Đầu tiên nhà em vào
Chùa Đất Sét (tên chính thức là
Bửu Sơn Tự) tọa lạc tại 286 đường
Tôn Đức Thắng, thuộc phường 5,
thành phố Sóc Trăng, tỉnh
Sóc Trăng,
Việt Nam. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng của tỉnh, vì có hàng ngàn pho tượng bằng
đất sét và 4 đôi nến (đèn cầy) cao lớn.
Chùa Đất Sét không chỉ nổi tiếng bởi hàng ngàn pho tượng làm bằng đất sét, cột chùa cũng được ốp bằng đất sét, mà còn được nhiều người biết đến bởi 4 đôi nến (đèn cầy) cao lớn được đúc năm
1940. Trong đó, có ba đôi mà mỗi cây cao 2,6
m, ngang 1
m, và được đúc bằng 200
kg sáp. Cặp còn lại nhỏ hơn, và mỗi cây được đúc bằng 100 kg sáp. Tổng cộng là 1,4
tấn sáp. Để đúc được nó phải dùng sáp nguyên chất, chặt nhỏ, cho vào chảo nấu lỏng, đổ vào khuôn (dùng tôn lợp nhà cuộn lại). Sau một tháng, nến nguội rồi mới gỡ khuôn ra và trang trí. Hiện nay, hai nến nhỏ vẫn cháy suốt ngày đêm từ khi ông Ngô Kim Tòng qua đời (ngày
18 tháng 7 năm
1970) mà vẫn chưa hết. Phỏng tính bình quân mỗi cây nến cháy suốt ngày đêm phải mất 70-80 năm. Ngoài ra, tại đây còn có 3 cây hương (nhang), mỗi cây cao 1,5 m, nặng 50 kg và hiện chưa được đốt.
Về phần các hiện vật khác (cũng đều làm bằng đất sét), đáng chú ý có:
-Pho tượng "Bảo tòa thỉnh Phật trụ thế truyền tháp luận" có đến 1000 cánh
sen, mỗi cánh sen là một vị thần ngự. Phía dưới đài sen lại có "Bát quái Thiên tiên" gồm 8 cung, đó là
Càn,
Khảm,
Cấn,
Chấn,
Tốn,
Ly,
Khôn,
Đoài". Mỗi cung có hai tiên nữ đứng hầu; dưới đài sen và
Bát quái có Tứ Đại
Thiên vương trấn giữ.
-Tháp Đa Bảo cao 3,5 m, có 13 tầng với 208 cửa vị
thần, và dưới chân tháp có 126 con
rồng nâng đỡ tháp.
Ngoài ra, còn có lục long đăng (có 3 chóp đỉnh lớn), 7 lư hương nhỏ và các cặp Kim Lân, Thanh Sư, Bạch Tượng, Bạch Hổ, Long Mã... đều là những hiện vật được tạo tác khá tinh xảo
Còn đây là nghệ nhân chính gây dựng nên ngôi chùa nổi tiếng của Sóc Trăng
Ngô Kim Tòng (
1909 –
1970) sinh ra trong một gia đình "bần nông, hiếu đạo" tại khu đất nơi chùa Đất Sét tọa lạc, tức là làng Nhăm Lăng, tổng Nhiêu Khánh, tỉnh Sóc Trăng; nay là khóm 1, phường 5,
thành phố Sóc Trăng.
Cha là ông Ngô Kim Đính, và mẹ là bà Đỗ Thị Ngọc. Ông là người con thứ 4 (nên thường được gọi là
Cậu Năm, theo cách gọi của người miền Nam). Vì gia đình nghèo, nên ông chỉ học hết lớp 3 trường làng, rồi ở nhà để coi sóc am tu của ông bà để lại. Năm 18 tuổi, ông đến xã Phú Hữu (huyện
Long Phú) thuê 2
công đất để làm rẫy. Vì thiếu ăn, lại làm quá sức, nên ông ngã bệnh. Sau khi được cha mẹ rước về nhà chữa trị và khỏi bệnh, ông đi đào đất sét đem về phơi khô, giã nhuyễn,...rồi nhào nắn nên những cốt tượng theo trí tưởng tượng của minh. Với lòng say mê hiếm có, ông đã miệt mài vừa làm, vừa học để làm ra tác phẩm, chứ không kinh qua trường lớp.
