- Biển số
- OF-33031
- Ngày cấp bằng
- 5/4/09
- Số km
- 7,767
- Động cơ
- 554,291 Mã lực
Cảm ơn cụ đã tâm sự với anh em OF, mặc dù cụ biết lên đây cụ sẽ gặp nhiều ý kiến gay gắt về ngành của cụ!Xin giới thiệu nhanh tôi là một CSGT và khi có bài viết này tôi đã đọc hết một loạt các bức xúc của các bạn trong toppic. Có những bạn hiểu rất đúng có những bạn hiểu chưa đúng. Qua đây bằng vốn kiến thức của hơn 10 năm tham gia tuần tra KSGT trên các tuyến quốc lộ. Tôi sẽ chỉ rõ hơn cho các bạn những điều chưa đúng đỏ để mong rằng các bạn sẽ an toàn hơn trong mỗi chuyến đi. (Xin nói trước bài viết này ko nhằm mục đích thanh minh cho ngành nghề công việc của chúng tôi những xxx theo lời các bạn gọi). Ta sẽ đi từng bài viết cụ thể:
1/ Nghị định 34 ko hề quy định về việc được xem ảnh tại chỗ tuy nhiên cũng theo một quy định khác các bạn có quyền yêu cầu (Nên ghi vào biên bản vi phạm khi kí là yêu cầu được xem ảnh khi xử lý vi phạm hoặc trường hợp cần thiết làm quá một chút có thể yêu cầu xem ảnh ngay trên máy bắn tốc độ tại thời điểm trên) Tuy nhiên cách yêu cầu thứ 2 tôi không khuyến khích vì có thể dẫn đến mất thời gian cho cả đôi bên, có thể xxx sẽ làm thật nghiêm túc khi đó chắc chắn các bạn 100% là người thiệt thòi nhất.
2/ Nói về máy bắn tốc độ. Tôi xin khẳng định 100% được quản lý vô cùng chặt chẽ từ Cục CSGT đường bộ và Tổng cục KHKT. Khi bắn mọi hình ảnh tại thời điểm vi phạm đều được lưu lại cùng với tọa độ, thời gian, cột mốc bắn. Nếu xe của các bạn đã vượt quá tốc độ và lên hình xin nói thật các bạn đừng nên cãi. Một số bạn khi vi phạm yêu cầu được xem ảnh ngay. Nói thật trừ khi bạn là VIP còn ko CSGT ko thể bỏ việc đi rửa ảnh cho các bạn ngay được. Yêu cầu này không có trong quy định của chúng tôi. Ngay sau khi hết ca ảnh vi phạm mới được rửa và bàn giao cho bộ phận khác xử lý. Còn về CSGT làm photoshop ảnh tốc độ ư. Xin thưa hơn 10 năm nghiệp vụ tôi chưa bao giờ nghe đến chuyện này và chúng tôi nói chung sẽ không và không bao giờ làm chuyện này. Điều đó tôi xin khẳng định. (trường hợp ảnh cháy khi rửa mà phim gốc bị xóa, ảnh quá mờ không nhận dạng rõ tốc độ và biển số xe khi đến xử lý các bạn hoàn toàn có thể yêu cầu không xử lý)
3/ Về điểm đặt máy bắn tốc độ thì có thể đặt máy trong khu đô thị hay ngoài khu đô thị. Có thể máy bán tự động (do người cầm bắn) hoặc máy chụp tự động (ví dụ máy đặt trên cao tốc Pháp Vân) mà tùy mỗi địa phương có cách bố trí khác nhau (Nấp, núp, treo, lưu động trên đường,...). Hầu hết các máy bắn tốc độ hiện đại mới được trang bị có thể truyền tín hiệu hình ảnh về địa điểm dừng xe vi phạm hay xử lý theo công nghệ GPS, 3G nhưng như các bạn đã biết cơ sở hạ tầng về CN thông tin của VN còn rất hạn chế và BCA càng hạn chế. Việc triển khai đồng bộ có thể vô cùng tốn kém nên chỉ một số điểm đặc biệt (bắn tự động) mới có. Còn lại các thông tin được cán bộ truyền đi từ điểm bắn đến điểm dừng xe bằng điện thoại, điện đàm theo cách mô tả sau: Biển số xe..... Số chỗ ngồi.....màu xe hoặc đặc điểm khác biệt của xe....tốc độ vi phạm tại thời điểm bắn. Các thông tin đó sẽ được ghi lại vào sổ, vào các tờ giấy đưa đến tay các chiến sỹ làm nhiệm vụ dừng xe vi phạm. Chính vì thế một số bạn đã nhìn thấy khi bắt tốc độ xxx luôn cầm một tờ giấy nhỏ.
