[Funland] Phong thuỷ với căn nhà của chúng ta

ZynZyn

Xe lăn
Biển số
OF-186539
Ngày cấp bằng
22/3/13
Số km
13,703
Động cơ
680,386 Mã lực

Bình BK

Xe tăng
Biển số
OF-320132
Ngày cấp bằng
18/5/14
Số km
1,081
Động cơ
301,710 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Cụ uống thế này thì hết hũ này rồi...

Em vào trong đó chắc chỉ còn 2 hũ trên bàn kia thôi nhỉ? @-)@-)@-)
Dạ, cụ Trâu đoán hay quá :)
Mà chả biết chờ cụ cưỡi trâu vào Sài Gòn, bao giờ mới tới hị hị :)
 
Chỉnh sửa cuối:

Bình BK

Xe tăng
Biển số
OF-320132
Ngày cấp bằng
18/5/14
Số km
1,081
Động cơ
301,710 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Sư phụ của cụ, em nhớ rồi.

Bài cụ viết hay quá!
Ối ối em không viết bài này cụ Trâu ơi, em viết mỗi cái caption này thôi,
Bình BK: Ảnh dưới này, Thầy là người mặc quần tà lỏn, áo trắng đó cụ Trâu.
Em gặp mặt Thầy ở SG thì không tính, nhưng chỉ duy nhất một lần thăm gia đình Thầy nhân chuyến em về Cù Lao Phố, thật đáng trách...
Nhưng đợt về Cù Lao Phố, sau khi được lão giáo sư dắt đi thăm, giảng giải về địa danh này, cộng với gần một tháng trời ngồi nhai cả chục cuốn sách trong Thư Viện Tổng Hợp ở đường Lý Tự Trọng, em có viết bài này [[Internet lúc đó không phổ biến như bây giờ, khoảng năm 2000 thì phải]. Giờ đọc lại, thấy đúng là giọng điệu của đứa mới nhập môn :).

Lại phiền mắt cụ Trâu một tí vậy :)

CÙ LAO PHỐ, ĐỆ NHẤT ĐỊA DANH XỨ ĐỒNG NAI

Vốn đã chong trong đầu một dự định về Cù Lao Phố để dư hưởng trong tiềm thức cái sầm uầt mà Trịnh Hoài Đức đã mô tả nó như một thương cảng rực rỡ bậc nhất của vùng đất mới mở xứ đàng trong, tôi hăm hở thực hiện chuyến đi ngỡ rằng mình chưa thể thực hiện được.
Xe chạy trên con đường về Cù Lao Phố lồng lộn một vũ điệu hỗn tạp, rốt cục nó thở phì phì dừng trước tấm bảng chặn giữa đầu cây cầu nối sang cù lao với dòng chữ; cầu đang sửa chữa cấm ô tô.
Cây cầu sắt vắt qua sông Đồng Nai không biết có từ bao giờ, nhưng chắc đã cũ lắm vì cái vẻ già cỗi toát lên từ những dầm sắt hoen gỉ, những thanh gỗ mục nát và cả một đoạn hành lang dành cho khách bộ hành đã đi đâu mất. Bị gỡ bỏ hay rớt xuống sông từ khi nào cũng chẳng ai hay.

Từ cây cầu lội bộ khoàng vài trăm mét là tới miếu Bình Kính, thuộc thôn Bình Hoành, là nơi thờ Thượng Đẳng Thần Nguyễn Hữu Cảnh.
Miếu vắng lặng và uy nghiêm.
Dòng Đồng Nai trôi ngang ì oạp những con sóng từ cõi vô ngôn kiên trì bào mòn lòng kiên trì của trời đất nhưng lại làm dịu đi cái oi bức của nắng hạ chói chang. Ngôi miếu hướng mặt ra dòng Đồng Nai như tiếc nuối thời tung hoành của một ”kinh bang tế thế chi nhân” người Ngũ Quảng. Tôi đưa mắt dõi tìm bóng bằng lăng nhà văn Sơn Nam ao ước được nhìn thấy ở đây.
Hoài công. Chẳng có bóng bằng lăng nào hết (nhà văn Sơn Nam cho rằng bằng lăng là do chữ Bàn Lân mà ra).