Năm ông 38 tuổi, cha ông mất. Kể từ đó, ông và người chị ba cùng nối nghiệp cha, trường chay tu học, và ông trở thành người kế thừa đời thứ tư của dòng họ "Ngô Cư Sĩ Học Phật Tu Nhơn". Sau khi tạo tác xong những tác phẩm bằng đất sét, bằng sáp...đã kể trên, ông mất vào ngày
18 tháng 7 năm
Canh Tuất (
1970), hưởng thọ 62 tuổi (tuổi ta).
Khen ngợi tài năng và sức sáng tạo của ông, một nhà văn đã nói:
"Có thể nói Cậu Năm Ngô Kim Tòng là người sống vì đất. Suốt 42 năm miệt mài với từng gánh đất, nâng niu từng vốc đất, cậu đã tạo dáng cho đất, phả hồn thiêng vào đất, tạo nhịp đập trái tim cho đất để trăm năm sau đất cất tiếng nói thay người".... Hiện nay, trong chùa Đất Sét có bàn thờ ông.
Đây là 1 số tác phẩm của ông
Tất cả đều được ông kỳ công nhào nặn bằng đất sét suốt 42 năm
Nhưng Tôn Ngộ Không là cái mang đến niềm vui lớn nhất cho tụi trẻ nhà em
Rời chùa Đất sét nhà em đi thăm chùa Dơi, nơi có hàng triệu con dơi cư ngụ,
Chùa Mã Tộc (hay
chùa Dơi,
chùa Wathsêrâytecho Mahatup) được xây dựng cách đây 400 năm tại tỉnh
Sóc Trăng. Chùa có hàng ngàn bảo vật quý gồm tượng Phật và
tứ linh Long-Ly-Quy-Phượng đều được nặn bằng đất sét.
Chùa còn có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con
dơi, phần lớn có sải cánh 1-1,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m.
Ngày
15 tháng 8,
2007, gian chính điện của chùa (rộng khoảng 200 m²) đã phát hỏa. Ngọn lửa đã thiêu rụi toàn bộ mái trên của chính điện, cửa gỗ, cột, kèo, hàng chục tượng
Phật và nội thất bên trong. Hiện nay đã được sang sửa lại đây ợ
Ao cá
Loanh quanh Sóc Trăng một chút rồi nhà em lên đường về Cần Thơ để kịp đi ăn tối ở nhà nổi Cần Thơ, đang có giải Billiards, cụ nào giỏi vào đây tham gia
Đi ra khỏi Sóc trăng nhà em thẳng tiến về Cần Thơ
Từ Sóc Trăng về Cần Thơ dài khoảng 55km, nhà em đi chút đã thấy thành phố Cần Thơ
nhà em thuê khách sạn ở gần Ninh Kiều nên tối đi bộ ra bến Ninh Kiều đi ăn tối và nghe vọng cổ, tượng đài HCM, đâu em cũng thấy tượng đài, đúng là tỉnh Sơn La mà không có làm 'anh em cán bộ tâm tư"
Du thuyền đây rồi, nhà em lên sớm, tàu 19h30 mới chạy, tranh thủ mấy nhóc nhà em ra nhảy nhót hát ca
Du thuyền mất mất chữ N
Đã lâu không quay lại Cần Thơ nhưng em vẫn nhớ mấy món ăn đặc trưng của thành phố Tây Đô là cá tai tượng chiên xù, cơm cháy kho quẹt và lẩu mắm
Đầu tiên là màn tân nhạc, hát về dân ca của cả ba miền Bắc, Trung, Nam nhưng em like nhất màn cổ nhạc, với mấy bài ca ngợi về đất rừng phương nam,
Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, tình anh bán chiếu và chuyện tình Lan Điệp theo lối ca cổ
Hết phần ca sĩ là đến phần các ca sĩ không chuyên (hát cho nhau nghe lên hát), với cụ ông này bài Ông lão lái đò
Nhưng em ấn tượng nhất chị Việt kiều này, người con của đất phương nam, tuy không thuộc lời, phải nhờ ca sĩ đứng cạnh nhắc tuồng nhưng chất giọng rất hay, rất tuyệt ca hết bài vọng cổ Đất phương Nam, nghe chị hát chắc rằng chị rất yêu quê hương chị, dường như lời ca nó ăn sâu vào trong tâm trí chị, dù có đi đâu vẫn không quên lời ca, tiếng hát quê hương. Đoàn chị về Cần Thơ và đi miền Tây làm từ thiện, rất cám ơn những tấm lòng cao cả, đem niềm vui đến cho dân nghèo, chúc chị và đoàn chị thành công tốt đẹp và sức khỏe, xinh đẹp, luôn hát hay như thế
Kết thúc ngày mệt mỏi, nhà em đi ngủ để hôm sau đi chợ nổi Cái Răng sớm....