4/ Quy trình xử lý vi phạm: Sau khi dừng xe yêu cầu lái xe xuất trình kiểm tra giấy tờ rồi tiến hành lập biên bản. Xin nói rõ là CSGT ko có thẩm quyền thu tiền phạt của các bạn (Trừ những lỗi < 200k có biên lai luôn). Vì thế một số bạn đã hiểu nhầm là mời vào nộp phạt. Sau khi ký vào biên bản xxx sẽ tạm giữ giấy tờ của các bạn (tạm giữ để tránh trường hợp các bạn bùng mất) và giao cho các bạn niên 2 của BBVP đó. Sau 5 hoặc 10 ngày theo lịch hẹn các bạn sẽ phải đến trụ sở CA tại địa phương đó đưa biên bản ra để nhận quyết định xử phạt. QD xử phạt này sẽ mang đến nộp phạt cho kho bạc lấy biên lai về giao lại cho xxx rồi nhận lại giấy tờ. Lưu ý niên 2 của biên bản có thể thay giấy tờ bị tạm giữ nhưng thời hạn chỉ theo lịch hẹn. Hết lịch hẹn mà bạn chưa đến xử lý coi như bạn không có giấy tờ khi lưu thông trên đường. Nếu công việc bận không đến đúng ngày hẹn được. Ko sao miễn là đừng để quá lâu và đừng điểu khiển phương tiện khi bạn đã hết hạn biên bản bởi các bạn sẽ bị giữ xe nếu vi phạm tiếp.
5/ Về vấn đề tế nhị nhất. Nhiều bạn chắc thắc mắc vì sao chúng tôi lại... thế. Vâng xin thưa đúng là ở đâu cũng có người này người kia, ở chỗ chúng tôi cũng có nhiều cái người kia lắm. Bản chất con người luôn hướng về cái lợi cho bản thân mình. Nhưng đã bao giờ các bạn đã tự hỏi " Lỗi này của ai chưa"? Của chính các bạn đấy. Ai là người vi phạm về TTATGT? Liệu mình không vi phạm thì xxx có xử sai mình không? Và tiếp tục là để tiện cho mình khỏi bị lập bb, khỏi giữ xe,... thôi làm ít quà cho người ta bỏ qua (Đưa HL) xxxx thì cũng tham một tí tặc lưỡi " Ừ thôi nhận tí quà bỏ qua cho người ta coi như làm phúc đôi bên cùng có lợi mà ai biết đấy là đâu" thế là (Nhận HL).
Cũng xin nói rõ thêm các mốc vi phạm về tốc độ được quy định để bạn nào chưa rõ có thể tham khảo.
- Mốc 1 xe chạy quá từ 5 đến 10 km/h ví dụ chạy 55/50 ,.... 59/50 phạt TB 400k
- Mốc 2 xe chạy quá từ 10 đến 21 km/h ví dụ chạy 60/50 ,.... 70/50 phạt TB 1000k
- Mốc 3 xe chạy quá từ 21 đến 35 km/h ví dụ chạy 71/50 ,.... 85/50 phạt TB 2500k + tước GPLX 30 ngày
- Mốc 4 xe chạy quá trên 35 km/h ví dụ chạy 86/50...... thì ngoài phạt tiền, tước gplx còn phải giữ xe
Đã đến giờ đi làm mình cũng xin tạm dừng ở đây. Mọi câu hỏi, mọi thắc mắc về các vấn đề các bạn cứ để lại câu hỏi mình sẽ trả lời tất khi có điều kiện. Chân thành và cởi mở. Đấy là nguyên tắc sống của mình trong suốt 41 mùa xuân đã qua.
