- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,857
- Động cơ
- 1,132,972 Mã lực
Trại lính Pháp ở Việt Trì đầu thế kỷ 20
Các cụ cho em hỏi chỗ này bây giờ có phải là Bộ chỉ huy Quân khu 2 không ạ?
Việt Trì đầu thế kỷ 20
Đó là vụ tháng 3/1947, máy bay Pháp ném bom Nha thông tin và chợ Phú thọ, chết hơn 100 người.Bà em kể có năm máy bay Pháp ném bom chợ ngoài TX Phú Thọ chết nhiều người lắm, cụ Ngao có thông tin vu này không ạ
Ngày xưa mỗi lần về quê (quê em ở Vĩnh Tường) là phải đi qua cầu Việt Trì, em không bao giờ quên cây cầu vỡ nát, ọp ẹp, có những đoạn dài mặt cầu bê tông nứt vỡ rất lớn, có đoạn còn vá víu bằng tấm gỗ, em ngồi trên yên xe đạp nhắm tịt mắt, mẹ thì lò dò từng bước dắt xe, ông anh trai vừa đi vừa bò vì sợ
Cằu Việt Trì bắc qua sông Lô đằu thế kỷ XX
Tang thương quá cụ nhể, bà em còn kể ngày xưa còn có cả giặc cờ đen nữa, nó quấy phá và giết nhiều người lắm, họ nhà em có cụ lúc đó mới hơn mười tuổi mà nó bắt đi mất tíchĐó là vụ tháng 3/1947, máy bay Pháp ném bom Nha thông tin và chợ Phú thọ, chết hơn 100 người.
Trong Kháng chiến chống Pháp thì TX Phú thọ là thị xã kháng chiến nhưng trước 3/1947 vì binh đao chưa lan đến nên cả cán bộ và dân chúng đều chủ quan, chợ họp giữa bãi rộng không có chỗ che chắn gì cả. Nên khi máy bay Pháp ném bom mới chết nhiều như vậy.
Tư liệu của cụ Ngao rất quý! Nhưng mạn phép phản biện cụ tí: có vẻ như cụ nhầm 2 từ Phủ Doãn với Phủ Đoan (Hùng).Phủ Doãn ngày xưa là vùng đất bao trùm từ Đoan Hùng ngày nay lên đến tận Tuyên Quang
Hà Nội có phố Phủ Doãn, sát ngay bệnh viện Việt Đức. Bệnh viện Việt Đức thời Pháp gọi là Bệnh viện Phủ Doãn. Đến 1959 mới đổi tên thành Bệnh viện Việt-Đức
1902-1925 – đồn binh Pháp ở Phủ Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, nơi ngã ba sông Chảy hợp lưu với sông Lô. Ảnh: Pierre Dieulefils (1862 - 1937)
Cầu Việt Trì được xây dựng năm 1901. Có vẻ đấy đúng là cây cầu trong ảnh. Nhưng nếu như vậy thì đây lại là ảnh khu vực thành phố Việt Trì chứ không phải thị xã Phú Thọ?Cháu vào tìm hiểu thông tin !
Nhưng nhìn không ảnh 1920-1929 kia cháu không nhận ra là cây cầu nào ?