Ông cụ canh miếu đã già lắm nhưng lại nhanh nhẹn lạ kì ra mở cánh cổng sắt. Tôi bước vào, choáng ngợp trước vẻ uy nghi cổ kính của ngôi võ miếu.
Theo sau ông cụ, tôi bước giữa những ký ức xa xưa, giữa những hàng cột chạm trổ sơn son, những bức hoành phi thếp vàng, hai bên lối đi bảy đủ tám ban binh khí.

Thông thường thì ngày rằm mùng một cũng có người đến đây dâng lễ. Còn ngày kị thì đông lắm, có cả các vị lãnh đạo TP về dâng hương nữa, ông cụ mở lời.
Cụ được xã cử trông coi ạ.
Thôn bầu chọn trong số hơn hai mươi người đấy, ông cụ hãnh diện nói.
Ủy ban có trợ cấp gì cho cụ không ạ?
Trước đây thì có đấy, nhưng nhiều tháng nay tôi chưa nhận được đồng nào cả, ông cụ nhoẻn cười, già nua.
Miếu cũng đã được Bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa rồi mà thưa cụ?
Ôi tôi đâu có biết. Tôi giữ miếu như một sự thành kính. Quét tước, dọn dẹp, lau chùi để nơi đây được tôn nghiêm. Vả lại từ khi coi miếu tôi thấy con cháu ngoan ngoãn và đều phương trưởng cả, ông cụ giữ miếu lại nở nụ cười, ánh lên vẻ hân hoan.

Ông cụ giữ miếu vì một niềm tin, vì một niềm vinh hạnh, liệu người ta còn điều gì khác đáng trân trong hơn không nhỉ!

Bình Kính Miếu được lập sau khi Nguyễn Hữu Cảnh thăng thần, không biết cụ thể vào năm nào.
Tới thời Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, ông đã cắt mười phu trông coi, hàng năm đều xuất quỹ cúng tế vào ngày giỗ. Năm 1851, do bờ đất sạt lở, vua Tự Đức đã cấp 500 quan tiền để di dời miếu vào sâu mười trượng.

Tôi hí hoáy chép đôi câu đối chữ Hán và chợt nhận ra hai chữ đầu câu đối này chính là tên miếu.
Phiên âm:
Bình điện sơn hà lê nguyên hàm đại hữu.
Kính khai cương thổ thiên hạ ích đồng nhân.
Dịch nghĩa:Bình kính miếu là nơi đã an bài chỗ thờ cúng núi sông, người dân được hưởng nguyên khí của quẻ Hàm và quẻ Đại hữu. Bình kính miếu là nơi mở mang cương thổ khiến cho người dân trong thiên hạ được hưởng cái vui của quẻ Ích và quẻ Đồng nhân.

Thôn Bình Kính tức thôn Bình Hoành do người dân Cù Lao Phố lấy chữ Bình trong Quảng Bình quê hương Nguyễn Hữu Cảnh với chữ Kính là tên húy của ông ghép lại để tỏ lòng tưởng nhớ công lao của người đã có công khai phá mảnh đất phương nam Biên Hòa xưa.
Cù Lao Phố, mảnh đất nổi lên giữ sông Phước Long (Đồng Nai) bốn mặt nước vây quanh là một điểm hẹn lí tưởng để lưu dân người Việt xưa đến khai hoang. Đây là vùng đất nằm trong thế liên quan của cả vùng thị tứ thời ấy là Sài Gòn, Cù Lao Phố (Biên Hòa) Bình Tây (Chợ lớn).

