Theo hệ thống phân loại của SAE (Hiệp hội Kỹ sư Ô tô Mỹ), đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là cặp số và chữ như 5W, 10W hay 15W, 20W dùng để chỉ khoảng nhiệt độ loại dầu đó có độ nhớt đủ để khởi động khi máy lạnh. Để xác định nhiệt độ thích hợp cho động cơ theo ký hiệu này, lấy 30 trừ đi các số đó theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W có thể cho phép khởi động động cơ ở âm 20 độ C, dầu 15W ở âm 15 độ C.
Dầu động cơ cho các nước xứ lạnh thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng tại Việt Nam đa phần là loại 15W hay 20W do đặc thù thời tiết Việt Nam không quá lạnh.
Đứng sau chữ "W" ở loại dầu đa cấp thường là số 40, 50 hoặc 60 - thông số chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của dầu; thông thường, số càng lớn thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, với các xe hoạt động trong điều kiện không quá khắc nghiệt thì chỉ số thích hợp ở khoảng 30, 40 hoặc 50.
Đấy là em trích một phần của Autopro, đằng trước là khoảng nhiệt để xe khởi động dễ dàng, khoảng sau là độ nhớt. Mặc dù 0w50 với 20w50 là giống nhau về độ nhớt, nhưng 0w50 lại là dầu tổng hợp, mà dầu tổng hợp có những chất phụ gia trong đó, tốt cho động cơ hơn đây này:
http://www.minhduc.vn/du-top-one-usa/tai-liu-k-thut-du-top1/188-cac-cht-ph-gia-trong-du-tng-hp
Do xe các cụ là xe mới, xi lanh còn khít, cho nên phải dùng dầu có độ nhớt ít hơn thì dầu mới luân chuyển dễ dàng, còn với xe cũ hoặc tải nặng thường xuyên thì xi lanh không còn khít nữa, dùng dầu có độ nhớt cao sẽ bít được chỗ bị hở, nhờ đó sẽ phục hồi phần nào đó công suất bị mất do khe hở lớn. Nhưng nếu xe mới, dầu mà nhớt quá thì lại cản trở sự hoạt động của xi lanh. Em vừa thay Motul 0w30, khoảng 200k/lít, đi được 10.000 km. Còn các cụ đi dầu 20w50 hoặc 15w40 thì 3.000 km đã phải thay rồi, tính ra giá cũng như nhau cả.