Xe ga phượt thoải mái cụ ơi, vừa rồi em còn đi con Suzuki Hayate SS đến tận Luang Prabang (Lào) cơ, mà đi đèo ở Lào mệt và hãi hơn ở VN nhiều. Đi đèo bằng xe ga chỉ khác xe số và xe côn tay ở mỗi món kĩ thuật hãm tốc khi đổ đèo dài.
Nếu cụ để ý thì khi cụ giảm ga thì xe ga thường bị ghì lại mạnh đến còn khoảng 15km/h xe sẽ hẫng 1 chút và quán tính trôi như ko bị ghì nữa, đấy là lúc côn nhả ko bám nữa. Vậy nên khi đổ đèo bằng xe ga ta giảm tốc = cách kết hợp 2 thứ đó là lực phanh và lực ghì khi giảm ga:
1. Với lực ghì khi giảm ga: Nếu thấy xe bị hẫng ko có lực ghì lại thì cụ phải hơi ga lên 1 chút để côn bám lại rồi lại nhả ga.
2. Với lực phanh: Dốc ngắn và ko liên tục thì cụ rà phanh cũng ok, gặp dốc dài liên tục nếu rà phanh sẽ gây nóng phanh và mất phanh (nguy hiểm chính là điểm này) vậy nên với dốc dài thì cụ ko nên rà phanh mà phải nhấp phanh dứt khoát nhanh mạnh để xe khựng lại và nhả phanh để phanh tỏa nhiệt làm nguội, cứ lặp lại quy trình phanh nhấp nhả cho mỗi khi xe từ trạng thái khựng lại cho đến khi lại trôi đến vận tốc mà cụ thấy sợ (thường là 60km/h).
Lưu ý chung cho tất cả các loại xe:
1: Khi đang nghiêng xe vào cua thì ko được phanh gấp, cùng lắm chỉ rà phanh và nếu cảm nhận thấy bánh xe bị trượt thì phải bỏ phanh ngay. Nếu cần phanh gấp thì nhớ bẻ người và xe về trạng thái thẳng xe kéo bị trượt bánh mà ngã.
2: Khi thấy xe phanh ko ăn nữa mà tốc độ trôi xe cao ko dừng đc, nguy hiểm thị nên xác định chủ động nhảy ra khỏi xe, chấp nhận bị ngã có thể trầy xước và để xe đổ trượt trên đường có thể hỏng xe nhưng vẫn là lựa chọn an toàn hơn so với việc rơi xuống vực hoặc đâm vào xe khác.