Vậy người Việt đến đây từ bao giờ?
Sách Đường Thư còn chép; ”Cù Lao Phố thuộc Biên Hòa, Biên Hòa xưa là nước Bà Lịa, sau Chân Lạp chiếm làm đất Bà Rịa Đồng Nai”.
Nước Bà Lịa ở phía đông Chiêm Thành, phía nam có nước Chu Nại, khoảng năm 650-655 bị Chân Lạp chiếm. Vùng Biên Hòa xưa rải rác đã có các sắc dân Khmer, Mạ, Stiêng, Châuro…Người Việt xuất hiện ở đây có lẽ từ thời Trần, Lê trong các cuộc hưng binh của vua chúa người Việt với Chiêm Thành. Lúc đó đã có các binh lính bị tụt lại và lưu lạc đến đây.
Nhưng lưu dân người Việt thực sự có các đợt Nam tiến mạnh mẽ chỉ bắt đầu từ cuối thế kỉ XVi-đầu thế kỉ XVii (theo nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng thì không sớm hơn 1472, không muộn hơn 1623). Từ vùng Thanh Nghệ, Bắc trung bộ,, Trung bộ và Ngũ Quảng, họ vượt biển, cặp cửa Cần Giờ, Đồng Tranh Vũng Tàu, để rồi tiến sâu vào nội địa.
Họ chỉ có con đường duy nhất là đường biển do lúc đó Chiêm thành vẫn còn án ngữ con đường trên bộ. Nằm trong hoàn cảnh ấy, Cù Lao Phố trở nên đắc địa.

Người Việt từ đó đã khai hoang cả một vùng Biên Hòa rộng lớn. Năm 1620 nhà Nguyễn gả công chúa cho Quốc vương Chey-Chetta II. Điều đó rất có lợi cho người Việt trong việc mở rộng bờ cõi.
Năm 1623, nhà Nguyễn cho đặt sổ thu thuế tại Cù Lao Phố. Năm Kỉ Mùi 1679, nhóm Dương Ngạn Địch, Trần Thắng Tài, tức Trần Thượng Xuyên dẫn 3000 người gồm binh lính và gia quyến lưu vong trong phong trào phản Thanh phục Minh, được nhà Nguyễn cho phép khai hoang xứ Biên Hòa. Trần Thắng Tài cùng phó tướng Trần An Bình cập bến Cù Lao phố chiêu vận thương nhân, lập phố xá mở mang nông nghiệp khiến Cù Lao Phố thịnh vượng chưa từng có. Dân cư tập trung đông đúc tới “tứ vạn hộ”.

Cù Lao Phố hình thành trễ hơn Hội An, phát triển rực rỡ nhưng rồi lại lụi tàn trước Hội An. Tính từ năm 1698, chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu đi “kinh luợc đất Chân Lạp; Lấy đất Nông Nại (Tiếng Quảng tức Đồng Nai- tác giả), đặt Phủ Gia Định, chia đất Giản Phố. Lấy xứ Sài Gòn đặt huyện Tân Bình dựng dinh Phiên Trấn. Lấy xứ Biên Hòa làm huyện Phước Long dựng dinh Trấn Biên (Đại Nam thực lục tiền biên)", thì trong khoảng 90 năm phát triển, Cù Lao Phố trở thành một thương cảng sầm uất bậc nhất của vùng đất mới. Hàng hóa xuất khẩu với hàng trăm mặt hàng thứ gì cũng có. Ghe thuyền sôi động tấp nập.
Gia Định thành thông chí viết; “Nhà ngói vách vôi lầu quán hai tầng rực rỡ liền lạc năm dặm. Lại phân hoạch ra ba đường phố. Đường lớn giữa phố thì lát đá trắng, đường nhỏ lát đá xanh, đường ngang lát đá ong…” Như vậy mặc dù Nguyễn Hữu Cảnh không phải là người đầu tiên khai phá vùng đất này, nhưng việc ông lập dinh Trấn Biên ở Biên Hòa, đặt bản doanh ở Cù Lao Phố, từ đó "mỗi nơi đều đặt ra các chức lưu thủ, cai bạ, kí lục và các cơ đội thủy bộ tinh binh và thuộc binh (Đại Nam thực lục tiền biên)", đã chứng tỏ ông là một người có tài kinh bang tế thế, đã chính thức khai sinh vùng đất Sài Gòn Gia Định nhập vào Đại Nam.

