Em xin tiếp tục câu chuyện, kế hoạch sáng 28/8 ban đầu em định chiều mấy nhóc cho đi Đầm Sen hay Suối Tiên vì thực ra khu vui chơi miền Bắc quá ít, ở HN em cho con đi mấy cái công viên mà phát buồn, nó gần như y hệt cách đây 20-25 năm, hồi em còn nhỏ đi công viên Lê Nin hay Thủ Lệ, chẳng khác tẹo gì, Đầm Sen với Suối Tiên rất nhiều trò mà trẻ con thích nhưng cả nhà bàn bạc nhất trí chiều các cụ vì các cụ nhà em từ xưa đến nay là lần đầu tiên đặt chân vô đất Sài Gòn dù cũng đi khá nhiều nơi như Nha Trang, Đà Lạt.... Thế nên nhà em đi mấy điểm mà gọi là đặc trưng của SG mà người SG chắc chẳng mấy ai đặt chân đến. Điểm đầu tiên nhà em đi Dinh Độc Lập, cả nhà tranh thủ chụp choẹt 1 kiểu cửa vào
Khi thiết kế Dinh Ðộc Lập, KTS Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cũng như tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ phương Đông và tính cách của dân tộc. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT, có nghĩa là tốt lành, may mắn. Phòng Trình quốc thư của Dinh ở vị trí trung tâm. Lầu thượng là Tứ phương vô sự nên lầu có hình chữ KHẨU để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu Tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM. Theo quan niệm dân chủ hữu tam: viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Chữ Tam có thêm nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG. Vương ở đây có nghĩa là Vương đạo mang đầy đủ: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ, tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG, mang ý nghĩa nước nhà được hưng thịnh mãi.
Thiết kế mang tính phong thủy cao, mong muốn hưng thịnh mãĩ vậy mà đến sáng ngày 30/4/1975, hai xe tăng đều nằm trong đội hình của Đại đội 4 thọc sâu, vượt qua cầu Thị Nghè, mở đường cho lực lượng của Quân đoàn 2 tiến về dinh Độc Lập. Trên xe 390 gồm trung úy Vũ Đăng Toàn, chính trị viên đại đội 4, trưởng xe; pháo thủ số 1 Ngô Sỹ Nguyên; pháo thủ số 2 Lê Văn Phượng và lái xe Nguyễn Văn Tập đi sau xe 843 của đại đội trưởng Bùi Quang Thận tiến đến cổng dinh.
Khi đó, xe 843 dẫn đầu đội hình tiến công lao vào cổng phụ của dinh và bị kẹt. Chiếc tăng 390 đi sau lập tức xông lên, húc đổ cánh cổng chính. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận từ xe 843 nhảy ra, chạy lên nóc dinh hạ cờ quân đội Việt Nam Cộng hòa và treo lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên, chấm dứt chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Tiến vào dinh, tầng 1 phía phải là phòng họp Nội Các
Còn đây là phòng tiếp khách của Tổng Thống ở lầu 2
Nhưng em ấn tượng nhất là bức tranh sơn mài trong phòng trình quốc thư, cũng nêu lên mong mỏi độc lập, chiến thắng kẻ thù của cha ông ta, bức tranh sơn mài "Bình Ngô Đại Cáo" tại Phòng trình Quốc thư, được ghép bởi 40 mảnh, mỗi mảnh có kích thước 0,80m x 1,20m, do họa sĩ Nguyễn Văn Minh thực hiện.
Đi ra phía sau là phòng ở của gia đình nhà Tổng thống bao gồm phu nhân và các con, đây la phòng ngủ
Nhìn ra vườn tiểu cảnh khô, đây thiết kế hình vuông, theo tiêng Hán là chữ Khẩu
Phòng làm việc của tổng thống có đường bí mật lên nóc nhà, nơi lúc nào cũng có máy bay trức thăng để sẵn sàng bỏ trốn
Các bức bản đồ họp bàn chiến thuật với bài hát nổi tiếng "Bốn vùng chiến thuật"
Tôi thường đi đó đây
Buồn đen in dấu giày
Lửa thù no đôi mắt
Chân nghe lạ từng khu chiến thuật
Áo đường xa không ấm gió phương xa
Nghìn đêm vắng nhà.
Từ tầng hai nhìn xuống sảnh phía trước dinh đây
Em ấn tượng nhất của dinh là thiết kế kiến trúc rất thông minh, có các bức đố bằng bê tông tránh nắng chiếu vào, các tòa nhà đều bằng kính lấy sáng nhiều phía, không cần dùng đèn phòng nào cũng sáng, bên ngoài bao bọc là các ban công che nắng, có lửa lùa lấy gió nên giữa hè mà trong dinh rất mát, công nhận thiết kế quá ấn tượng.... Nhưng mấy nhóc nhà em mặt xị ra, chỉ đến khi đưa ra ngắm xe tăng, máy bay thì mới hào hứng
Tiếp đến nhà em đi thăm bến nhà rồng nhưng lái taxi lại chở béng đến bảo tàng HCM, vào bảo tàng đúng là chán luôn, em có vài kiểu ảnh thôi
Du thuyền tối đi ăn trên sông SG
Nhà em bảo taxi chạy 1 vòng hầm thủ thiêm ngắm hầm rồi vòng lại Phú Mỹ Hưng cho ông bà thỏa lòng mong ước ngắm Singapoo của SG nhưng thực ra thiết kế hơi ít cây, em thấy không bằng Cipucha hay Ecopark, Vincom Reverside của HN, nên nhà em ăn uống xong quay lại ks ngủ 1 giấc
Chiều nhà em tranh thủ trước khi lên máy bay lượn qua chụp ảnh trước chợ Bến Thành
Nhà em chia tay SG, chia tay chuyến đi thú vị dài 10 ngày bằng mấy bức ảnh ở chợ Bến Thành...
Tối nhà em ra chuyến bay lúc 8h và đến 12h đêm thì về đến nhà, kết thúc một chuyến đi hết sức thú vị, vui vẻ và may mắn cả nhà trong chuyến đi đều khá khỏe mạnh, có bà cụ nhà em và bà xã em bị ốm nhẹ mất 2 hôm ở Phú Quốc, ba thằng nhóc thì khỏe, về đến nhà vẫn nô đùa ầm ầm, lên máy bay thì không chịu ngủ, nghịch loạn lên....
Tổng chi phí, thiệt hại hết gần 50 củ nhưng công nhận rất vui, và biết thêm nhiều điều vì di chuyển suốt, qua rất nhiều tỉnh với nhiều cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước và hơn nữa là hiểu hơn cuộc sống của dân các vùng miền, thêm yêu hơn đất nước, con người VN. Nói chung cảnh vật, con người VN rất đẹp, nhưng cách làm du lịch thì quá manh mún, chưa phát triển có chiến lược và đồng bộ. Đất nước Việt Nam trải dài với gần 2000km là bờ biển, núi, sông, cảnh quan hết sức hùng vĩ nhưng thực thu của ngành du lịch thì thật là chưa tương xứng với tiềm năng. Rất tiếc....
Em rất muốn 1-2 năm nữa làm chuyến xuyên Việt và vòng vèo lên Tây Nguyên với Đak Nông, Đak Lac...Ban Mê....hi vọng sớm thành hiện thực. Cám ơn các cụ đã view bài của em...