thì cụ rà phanh cũng ok, gặp dốc dài liên tục nếu rà phanh sẽ gây nóng phanh và mất phanh (nguy hiểm chính là điểm này) vậy nên với dốc dài thì cụ ko nên rà phanh mà phải nhấp phanh dứt khoát nhanh mạnh để xe khựng lại và nhả phanh để phanh tỏa nhiệt làm nguội, cứ lặp lại quy trình phanh nhấp nhả cho mỗi khi xe từ trạng thái khựng lại cho đến khi lại trôi đến vận tốc mà cụ thấy sợ (thường là 60km/h).

Lưu ý chung cho tất cả các loại xe:
1: Khi đang nghiêng xe vào cua thì ko được phanh gấp, cùng lắm chỉ rà phanh và nếu cảm nhận thấy bánh xe bị trượt thì phải bỏ phanh ngay. Nếu cần phanh gấp thì nhớ bẻ người và xe về trạng thái thẳng xe kéo bị trượt bánh mà ngã.
2: Khi thấy xe phanh ko ăn nữa mà tốc độ trôi xe cao ko dừng đc, nguy hiểm thị nên xác định chủ động nhảy ra khỏi xe, chấp nhận bị ngã có thể trầy xước và để xe đổ trượt trên đường có thể hỏng xe nhưng vẫn là lựa chọn an toàn hơn so với việc rơi xuống vực hoặc đâm vào xe khác.
 

chaulg81

Xe tăng
Biển số
OF-407210
Ngày cấp bằng
27/2/16
Số km
1,533
Động cơ
237,752 Mã lực
Tuổi
62
Xe ga phượt thoải mái cụ ơi, vừa rồi em còn đi con Suzuki Hayate SS đến tận Luang Prabang (Lào) cơ, mà đi đèo ở Lào mệt và hãi hơn ở VN nhiều. Đi đèo bằng xe ga chỉ khác xe số và xe côn tay ở mỗi món kĩ thuật hãm tốc khi đổ đèo dài.
Nếu cụ để ý thì khi cụ giảm ga thì xe ga thường bị ghì lại mạnh đến còn khoảng 15km/h xe sẽ hẫng 1 chút và quán tính trôi như ko bị ghì nữa, đấy là lúc côn nhả ko bám nữa. Vậy nên khi đổ đèo bằng xe ga ta giảm tốc = cách kết hợp 2 thứ đó là lực phanh và lực ghì khi giảm ga:
1. Với lực ghì khi giảm ga: Nếu thấy xe bị hẫng ko có lực ghì lại thì cụ phải hơi ga lên 1 chút để côn bám lại rồi lại nhả ga.
2. Với lực phanh: Dốc ngắn và ko liên tục thì cụ rà phanh cũng ok, gặp dốc dài liên tục nếu rà phanh sẽ gây nóng phanh và mất phanh (nguy hiểm chính là điểm này) vậy nên với dốc dài thì cụ ko nên rà phanh mà phải nhấp phanh dứt khoát nhanh mạnh để xe khựng lại và nhả phanh để phanh tỏa nhiệt làm nguội, cứ lặp lại quy trình phanh nhấp nhả cho mỗi khi xe từ trạng thái khựng lại cho đến khi lại trôi đến vận tốc mà cụ thấy sợ (thường là 60km/h).

Lưu ý chung cho tất cả các loại xe:
1: Khi đang nghiêng xe vào cua thì ko được phanh gấp, cùng lắm chỉ rà phanh và nếu cảm nhận thấy bánh xe bị trượt thì phải bỏ phanh ngay. Nếu cần phanh gấp thì nhớ bẻ người và xe về trạng thái thẳng xe kéo bị trượt bánh mà ngã.
2: Khi thấy xe phanh ko ăn nữa mà tốc độ trôi xe cao ko dừng đc, nguy hiểm thị nên xác định chủ động nhảy ra khỏi xe, chấp nhận bị ngã có thể trầy xước và để xe đổ trượt trên đường có thể hỏng xe nhưng vẫn là lựa chọn an toàn hơn so với việc rơi xuống vực hoặc đâm vào xe khác.
Cam ơn bạn hướng dẫn rất chi tiết kg ngo đi đeo bằng xe ga lại phức tạp vậy
 
Biển số
OF-487015
Ngày cấp bằng
6/2/17
Số km
241
Động cơ
193,810 Mã lực
Tuổi
38
Mình đi dốc tam đảo kéo ga ầm ầm vẫn lên tới đỉnh đó thôi , mình đi sh .
Lúc xuống mình cho đổ đèo ko kéo tay ga , đến đoạn khuất bấm còi , nếu bên kia ko bóp còi trả lời là ko có người .
Cả đoạn dốc mình chỉ bóp phanh 3 4 lần , về tiệm bảo dưỡng má phanh ko có bị mòn .
Nói chung cứ tự tin mà đi đi .
Nhiều cháu đi xe số mà lên đèo thấy còn yếu hơn xe ga .
 

chaulg81

Xe tăng
Biển số
OF-407210
Ngày cấp bằng
27/2/16
Số km
1,533
Động cơ
237,752 Mã lực
Tuổi
62
Mình đi dốc tam đảo kéo ga ầm ầm vẫn lên tới đỉnh đó thôi , mình đi sh .
Lúc xuống mình cho đổ đèo ko kéo tay ga , đến đoạn khuất bấm còi , nếu bên kia ko bóp còi trả lời là ko có người .
Cả đoạn dốc mình chỉ bóp phanh 3 4 lần , về tiệm bảo dưỡng má phanh ko có bị mòn .
Nói chung cứ tự tin mà đi đi .
Nhiều cháu đi xe số mà lên đèo thấy còn yếu hơn xe ga .
Được người đi trước chỉ cho kinh nghiệm vẫn tốt hơn.. Tự tin tin có khi thành điếc không sợ súng... Vậy là ổn bây giờ chỉ còn áp dung thực tế. Cảm ơn mọi người
 

international

Xe buýt
Biển số
OF-74476
Ngày cấp bằng
3/10/10
Số km
900
Động cơ
432,336 Mã lực
Cam ơn bạn hướng dẫn rất chi tiết kg ngo đi đeo bằng xe ga lại phức tạp vậy
Có gì phức tạp đâu cụ, nó tương tự xe số mà, chỉ khác là khi thấy côn ko bám mất lực ghì xe thì ga lên tí để côn bám lại thôi ạ. Còn mấy kĩ thuật phanh thì áp dụng cho tất cả các loại xe.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top