Cù Lao Phố hưng thịnh rồi lụi tàn trong vòng chưa đầy một trăm năm là do đâu?
(lấy mốc 1698- gần cuối thế kỉ XVii)
Có hai lý do chính.
Thứ nhất là cuộc chiến với Tây Sơn. Sử sách còn chép lại chuyện khi nhà Tây Sơn ca khúc khải hoàn thì đoàn quân chiến thắng cũng đem theo vô vàn chiến lợi phẩm. Các chiến thuyền Tây Sơn chở đầy hàng hóa và họ còn dỡ cả đá lát đường đem về.
Thứ hai sau chiến tranh, người dân có quay về nhưng ít ỏi. Cù Lao Phố hết hàng hóa xuất khẩu do đã vắt cạn tài nguyên. Sản phẩm chỉ còn lèo tèo vài mặt hàng nông nghiệp mà thế lại không cạnh tranh nổi với Bến Nghé. Thương nhân và dân bản địa dần dần bỏ đi.

Tần ngần bên dòng Đồng Nai cuồn cuộn, tôi ngẩn ngơ nhập vào không gian Cù Lao Phố rực rỡ. Bầu trời đang ấp trong lòng nó một hoàng hôn vàng rỡ. Đưa mắt ra phía sông, bên ấy lờ mờ hiện ra một mái hiên cong cong. Sau này mới biết đó là đền thờ tả quân Lê Văn Duyệt. Người ta khéo vô tình hay hữu ý để hai vị tướng cùng ở lại đây (mộ Nguyễn Hữu Cảnh chỉ là huyền mộ) chúng kiến cuộc biến thiên của thế thời.
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Ối ối em không viết bài này cụ Trâu ơi, em viết mỗi cái caption này thôi,


Nhưng đợt về Cù Lao Phố, sau khi được lão giáo sư dắt đi thăm, giảng giải về địa danh này, cộng với gần một tháng trời ngồi nhai cả chục cuốn sách trong Thư Viện Tổng Hợp ở đường Lý Tự Trọng, em có viết bài này [[Internet lúc đó không phổ biến như bây giờ, khoảng năm 2000 thì phải]. Giờ đọc lại, thấy đúng là giọng điệu của đứa mới nhập môn :).

Lại phiền mắt cụ Trâu một tí vậy :)

CÙ LAO PHỐ, ĐỆ NHẤT ĐỊA DANH XỨ ĐỒNG NAI

Vốn đã chong trong đầu một dự định về Cù Lao Phố để dư hưởng trong tiềm thức cái sầm uầt mà Trịnh Hoài Đức đã mô tả nó như một thương cảng rực rỡ bậc nhất của vùng đất mới mở xứ đàng trong, tôi hăm hở thực hiện chuyến đi ngỡ rằng mình chưa thể thực hiện được.
Xe chạy trên con đường về Cù Lao Phố lồng lộn một vũ điệu hỗn tạp, rốt cục nó thở phì phì dừng trước tấm bảng chặn giữa đầu cây cầu nối sang cù lao với dòng chữ; cầu đang sửa chữa cấm ô tô.
Cây cầu sắt vắt qua sông Đồng Nai không biết có từ bao giờ, nhưng chắc đã cũ lắm vì cái vẻ già cỗi toát lên từ những dầm sắt hoen gỉ, những thanh gỗ mục nát và cả một đoạn hành lang dành cho khách bộ hành đã đi đâu mất. Bị gỡ bỏ hay rớt xuống sông từ khi nào cũng chẳng ai hay.