Cụ chắc lứa 7x đời đầu và bố mẹ làm trên Bãi Bằng phỏng?Ngày xưa mỗi lần về quê (quê em ở Vĩnh Tường) là phải đi qua cầu Việt Trì, em không bao giờ quên cây cầu vỡ nát, ọp ẹp, có những đoạn dài mặt cầu bê tông nứt vỡ rất lớn, có đoạn còn vá víu bằng tấm gỗ, em ngồi trên yên xe đạp nhắm tịt mắt, mẹ thì lò dò từng bước dắt xe, ông anh trai vừa đi vừa bò vì sợ
Cầu ấy đi chung cả đường sắt và đường bộ, em thì ngồi sau xe bố em chở chỉ sợ lọt bánh xe xuống cái rãnh đường săt ạ, có năm em đi tàu nó ngập đầu cầu VT còn được tăng bo lội nước và ngồi thuyền một đoạn nữaNgày xưa mỗi lần về quê (quê em ở Vĩnh Tường) là phải đi qua cầu Việt Trì, em không bao giờ quên cây cầu vỡ nát, ọp ẹp, có những đoạn dài mặt cầu bê tông nứt vỡ rất lớn, có đoạn còn vá víu bằng tấm gỗ, em ngồi trên yên xe đạp nhắm tịt mắt, mẹ thì lò dò từng bước dắt xe, ông anh trai vừa đi vừa bò vì sợ
Ảnh cụ Ngao đăng đó là cầu Việt Trì cũ. Cầu này bắc qua Sông Hồng, có lẽ bị chú thích nhầm.Cầu Việt Trì được xây dựng năm 1901. Có vẻ đấy đúng là cây cầu trong ảnh. Nhưng nếu như vậy thì đây lại là ảnh khu vực thành phố Việt Trì chứ không phải thị xã Phú Thọ?
Dạ mẹ em làm ở Nhà máy Dệt Vĩnh Phú cụ ợ. Cái nhà máy đấy to ghê, khuôn viên cũng đẹp nức nở, trong ký ức của em nó còn đẹp hơn tất thảy các công viên bấy giờ, mà quả tình hồi ấy Việt Trì chả có cái công viên nào hehe. Ngày xưa cứ mỗi lần được lên nhà máy mẹ là sướng lắm, nhưng cũng ko được đi lung tung vì bảo vệ mà thấy thì sẽ bị phạt ạ.Cụ chắc lứa 7x đời đầu và bố mẹ làm trên Bãi Bằng phỏng?
Vâng, dệt Vĩnh Phú, giấy Bãi Bằng, mía đường Việt Trì ( gắn liền với kem Việt Trì), Hoá chất Lâm Thao.... toàn những doanh nghiệp huy hoàng một thời. Bây h còn đâu.Dạ mẹ em làm ở Nhà máy Dệt Vĩnh Phú cụ ợ. Cái nhà máy đấy to ghê, khuôn viên cũng đẹp nức nở, trong ký ức của em nó còn đẹp hơn tất thảy các công viên bấy giờ, mà quả tình hồi ấy Việt Trì chả có cái công viên nào hehe. Ngày xưa cứ mỗi lần được lên nhà máy mẹ là sướng lắm, nhưng cũng ko được đi lung tung vì bảo vệ mà thấy thì sẽ bị phạt ạ.
Giấy Bãi Bằng vẫn đang vận hành rất tốt mà cụ, sản phẩm đa dạng, chất lượng phải nói là hơn mấy loại giấy Hải Tiến các thứ ấy chứ. Dệt Vĩnh Phú sau một thời gian dài lao đao, bán lại một nửa nhà xưởng cho Pangrim thì giờ cũng ổn rồi cụ, đơn hàng gia công từ nước ngoài nhiều lắm. Hoá Chất Lâm Thao cũng vậy, vẫn làm ăn tốt mà. Chỉ có Mía đường Việt Trì là em ko thấy có thông tin gì cả, có lẽ bán lại 100% cho Miwon rồi chăng?Vâng, dệt Vĩnh Phú, giấy Bãi Bằng, mía đường Việt Trì ( gắn liền với kem Việt Trì), Hoá chất Lâm Thao.... toàn những doanh nghiệp huy hoàng một thời. Bây h còn đâu.
Em cũng nghĩ như cụ. Vì đây là chú thích nguyên bản nên em không dám sửa nếu không biết chắc chắn.Ảnh cụ Ngao đăng đó là cầu Việt Trì cũ. Cầu này bắc qua Sông Hồng, có lẽ bị chú thích nhầm.