Cho em hỏi cụ vài điều:
1- Tại sao CSGT không dùng biện pháp ngăn chặn thay cho rình bắt? Ví dụ: Nếu thấy CSGT đứng gác ngay cạnh đèn tín hiệu xanh đỏ thì em tin 99,9% người tham gia GT không dám vi phạm! Điều này tốt cho cả xã hội, tai nạn và lộn xộn sẽ giảm tối đa!
2- Tại sao vẫn có anh em OF lấy chính trường hợp bản thân mình đã gặp để khẳng định có thể sửa ảnh vi phạm quá tốc độ? Em nghĩ có thể có vài người nói quá lên, nhưng không phải là tất cả! Và như cụ nói thì máy đo tốc độ được kiểm soát rất chặt chẽ, như vậy đã bị bắt phạt chắc chắn không thể hối lộ để được bỏ qua vì chính các CSGT sẽ bị các bên có trách nhiệm giám sát xử lý! Tuy nhiên, thực tế thì vẫn hối lộ được! Vậy lỗ hổng trong chuỗi mắt xích "chặt chẽ" đó nằm ở đâu? Ở ngay cái máy kia (do chính người sử dụng tại chỗ có thể sửa, xóa,...)? Hay là ở đâu đó khác nữa? Hay là bắn tốc độ bằng "mồm" như anh em vẫn gọi? . v . v . . Tất nhiên, quy định là quy định, nhưng tôi thấy việc cho người vi phạm xem ngay chứng cớ trên máy đo và tem kiểm định thiết bị là cần thiết! Tốt cho tất cả chúng ta và lực lượng CSGT cũng sẽ đỡ bị điều tiếng không tốt (trừ máy tự động hoàn toàn như ở Pháp Vân thì tôi hiểu là khó khăn hơn)! Công việc tôi có liên quan đến thiết bị đo đếm điện nên tôi hiểu yêu cầu chung của nhà nước về kiểm định thiết bị!
3- Bản thân tôi rất ít khi bị phạt từ khi có ô tô vì tôi luôn để ý kỹ lúc tham gia giao thông! Nhưng hiện tượng biển báo không rõ ràng, không thuận tiện nhằm dễ chú ý cho lái xe,... thì trách nhiệm của CSGT thông báo và giám sát bên GTCC thế nào để đảm bảo an toàn giao thông (tôi không nói đến chuyện để người dân ít bị phạt hơn đâu nhé)?
4- Tôi đã một lần bị bắt oan (bi quy tội vượt đèn đỏ trong khi tôi qua vạch dừng xe ở ngã tư khi đèn xanh còn đúng 3s)! Trường hợp như thế này đã có quy định về việc nhất thiết phải có ảnh vi phạm hay chưa? Hay là CSGT nói thế nào thì quyết định như thế (việc này sẽ không fair-play một tí nào)?
Nói thật với cụ, mẹ vợ em cũng là đồng nghiệp với cụ (bà làm bên An Ninh và đã nghỉ hưu, và em rất quý tính cách của bà cũng như phong cách làm việc của bà qua bạn bè bà kể lại) nhưng em thực sự vẫn "dị ứng" với rất nhiều đồng nghiệp của cụ, không riêng gì CSGT!
Còn nhiều điều nữa em muốn hỏi, nhưng muộn rồi nên xin phép đi ngủ! Sẽ tâm sự với cụ sau! Và nếu có thể em rất sẵn lòng mời cụ chầu bia để nói chuyện vui vẻ (Cụ đừng nghĩ em muốn làm quen để nhờ vả chuyện trên đường nhé, em không bao giờ nhờ vả mặc dù cả bên vợ lẫn bên nhà em rất nhiều "cửa" là người nhà trong ngành CA - trừ mỗi em và vợ em không thích làm công an)!