Từ cây cầu lội bộ khoàng vài trăm mét là tới miếu Bình Kính, thuộc thôn Bình Hoành, là nơi thờ Thượng Đẳng Thần Nguyễn Hữu Cảnh.
Miếu vắng lặng và uy nghiêm.
Dòng Đồng Nai trôi ngang ì oạp những con sóng từ cõi vô ngôn kiên trì bào mòn lòng kiên trì của trời đất nhưng lại làm dịu đi cái oi bức của nắng hạ chói chang. Ngôi miếu hướng mặt ra dòng Đồng Nai như tiếc nuối thời tung hoành của một ”kinh bang tế thế chi nhân” người Ngũ Quảng. Tôi đưa mắt dõi tìm bóng bằng lăng nhà văn Sơn Nam ao ước được nhìn thấy ở đây.
Hoài công. Chẳng có bóng bằng lăng nào hết (nhà văn Sơn Nam cho rằng bằng lăng là do chữ Bàn Lân mà ra).

Ông cụ canh miếu đã già lắm nhưng lại nhanh nhẹn lạ kì ra mở cánh cổng sắt. Tôi bước vào, choáng ngợp trước vẻ uy nghi cổ kính của ngôi võ miếu.
Theo sau ông cụ, tôi bước giữa những ký ức xa xưa, giữa những hàng cột chạm trổ sơn son, những bức hoành phi thếp vàng, hai bên lối đi bảy đủ tám ban binh khí.

Thông thường thì ngày rằm mùng một cũng có người đến đây dâng lễ. Còn ngày kị thì đông lắm, có cả các vị lãnh đạo TP về dâng hương nữa, ông cụ mở lời.
Cụ được xã cử trông coi ạ.
Thôn bầu chọn trong số hơn hai mươi người đấy, ông cụ hãnh diện nói.
Ủy ban có trợ cấp gì cho cụ không ạ?
Trước đây thì có đấy, nhưng nhiều tháng nay tôi chưa nhận được đồng nào cả, ông cụ nhoẻn cười, già nua.
Miếu cũng đã được Bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa rồi mà thưa cụ?
Ôi tôi đâu có biết. Tôi giữ miếu như một sự thành kính. Quét tước, dọn dẹp, lau chùi để nơi đây được tôn nghiêm. Vả lại từ khi coi miếu tôi thấy con cháu ngoan ngoãn và đều phương trưởng cả, ông cụ giữ miếu lại nở nụ cười, ánh lên vẻ hân hoan.

Ông cụ giữ miếu vì một niềm tin, vì một niềm vinh hạnh, liệu người ta còn điều gì khác đáng trân trong hơn không nhỉ!

Bình Kính Miếu được lập sau khi Nguyễn Hữu Cảnh thăng thần, không biết cụ thể vào năm nào.
Tới thời Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, ông đã cắt mười phu trông coi, hàng năm đều xuất quỹ cúng tế vào ngày giỗ. Năm 1851, do bờ đất sạt lở, vua Tự Đức đã cấp 500 quan tiền để di dời miếu vào sâu mười trượng.

Tôi hí hoáy chép đôi câu đối chữ Hán và chợt nhận ra hai chữ đầu câu đối này chính là tên miếu.
Phiên âm:
Bình điện sơn hà lê nguyên hàm đại hữu.
Kính khai cương thổ thiên hạ ích đồng nhân.
Dịch nghĩa:Bình kính miếu là nơi đã an bài chỗ thờ cúng núi sông, người dân được hưởng nguyên khí của quẻ Hàm và quẻ Đại hữu. Bình kính miếu là nơi mở mang cương thổ khiến cho người dân trong thiên hạ được hưởng cái vui của quẻ Ích và quẻ Đồng nhân.

Thôn Bình Kính tức thôn Bình Hoành do người dân Cù Lao Phố lấy chữ Bình trong Quảng Bình quê hương Nguyễn Hữu Cảnh với chữ Kính là tên húy của ông ghép lại để tỏ lòng tưởng nhớ công lao của người đã có công khai phá mảnh đất phương nam Biên Hòa xưa.
Cù Lao Phố, mảnh đất nổi lên giữ sông Phước Long (Đồng Nai) bốn mặt nước vây quanh là một điểm hẹn lí tưởng để lưu dân người Việt xưa đến khai hoang. Đây là vùng đất nằm trong thế liên quan của cả vùng thị tứ thời ấy là Sài Gòn, Cù Lao Phố (Biên Hòa) Bình Tây (Chợ lớn).

Vậy người Việt đến đây từ bao giờ?
Sách Đường Thư còn chép; ”Cù Lao Phố thuộc Biên Hòa, Biên Hòa xưa là nước Bà Lịa, sau Chân Lạp chiếm làm đất Bà Rịa Đồng Nai”.
Nước Bà Lịa ở phía đông Chiêm Thành, phía nam có nước Chu Nại, khoảng năm 650-655 bị Chân Lạp chiếm. Vùng Biên Hòa xưa rải rác đã có các sắc dân Khmer, Mạ, Stiêng, Châuro…Người Việt xuất hiện ở đây có lẽ từ thời Trần, Lê trong các cuộc hưng binh của vua chúa người Việt với Chiêm Thành. Lúc đó đã có các binh lính bị tụt lại và lưu lạc đến đây.
Nhưng lưu dân người Việt thực sự có các đợt Nam tiến mạnh mẽ chỉ bắt đầu từ cuối thế kỉ XVi-đầu thế kỉ XVii (theo nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng thì không sớm hơn 1472, không muộn hơn 1623). Từ vùng Thanh Nghệ, Bắc trung bộ,, Trung bộ và Ngũ Quảng, họ vượt biển, cặp cửa Cần Giờ, Đồng Tranh Vũng Tàu, để rồi tiến sâu vào nội địa.
Họ chỉ có con đường duy nhất là đường biển do lúc đó Chiêm thành vẫn còn án ngữ con đường trên bộ. Nằm trong hoàn cảnh ấy, Cù Lao Phố trở nên đắc địa.

Người Việt từ đó đã khai hoang cả một vùng Biên Hòa rộng lớn. Năm 1620 nhà Nguyễn gả công chúa cho Quốc vương Chey-Chetta II. Điều đó rất có lợi cho người Việt trong việc mở rộng bờ cõi.
Năm 1623, nhà Nguyễn cho đặt sổ thu thuế tại Cù Lao Phố. Năm Kỉ Mùi 1679, nhóm Dương Ngạn Địch, Trần Thắng Tài, tức Trần Thượng Xuyên dẫn 3000 người gồm binh lính và gia quyến lưu vong trong phong trào phản Thanh phục Minh, được nhà Nguyễn cho phép khai hoang xứ Biên Hòa. Trần Thắng Tài cùng phó tướng Trần An Bình cập bến Cù Lao phố chiêu vận thương nhân, lập phố xá mở mang nông nghiệp khiến Cù Lao Phố thịnh vượng chưa từng có. Dân cư tập trung đông đúc tới “tứ vạn hộ”.

Cù Lao Phố hình thành trễ hơn Hội An, phát triển rực rỡ nhưng rồi lại lụi tàn trước Hội An. Tính từ năm 1698, chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh Chúa Nguyễn Phúc Chu đi “kinh luợc đất Chân Lạp; Lấy đất Nông Nại (Tiếng Quảng tức Đồng Nai- tác giả), đặt Phủ Gia Định, chia đất Giản Phố. Lấy xứ Sài Gòn đặt huyện Tân Bình dựng dinh Phiên Trấn. Lấy xứ Biên Hòa làm huyện Phước Long dựng dinh Trấn Biên (Đại Nam thực lục tiền biên)", thì trong khoảng 90 năm phát triển, Cù Lao Phố trở thành một thương cảng sầm uất bậc nhất của vùng đất mới. Hàng hóa xuất khẩu với hàng trăm mặt hàng thứ gì cũng có. Ghe thuyền sôi động tấp nập.
Gia Định thành thông chí viết; “Nhà ngói vách vôi lầu quán hai tầng rực rỡ liền lạc năm dặm. Lại phân hoạch ra ba đường phố. Đường lớn giữa phố thì lát đá trắng, đường nhỏ lát đá xanh, đường ngang lát đá ong…” Như vậy mặc dù Nguyễn Hữu Cảnh không phải là người đầu tiên khai phá vùng đất này, nhưng việc ông lập dinh Trấn Biên ở Biên Hòa, đặt bản doanh ở Cù Lao Phố, từ đó "mỗi nơi đều đặt ra các chức lưu thủ, cai bạ, kí lục và các cơ đội thủy bộ tinh binh và thuộc binh (Đại Nam thực lục tiền biên)", đã chứng tỏ ông là một người có tài kinh bang tế thế, đã chính thức khai sinh vùng đất Sài Gòn Gia Định nhập vào Đại Nam.

Cù Lao Phố hưng thịnh rồi lụi tàn trong vòng chưa đầy một trăm năm là do đâu?
(lấy mốc 1698- gần cuối thế kỉ XVii)
Có hai lý do chính.
Thứ nhất là cuộc chiến với Tây Sơn. Sử sách còn chép lại chuyện khi nhà Tây Sơn ca khúc khải hoàn thì đoàn quân chiến thắng cũng đem theo vô vàn chiến lợi phẩm. Các chiến thuyền Tây Sơn chở đầy hàng hóa và họ còn dỡ cả đá lát đường đem về.
Thứ hai sau chiến tranh, người dân có quay về nhưng ít ỏi. Cù Lao Phố hết hàng hóa xuất khẩu do đã vắt cạn tài nguyên. Sản phẩm chỉ còn lèo tèo vài mặt hàng nông nghiệp mà thế lại không cạnh tranh nổi với Bến Nghé. Thương nhân và dân bản địa dần dần bỏ đi.

Tần ngần bên dòng Đồng Nai cuồn cuộn, tôi ngẩn ngơ nhập vào không gian Cù Lao Phố rực rỡ. Bầu trời đang ấp trong lòng nó một hoàng hôn vàng rỡ. Đưa mắt ra phía sông, bên ấy lờ mờ hiện ra một mái hiên cong cong. Sau này mới biết đó là đền thờ tả quân Lê Văn Duyệt. Người ta khéo vô tình hay hữu ý để hai vị tướng cùng ở lại đây (mộ Nguyễn Hữu Cảnh chỉ là huyền mộ) chúng kiến cuộc biến thiên của thế thời.
Hay thật!
Vỡ ra bao nhiêu thứ.
 

2 tai 8 banh

Xe container
Biển số
OF-152521
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
6,269
Động cơ
191,260 Mã lực
Cụ say thứ khác dồi! X_XX_XX_X:))
lão anh lại nói xấu iem roài
t7 khai Xuân với mấy tay bạn, tối iem vưỡn tỉnh - CN nhậu ở nhà muzic đại nhân, t2 sáng cà phê với lão TRâu roài về nhậu với 2 a rể vì mất điện, hôm nay thì Chạp họ ... giờ iem mới tỉnh ạ :D
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,359
Động cơ
552,487 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Xuân có 6 tiết khí "Xuân vũ kinh xuân thanh cốc thiên", chả thấy tiết nào là "canh" cả? :))
Chả riêng sáu tiết mà đến hăm bốn tiết nào chả đã canh sẵn rồi.Thế mới có tiết canh mà uống rượu.Mà lão có biết chữ "canh" trong câu "Tứ thời bát tiết canh chung thuỷ" là canh gì không hẵng? :D:D:D:D:D
 

LeHoang_Tx

Xe điện
Biển số
OF-191996
Ngày cấp bằng
1/5/13
Số km
2,129
Động cơ
350,760 Mã lực
Nơi ở
NCT HN
lão anh lại nói xấu iem roài
t7 khai Xuân với mấy tay bạn, tối iem vưỡn tỉnh - CN nhậu ở nhà muzic đại nhân, t2 sáng cà phê với lão TRâu roài về nhậu với 2 a rể vì mất điện, hôm nay thì Chạp họ ... giờ iem mới tỉnh ạ :D
Ngưỡng mộ cụ!
Lịch của cụ quần quật xuyên năm đấy!:)):))

Chả riêng sáu tiết mà đến hăm bốn tiết nào chả đã canh sẵn rồi.Thế mới có tiết canh mà uống rượu.Mà lão có biết chữ "canh" trong câu "Tứ thời bát tiết canh chung thuỷ" là canh gì không hẵng? :D:D:D:D:D
Canh gà cụ XPQ nhỉ? :D:))
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Chính Tí, cụ Bình BK có bài cmt về các vị đại sư thì đến giờ Tỵ hôm nay em cà phê cùng 1 người Sài Gòn ra...
Câu chuyện có chủ đề khác từ trước, nhưng bất ngờ người này nói đến vị Diện chẩn thái sư trong bài của cụ Bình...

Thật là trùng hợp! :D:D:D
 

Bình BK

Xe tăng
Biển số
OF-320132
Ngày cấp bằng
18/5/14
Số km
1,081
Động cơ
301,710 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Chính Tí, cụ Bình BK có bài cmt về các vị đại sư thì đến giờ Tỵ hôm nay em cà phê cùng 1 người Sài Gòn ra...
Câu chuyện có chủ đề khác từ trước, nhưng bất ngờ người này nói đến vị Diện chẩn thái sư trong bài của cụ Bình...

Thật là trùng hợp! :D:D:D
Ồ, thật là trùng hợp! :)
 

taplaioto

Xe điện
Biển số
OF-2751
Ngày cấp bằng
11/12/06
Số km
3,306
Động cơ
2,400,936 Mã lực
Chính Tí, cụ Bình BK có bài cmt về các vị đại sư thì đến giờ Tỵ hôm nay em cà phê cùng 1 người Sài Gòn ra...
Câu chuyện có chủ đề khác từ trước, nhưng bất ngờ người này nói đến vị Diện chẩn thái sư trong bài của cụ Bình...

Thật là trùng hợp! :D:D:D
Thìn Tỵ hôm nay là h tốt phải ko Cụ ? :D
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Thìn Tỵ hôm nay là h tốt phải ko Cụ ? :D
Hôm nay ngày Bính Tuất, thì giờ Nhâm Thìn và Quý Tỵ như sau:

- Là 2 giờ tốt tính theo Hoàng Đạo.
- Là Đằng xà (mờ ám) và Chu tước (cãi vã), xấu tính theo Quý nhân.
- Giờ Nhâm Thìn tốt cho người và nhà Giáp Thân, Giáp Tí, Đinh Dậu. Không tốt cho Bính Tuất, Mậu tuất.
- Giờ Quý Tỵ tốt cho Ất Dậu, Ất Sửu, Mậu Thân. Không tốt cho Đinh Hợi, Kỷ Hợi.

:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
 

taplaioto

Xe điện
Biển số
OF-2751
Ngày cấp bằng
11/12/06
Số km
3,306
Động cơ
2,400,936 Mã lực
Hôm nay ngày Bính Tuất, thì giờ Nhâm Thìn và Quý Tỵ như sau:

- Là 2 giờ tốt tính theo Hoàng Đạo.
- Là Đằng xà (mờ ám) và Chu tước (cãi vã), xấu tính theo Quý nhân.
- Giờ Nhâm Thìn tốt cho người và nhà Giáp Thân, Giáp Tí, Đinh Dậu. Không tốt cho Bính Tuất, Mậu tuất.
- Giờ Quý Tỵ tốt cho Ất Dậu, Ất Sửu, Mậu Thân. Không tốt cho Đinh Hợi, Kỷ Hợi.

:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
Em cảm ơn Cụ ! Chúc Cụ ngày mới vui ! :D
Cho em hỏi tiếp giờ Thân, Dậu của ngày 5/1/2016 ạ ?:D
 

taplaioto

Xe điện
Biển số
OF-2751
Ngày cấp bằng
11/12/06
Số km
3,306
Động cơ
2,400,936 Mã lực

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Em đang Hòa Bình, gần xong việc thôi ạ.
Cụ Tập, cái gì biết rồi thì cần gì hỏi nữa? :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top